55 năm trước, tôi học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Vào năm thứ hai, chúng tôi được học môn Giáo dục học. Hơn nửa thế kỷ đã qua, tôi không còn nhớ Thầy Nguyễn Lân dạy phần nào, chương nào của chương trình, nhưng hình ảnh của Thầy tôi mãi mãi không quên. Với vóc người nhỏ nhắn, mái tóc đã điểm bạc, bất kể trời nóng như đổ lửa tháng 6 hay cái nắng “rám trái bưởi” của những ngày cuối hè đầu thu, khi lên lớp, Thầy đều nghiêm chỉnh trong bộ com-plê đầy đủ áo gi-lê và cra-vát. Sau khi đặt cái cặp vào dưới bục, Thầy bước ra giữa sân khấu, nghiêm trang cúi rất thấp chào toàn thể hàng nghìn sinh viên đủ các khoa trong cái hội trường toàn bằng tranh tre nứa lá. Suốt buổi học, chúng tôi ai cũng ra sức phe phẩy cái quạt hoặc cuốn vở để đỡ cái ngột ngạt, Thầy vẫn say mê với bài giảng, giọng nói sang sảng, một tay với cái khăn nhỏ luôn lau mồ hôi trên khuôn mặt đỏ bừng. Thái độ nghiêm cẩn và tôn trọng sinh viên của Thầy đã cho tôi bài học theo suốt cuộc đời gần 40 năm đứng trên bục giảng. Sau khi Thầy đã về hưu, tôi thỉnh thoảng lại được đọc những bài báo viết về Thầy. Nhớ nhất là chuyện Thầy luyện tập để có thể tắm được nước lạnh (khi mà điện còn bị cắt liên miên, chưa có cái bình nóng lạnh, củi than còn phải mua theo tem phiếu thì việc này vô cùng quan trọng) trong những ngày đông tháng giá. Ý chí, nghị lực của Thầy và nhiều  người khác cũng đã cho tôi những tấm gương sinh động để tu thân.

Tôi đã mua và đọc nhiều cuốn Từ điển Thầy biên soạn cả những cuốn đươcj viết  khi Thầy đã về hưu. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp, tôi cũng đã phát hiện nhiều thiếu sót trong những cuốn sách đó,  tuy thế, những cuốn sách luôn luôn nhắc tôi một tấm gương làm việc miệt mài không để lãng phí thời gian. Tôi coi đây là kết quả của những năm tháng Thầy đã cao tuổi nhưng vẫn muốn góp chút công sức cho đời, không muốn sống những tháng năm nhàn rỗi “bèo dạt mây trôi”, Thầy vẫn muốn nêu tấm gương làm việc miệt mài ngay cả khi đã vào tuổi được nghỉ ngơi.

Việc xuất bản, gần đây lại còn tái bản những cuốn sách nhiều sai sót ấy không phải lỗi của Thầy. Tôi không muốn nói tới nguyên nhân mà nhiều người đã phân tích. Tới cái tuổi 90, người ta đâu còn đủ sáng suốt để quyết định những việc hệ trọng, nhất là khi không ít kẻ cơ hội luôn bám xung quanh để mong trục lợi.

Lỗi đầu tiên thuộc về những người con của Thầy, dù được Thầy nuôi ăn học đầy đủ, tất cả đều là những nhà khoa học, thậm chí còn nổi tiếng  nhưng họ đã thiếu thái độ khoa học khi để người cha đáng kính cho xuất bản, gần đây họ còn liều lĩnh cho tái bản những cuốn sách nhiều thiếu sót. Giá như họ chỉ cho in một số lượng nhỏ để ghi nhớ việc làm của người cha đáng kính rồi tặng bè bạn hay người thân của Thầy, việc làm này cũng có tác dụng động viên với người cao tuổi. Một trong những điều bất hiếu người xưa đã chỉ ra là con cái không biết khuyên cha mẹ làm những điều “không nên không phải” khi đã vào cái tuổi không còn được minh mẫn.

Lỗi tiếp theo là của những người chịu trách nhiệm xuất bản những cuốn sách ấy. Họ đã tắc trách khi thẩm định, biên tập để in ra những cuốn sách không nên có trên giá sách của nhiều người. Để có lương, để có việc làm, …  mà để cho những cuốn sách như thế xuất bản, họ không chỉ có lỗi với Thầy Nguyễn Lân mà còn có lỗi lớn với văn hóa nước nhà.

Thầy Nguyễn Lân không có lỗi. Xin phê phán những cuốn sách hoặc những người gây nên chuyện, càng không nên “chuyện nọ xọ chuyện kia”,  đừng xúc phạm tới người Thầy đáng kính của chúng tôi.

Và đây cũng là bài học cho tôi trước khi định “trình làng” một cái gì.

43 BÌNH LUẬN

  1. Tôi thường xuyên đọc trang ÔNG GIÁO LÀNG ,tôi học được rất nhiều điều hay lẽ phải ,cách đối nhân xử thế …Kính chúc ÔNG GIÁO LÀNG luôn mạnh khỏe và cố gắng mỗi tuần cỏ một bài.Xin chân thành cảm ơn ÔNG GIÁO LÀNG

  2. Đúng vậy. Sai có thể đáng trách, nhưng thái độ bao che, chạy tội, viện lý do “tại, bị, vì, bởi” không những đáng trách mà còn đáng khinh, không xứng đáng với tư cách người trí thức. Nếu như em, nếu em muốn tái bản, em sẽ cho mời 1 số người có uy tín biên tập lại cho cính xác. Sách vẫn để tên tác giả nhưng sẽ kèm theo tên của những người biên tập (sửa chữa). Một sách giáo khoa “hư” thì không thể gọi là “sách giáo khoa”.

  3. Người Việt ít có thói quen phản biện như người Phương Tây, đây là nguyên nhân làm xã hội không tiến bộ.Một phần là do thể chế chính trị, tâm lý nể nang những người nổi tiếng. Phải chăng bóng của những cây đa cây đề che tầm nhìn xa của nhiều người ?

  4. Một bác sỹ lỡ tay thì chỉ có thể làm một người chết. Một quyển sách viết sai thì giết bao nhiêu thế hệ. Các ông Lân Dũng, Lân Trung….có điều ấy kg? Họ biết quá đi chứ.

  5. Bên Pháp có một đại văn hào lấy từ điển gối đầu. “Nhà văn là nghệ sỹ của từ” (M. Gorki). Nói thế để thấy được từ điển ngon ngữ có vai trò cực kỳ quan trọng. Để sai sót là không thể chấp nhận được.

  6. Từ điển của GS có quá nhiều sai sót, trong đó có những sai sót không đáng có ở một giáo sư. Nhưng rất may đã được một cây bút trẻ khảo cứu kỹ lưỡng để điều chỉnh một cách đầy thuyết phục qua một công trình dày dặn hơn 500 trang. Tiếc rằng, công trình này lại không thuộc về Viện Ngôn ngữ hay nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp nào đó. Họ đã làm gì bao nhiêu năm qua?
    Và tiếc thay, các con của cụ Nguyễn Lân- những nhà khoa học có tên tuổi, chẳng những không lấy làm mừng vì ý nguyện của người cha đã có người thực hiện (“mong các độc giả dùng sách này vui lòng chỉ bảo cho”) mà lại coi đó là hành vi thất lễ, ném đá vào tiền nhân; chỉ biết bảo trọng danh dự cá nhân, không lấy chân lý học thuật làm trọng!

  7. Bọn mình là học trò của cụ Nguyễn Lân. Bố mình cũng là học trò của cụ hồi trước 1940. Một bậc thầy đáng kính trong giáo dục VN. Việc chỉ ra những sai sót trong một cuốn sách là việc bình thường. Tôn sư trọng đạo là đạo lý truyền thống của dân ta, đó lại là một chuyện khác. Nếu GS NL còn sống, cụ sẽ ko giận những ai đã phê bình sách của cụ đâu. Nhưng đúng là các con ko nên tái bản cuốn sách này của cha mình. Nếu tái bản, cần có sự hiệu đính cẩn thận.

    • Bác Vu Xuan Tuc: không biết bác dựa vào cơ sở nào để nghĩ là cụ Nguyễn Lân “sẽ không giận” vì trên thực tế khi cụ còn sống cụ đã “rất giận” người phê phán từ điển của mình (hiện nay những người đó còn sống). Bác có thể tham khảo vụ cụ Nguyễn Lân “chửi” cụ Huệ Thiên 3 lần rất nặng lời (chữ “chửi” là lời của cụ Huệ Thiên kể) vào những năm 90 khi cụ Huệ Thiên viết bài phê bình từ điển của cụ Nguyễn Lân. Ngoài ra cụ Nguyễn Lân còn gây áp lực, đòi các cơ quan xem xét lại tư cách của Huệ Thiên và làm cho chuyên mục “Chuyện Đông – chuyện Tây” do Huệ Thiên phụ trách bị đóng cửa vì “can tội” dám động tới “cây đa cây đề”. Đến nỗi, sau vụ đó Huệ Thiên cũng phải xóa luôn bút danh và đổi thành bút danh mới là An Chi. Cụ An Chi là nạn nhân rõ nét nhất và vụ việc đó được rất nhiều người hiện nay còn sống biết đến ở Hội Nhà văn TP.HCM như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Phạm Sĩ Sáu, Hàn Tấn Quang (chủ biên Kiến thức Ngày nay).

      Bác có thể kiểm chứng để hiểu rõ tinh thần cầu thị của cụ Nguyễn Lân, không hề giống như bác suy đoán!

      • Tôi là một người rất hâm mộ và kính trọng Cụ THỆN HOA .Cảm ơn BẠN đã cung cấp thông tin .

      • Tiểu Phi viết rất dúng. Đã vạch trấn cái giả dối của dòng họ Nguyến Lân. Riêng tô,i đọc bài đả Trương tửu của Nguyễn Lân (có đăng báo) mà tởm cho nhân cách đó!!! Chả kể chuyện cụ Huệ Thiên, cụ An Chi mà ngay gần đây, Nguyễn Lân Trung (con Nguyễn Lân) đã có thái độ rất không đáng có với cuốn sách của Hoàng Tuấn Công dù thân cũng là PGS, TS. Chuyện gì cũng có nhân, có quả. Chính vì những thái độ của Nguyến Lân như vậy nên mới đây thôi PGS, TS Nguyễn Lân Hùng Sơn (cháu gọi Nguyễn Lân bằng ông) đã ăn cắp tư liệu của mọi người đưa vào cuốn sách “Chim Việ Nam” của mình. Nhiều người đã đệ đơn kiện rồi đấy,….

        • Với dòng NL chỉ có thể tóm tắt một câu mà Hoàng Tuấn Công đã dùng “DĨ HƯ, TRUYỀN HƯ”!!!!!

  8. Nếu nghĩ rằng các học giả nói về các khiếm khuyết của cụ Nguyễn Lân trong việc biên soạn từ điền vì ghét hoặc vì muốn hạ bệ cụ thì là một sai lầm. Dẫu rằng cụ Nguyễn Lân soạn từ điển song rất cẩu thả, thiếu kiến thức cơ bản và thiếu sự tìm hiểu thấu đáo trong việc tra cứu. Tóm lại, hạ bệ dòng tộc được cho là “danh giá nhất” (sic) chuyên nghề bưng bô cho chế độ cũng không oan. Đã đến lúc những kẻ đưa cụ đi tàu bay giấy phải trả giá. Thế thôi.

  9. Cái đáng trách ở đây là các ông bà trong bộ giáo dục. Quản lý đang ở đâu.các con cụ đang ở đâu???

  10. Căn bệnh háo danh nặng lắm rồi bác ui. Với lại sách là tiền, nhiều tiền nữa là khác.

  11. Tôi nghĩ không ai xúc phạm nhà giáo Nguyễn Lân. Chỉ là chỉ ra những độc hại được bao che hơn hai chục năm qua nên chấm dứt không để tiếp tục di hại. Và liệu còn ai được giải thưởng nhà nước mà trình độ không tương xứng ? Tất cả các học trò của cụ Lân đừng dùng lý tình khác mà để cuốn sách sai sót như thế tiếp tục làm hại cho con cháu còn đang sống. Không nên nhập nhèm chuyện danh dự cá nhân cụ Lân với chuyện “quyển sách di hại” cần đuọc công bố thu hồi. Đó là vì mọi người, và cũng không hề xúc phạm nhà giáo Nguyễn Lân.

  12. Một cuốn từ điển sai sót thảm họa, tác giả là cha ông cùa nhiều giáo sư tiến sỹ trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Cần phải xem lại trình độ của các giáo sư trong đại gia đình giáo sư này.

  13. Tiếng Việt là của cải nghìn đời của dân tộc Việt Nam. Trao truyền tiếng Việt là công việc của các nhà văn hóa, cốt lõi là các bậc làm thầy. Từ điển là khuôn thước để định dáng tri thức cho muôn người. Đúng là sai một ly, đi một dặm. Một cuốn sách với kiến thức sai lệch tạo mầm họa cho thế hệ sinh sau. Mỗi người một sách, thày ai nấy theo thì còn đâu là ngôn ngữ quốc gia. Sách được tái bản, nghĩa là đời sống đang cần. Tái bản cả cái sai là hại đời và hại người lúc đầu sai ít chưa chịu sửa. Vì nể mà bỏ qua sai lỗi, giờ có người muốn sửa sai thì coi như chuyện thị phi. Thuế dân vẫn mất, danh tính Cơ quan vẫn hiện tồn, vậy chuyện đúng sai có là trách nhiệm. Dân mất tiền mua để lấy ” chữ thánh hiền”, mua phải vàng thau lẫn lộn, tiền thì người nhà thầy bỏ túi. Đạo đức là phải làm rõ cái gì sai mà sử đi. Ngậm miệng chẳng lo người đời chua chát: rõ là vô dụng, đúng chẳng lấy lời mừng, sai không hạ lời can.

  14. voi tuoi 90 cu Nguyen Lan con soan 1 cuon tu dien hang ngan trang , trong khi nghien cuu do can ca hang chuc nguoi , la mot dieu dang ne phuc , tuoi da gia , bien soan 1 minh lam sao tranh khoi thieu sot , khong nen trach . biet rang lam van hoa ma thieu sot la di hai hang bao the he con chau mai sau . nhung loi ban dau la do co che cua che do : cong than , gia tuoi dang , co hoc vi trong mot che do hoc vi khong nhieu thoi diem do , chinh sach tra cuu truy tam chi dat trong tam vao chinh tri , bo giao duc thi toan thang ngu dieu khien , trinh do khong du , lam sao ma nhan xet phe binh ,danh gia mot khao cuu cong phu duoc , gia dinh cu Lan tuy la khoa bang , nhung khoa bang xhcn thoi bay gio nen cung chua du tam nhan thuc de nhan ra sai trai cua cha minh , chua ke tinh hao danh no ro khi dat nuoc kinh te kha hon ma cs dang di theo con duong tu ban , tra hinh doi ten la doi moi theo kinh te thi truong dinh huong xhcn . a dua theo che do , cong them loi nhuan , cac nha xuat ban nham mat in bua . cuoi cung la dam hau due con chau lanh du , can cam on nha khao cuu tim ra diem sai sot , chinh sua lai , cuu vot the he con chau sau nay.

    • Thưa nick dong tham: khi đưa ra ý kiến, nên dùng tiếng Việt có dấu để tôn trọng người đọc ạ.

  15. “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”.
    Soạn sách sai, nhất là soạn và phát hành dài dài từ điển tiếng Việt sai là làm tổn hại đến nguyên khí quốc gia vì cái sự “Dĩ hư, truyền hư” khiến cho tiếng Việt mất đi cái trong sáng cần có, vốn có của nó.
    Hoàng Tuấn Công với cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” của mình đã làm được một việc mà bấy lâu nay các bậc được coi là trí thức cõi Việt hôm nay và cũng đã từng được coi là “nguyên khí quốc gia” một thời (hỗn tạp) đã không thể và không dám làm. Họ cũng coi cái danh GIÁO SƯ tự phong của NL như một tượng đài bất khả xâm phạm. Cái đám trí thức ấy, cái đám từng được coi là “nguyên khí quốc gia” ấy không đáng một phần nhỏ so với cái mà Hoàng Tuấn Công đã làm qua cuốn sách của mình.
    Hỡi các vị làm nghề văn, làm nghề ngôn ngữ học và tiếng Việt học,… hãy lên tiếng ủng hộ việc làm của Hoàng hàn sỹ để dẹp bớt cái nạn “dĩ hư truyền hư” trong ngôn ngữ tiếng Việt, để tiếng Việt ta luôn trong sáng hơn và để khỏi hổ danh mình đã từng được coi là một bộ phận của “nguyên khí quốc gia”!!!

  16. Bình luận:Ông Nguyễn Lân là người đấu tố GS Trương Tửu và Triết gia Trần Đức Thảo trong vụ Nhân Văn GP , đọc những bài báo này cuả Ô.Nguyễn Lân trên báo ND thật đáng kinh tởm cho nhân cách cuả một người Thầy

    • Về sau có người hỏi ông vì sao lại đấu tố hai giáo sư kia thì ông trả là làm theo chỉ thị cấp trên. Ối dào, không biết nói sao đây khi đây là “nhà giáo” ?

  17. Tôi không đồng ý với câu: thầy Nguyễn Lân không có lỗi. Quan điểm của tôi là: công ra công mà tội ra tội.

  18. Thẩm định khoa học không thể căn cứ vào địa vị, hoặc tình cảm riêng tư với tác giả của công trình nghiên cứu.

  19. Cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân làm là quá sức của mình Biên soạn tự điển là hệ trọng .Việc này nên làm tập thể để hội tụ trí tuệ nhiều bậc danh tài về học thuật trong cả nước . Lẽ ra cụ NL cần sưu tập các bộ tự điển có từ trước tới nay kể cả từ điển của mấy ông giáo sĩ khởi thủy của quốc ngữ cho đó cho đến nay . Sau đó biên tập lại và sửa sang, làm mới thật công phu tỉ mỉ để thật dầy đủ các ngôn ngữ tiếng việt ở các vùng miền đều phản ánh trong cuốn sách này Với uy tín của cụ thì cụ đứng tên tổng biên tập thì vừa ích nước vừ lợi nhà để” lưu danh muôn thuở “. Nếu quả thực như mấy nạn nhân của cụ nói ra việc cụ chửi người khác thì như vậy Đạo Thánh hiền của cụ chưa tròn nênì tâm thế ấy của cụ khiến cụ đã làm cụ trở thành “ghi xú vạn niên” – Thật uổng cho cụ quá âu là luật quả báo . Nếu tâm quang sáng thì sao nên nỗi này
    .

  20. Tôi học tập không cùng hệ với anh GL( Đai học SP ở Saigon) nhưng tôi phục anh vì cái tâm và cái tài. Gần đây, đọc sách của HTC phê bình về cụ NL tôi thì thấy …bình thương. Vậy mà sao gia đình cụ ấy ” nổi sùng” lên dữ vaayj ? Có lẽ các ông ấy bị bệnh SỈ ( dấu hỏi) nặng quá chăng ?

  21. Dư luận rùm beng tranh cãi nhặng xị về bộ Từ điển của cụ Nguyễn Lân là khởi nguồn từ khi anh nông dân Hoàng Tuấn Công viết phê bình và khảo cứu cuốn của cụ được NXB Hội nhà văn đưa ra công chúng. Tại sao trước đó không ai có ý kiến gì, có thể chưa có người tâm huyết chăng và có thể có người biết nhưng không dám vì cái bóng của Nguyễn Lân quá lớn chăng? – Tôi là người ít học, nhưng tôi nghĩ đã là Từ điển phải chuẩn mực, vì có là mẫu mực mới có tác dụng, một người biên Từ điển chưa chắc đã hoàn hảo, thế mới có người Chủ biên, người chỉnh sửa, công của cụ Nguyễn Lân thì không ai phủ nhận, nhưng cụ Nguyễn Lân cũng là người, mà đã là người thì ai chả có lúc háo danh, đố kỵ và ganh ghét, chỉ có nhiều hoặc ít thôi, nhưng chỉ tiếc cho các con của cụ, toàn là trí giả cả mà lại có đủ hàm nọ danh kia mới khiếp chứ… Tôi rất tâm đắc với Nếp nhà mà ông Nguyễn Thế Thịnh trưng ra vừa rồi.

  22. 1. Trước đó, Lê Mạnh Chiến đã có nhiều bài báo chỉ rõ những thiếu sót trong các cuốn Từ điển của Thầy nhưng không được chú ý/
    2. Các con của Thầy tài trí ra sao tôi không dám đánh giá. Nhưng phải biết, họ đã gặp cơ hội, gặp may mắn rất nhiều để có được những cái danh ấy. Tiếc là họ không chịu hiểu.

    • Bác nói quá đúng, tôi đọc lại tiểu sử cụ Lân có điều lạ bảy anh con trai đều lấy tên cụ làm tên đệm, không hiểu cụ Lân thâm hiểu nho ngữ thế nào nhưng lây tên cha lót đường cho con thì chắc chắn sự nghiệp của các con cụ Lân đều can thiệp để được như ngày nay. Đặc biệt là các con không ai đi bộ đội bảo vệ tổ quốc .Còn về tài năng của các anh Lân con thì có anh Dũng khuyến khích nuôi hải ly Trung quốc phát triển kinh tế gia đình và anh Trung là hợp xướng viên của U23 Việt nam. Thật cảm động khi anh Dũng dành những lời có cánh cho cha như là anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi vậy.

  23. Ong giao su fake nay noi that la tu cach cung khong duoc on lam.Ngay truoc,khi con ong ay la Nguyen Lan Tuat hoc ben Nga roi o lai lay vo nguoi Nga ,ong ta so bi lien luy nen da len gap ong Ta Quang Buu -bo truong Bo Giao duc thoi bay gio-de xin cat dut quan he cha con.Chi vi viec con cua minh lay vo nguoi nuoc ngoai-la chuyen bi cam luc bay gio-ma tu ca mat con thi …???Noi chung la nhan cach rat co van de chu khong nhu moi nguoi bi lam tuong bao nam nay.Chinh vi vay nen hai ong Hue Thien va Le Manh Chien da chi ra nhung cai sai rat ngo ngan trong may quyen sach ma ong ta bien soan nhung cung do ap luc cua gioi hoc gia fake ma bao nam nay moi chuyen bi roi vao quen lang,rat thiet thoi cho cac the he hoc sinh chang may dung phai sach cua ong ta.

  24. Những người thẩm định mà biết hết được cái đúng cái sai để hiệu chỉnh giúp cho Nguyễn Lân thì tượng đài NL sụp đổ từ lâu rồi ông giáo ạ.
    Cái. Chính là cụ ấy cũng đam mê danh vọng, các con cụ ấy cũng vậy.

  25. Tôi vừa trung tuổi, đọc bài viết của cụ thấy rất sâu sắc, nhân văn. Tôi đồng tình với cụ về việc thể chế không quan trọng bằng lo cho cuộc sống của người dân.

  26. Tôi đã đọc và có còm mấy lời nhưng hình như bị xóa,mặc dù không viết tục chửi thề.Có thể ông Giao cũng không thích ai trái ý ông.Đó là bệnh của các rận sỹ.

    • Được dạy dỗ tử tế, tôi luôn tôn trọng các ý kiến khác biệt, không có thói quen ưa nịnh và sợ những lời trái tai. Tôi xóa một cmt của ông trong bài Tâm linh hay tâm thần vì nó được gửi tới 2 lần. Đơn giản thế thôi.

  27. Về học thuật thì đóng góp của cụ Lân cho đất nước là không bàn cãi, tuy nhiên tính cách của cụ đã truyền lại cho anh Trung đã phần nào ảnh hưởng tới truyền thống gia đình khi mà tên con lấy tên bố làm đệm.

  28. Thế hệ các ông thích ông này dạy, có cảm tình thì cứ ngồi mà tự phong cho nhau.. Đừng lôi cái danh hiệu GS vào làm gì.. Thứ hai ông này viết sách sưu tầm của người khác nhưng cũng sai rất nhiều, tài liệu không xứng đáng dc in nhiều lần và làm khảo cứu cho người việt.. Nên đừng đưa cảm tính của lớp người như ông vào nhận xét thế hệ trẻ phải noi theo con người hám danh, bất tài giả tạo này

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here