Vừa qua, sau bài “Nên tổ chức thi đại học như thế nào” được đưa lên “Phây”, một vài báo mạng đã đăng lại và nhận được nhiều hồi âm của bạn đọc.

    Ngoài những ý kiến ủng hộ, tôi cũng nhận được nhiều ý kiến phản đối, cho rằng nhiều học sinh chỉ có trình độ văn hóa trung bình nhưng khi dự thi đại học, họ vẫn đạt được những điểm số đáng nể như 18, 20, thậm chí 22 điểm và trúng tuyển vào những trường không phải thuộc “chiếu dưới”.

Tôi hoàn toàn không nghi ngờ những phản bác ấy, Nhưng xin được nói lại như thế này:

  1. Số các bạn được xếp loại văn hóa trung bình khi dự thi đủ  điểm vào đại học không nhiều, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, các trường cho điểm đánh giá học sinh rất “thoáng”, hầu như không có học sinh yếu, kém.

    Nếu bạn nào có điều kiện tiếp cận với các số liệu thống kê, xin công bố cho mọi người cùng rõ. (Giá như Bộ Giáo dục đừng bí mật cái phổ điểm thi đại học  hàng năm lâu thế thì đâu đến nỗi!)

2. Tôi đưa ra đề nghị yêu cầu học sinh muốn dự thi đại học phải được xếp loại học lực khá chính là để ngăn chặn tệ học lệch. Trong các trường hiện nay, không ít học sinh chỉ cốt học để dự thi vào đại học. Tất nhiên việc này được nhiều gia đình đồng tình, thậm chí còn tạo điều kiện. Mục đích giáo dục toàn diện, họ hoàn toàn không chú ý đến. Những học sinh này từ năm vào học lớp 10 chỉ chuyên chú vào 3 môn cần để dự thi đại học. Có những người, học giỏi 3 môn này, nhưng vì không chú ý học tập các môn khác nên không ít môn họ bị dưới điểm trung bình, nên bị xếp loại văn hóa trung bình. Nếu thi khối A, 3 môn toán, lý hóa có thể đều được 8 điểm trở lên, nhưng Văn, Ngoại ngữ, hay Lịch sử, Địa chỉ 5, 6 hoặc thậm chí dưới điểm 5. Các khối khác cũng thế cả. Thảm hại nhất là các môn như Lịch sử, Địa lý. Không ai dám nói là không cần những môn này, nhưng số học sinh thi khối C rất ít nên nhiều học sinh hầu như bỏ, không học. Trong nhà trường phổ thông, học lệch cũng là một biểu hiện không lành mạnh,  Nếu yêu cầu phải có học lực khá mới được dự thi đại học sẽ ngăn chặn được hiện tượng này.

2 BÌNH LUẬN

  1. Ở Miến Nam từ năm 1963 thi tuyển vào lớp
    Dự Bị Y Khoa (APM) thí sinh phải thi các môn:
    Văn,Toán,Lý, Hóa,Sinh Vật,Pháp Văn,Anh Văn,
    và Kiến Thức Tồng Quát.Bác Sĩ theo chữ nho
    là người phải biết mọi điều (Kim Cổ ,Đông Tây).Người xưa săp Nho,Y,Lý ,Số là thế.

  2. Chọn nghề quan trọng cả đời người.Không nên vì ý muốn của cha me,hay nghề danh giá ,kiếm nhiều tiền mà chọn.Phải có lòng yêu nghề ,khả năng thích hơp
    Nghề Y ;sau kỳ thi Tú Tài Sinh Viên phải thi:Văn(bài tự luận)
    Toán Lý Hóa Sinh ,Anh văn,Kiến thức Tổng quát ,chọn tù cao xuống thâp cho đủ số dự tuyển.Tuyệt Đối Không Cộng Điểm Ưu Tiên
    có thế trình độ Bác Sĩ Việt Mam mới bằng khu vực

Trả lời NGHUYÊNVĂNOÁNH Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here