Đại phu Cao Dương Ứng đời Tống muốn xây dựng một ngôi nhà bèn cho người tới ấp phong của mình chọn tìm gỗ. Khi gỗ được vận chuyển về tới nơi, ông bèn tìm một hiệp thợ,  giục họ chọn ngày khởi công.

Hiệp thợ nhìn thấy những cây gỗ đều lắc đầu, một người trong bọn nói:

–         Trước mắt chúng tôi chưa thể khởi công được, những cây gỗ này mới chặt hạ, còn rất tươi, khi chịu lực nhà dễ bị biến dạng. Chỉ nhìn thoáng qua, so với việc dùng gỗ đã khô, thì dùng gỗ tươi cũng  không khác nhau nhiều lắm, nhưng sau một thời gian, nhà làm bằng gỗ tươi dễ bị đổ.

Không chịu nghe lời những người thợ, Cao Dương Ứng cười nhạt:

–         Ý của các ông là gỗ tươi, khi chịu lực dễ biến dạng, đúng không? Nhưng ta không nghĩ như thế, gỗ tươi khi khô sẽ cứng hơn, đất khô sẽ nhẹ đi.  Sau khi làm nhà xong, dùng một thời gian ngắn, gỗ và đất đều khô đi. Ngôi nhà có gỗ thì cứng thêm, đất thì nhẹ đi, làm sao có thể đổ được?

Hiệp thợ không biết nói thế nào, vì họ chỉ có kinh nghiệm thực tế, những ngôi nhà làm bằng gỗ tươi có tuổi thọ không cao. Không thể giải thích cho người chủ hiểu, họ đành phải nghe theo lời của Cao Dương Ứng. Sau khi đã phải khắc phục rất nhiều khó khăn, trở ngại, ngôi nhà được dựng theo kích thước và những  cách thức hoàn hảo nhất.  Một thời gian sau, ngôi nhà hoàn thành.

       Ngày khánh thành, Cao Dương Ứng vô cùng đắc ý, vì ông ta đã có được ngôi nhà mới đẹp đẽ ngoài dự đoán của nhiều người và cho rằng đây là kết quả của việc dùng trí tuệ thuyết phục được hiệp thợ. Nhưng chẳng bao lâu, ngôi nhà mới của Cao Dương Ứng đã xuất hiện những hư hỏng, càng ngày càng thấy nghiêng lệch. Niềm vui chưa được bao lâu, ông đã phải lo buồn. Ông lo sợ sẽ có sự cố, lo sẽ phải dời khỏi nhà.

3 BÌNH LUẬN

  1. Lý thuyết chắc chắn không phải là tất cả, kinh nghiệm lại càng không phải là tất cả ! Đây là hai phạm trù nhận thức khác nhau, không nên đem chúng ra so sánh. Cũng như câu tục ngữ : ” Cái nết đánh chết cái đẹp “. Cái đẹp nó có tội tình gì mà ” đánh chết ” nó ? Ai cho phép ” cái đẹp ” quyền được ” đánh chết ” những cái không giống mình ?

  2. Mỗi câu chuyện đều có nghĩa thực và nghĩa bóng …..nghĩa thực như câu chuyện, còn nghĩa bóng là lý thuyết mà chưa được kiểm nghiệm, chưa được thực chứng mà đã cố tình áp dụng vào xã hội thì nó sẽ chỉ là một cuộc thí nghiệm cho dân tộc…..

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here