Hai chàng thanh niên, cuộc sống có nhiều điều không được như ý, họ cùng đến hỏi ý kiến sư phụ:

– Thưa thầy, chúng con trong công việc thường bị mọi người chèn ép, trong lòng rất buồn, xin thầy cho biết, chúng con có thể từ bỏ công việc hiện nay không?

Sư phụ nhắm hai con mắt, hồi lâu mới nói ra năm chữ:

–         Chẳng qua vì bát cơm.

 Nói xong xua tay, ý bảo hai người về đi. Hai chàng đều chưa hiểu thầy muốn nói gì.

Về đến công ty, một người đã nộp đơn xin thôi việc  cho ông chủ, trở về làm ruộng, không làm việc gì khác.

Thời gian trôi nhanh, thấm thoắt đã mười năm. Người về làm ruộng không ngừng cố gắng, đã trở thành một nông dân thực thụ. Người kia ở lại công ty, cũng không mắc sai lầm, do nhẫn nại, nỗ lực học tập, không ngừng vươn lên, dần được coi trọng trở thành người quản lý.

Một hôm, hai người gặp lại nhau.

– Anh vì sao lúc ấy không nghe lời sư phụ? Sư phụ đều cho chúng ta năm chữ “Chẳng qua vì bát cơm”. Tôi vừa nghe đã hiểu, chẳng qua chỉ vì một bát cơm, làm sao phải chịu khổ ở công ty. Cho nên thôi việc về sống cuộc đời tự do tự tại.  Người nông dân  nói.

Nhà quản lý cười cười:

–  Tôi nghe sư phụ nói “Chẳng qua vì bát cơm”, vừa thấy nhục, vừa thấy khổ, nhưng tôi  cần bát cơm ăn nên  ông chủ bảo làm gì, tôi làm cái ấy,  không so bì thiệt hơn, tị nạnh với người khác. Làm như thế có trái ý của sư phụ không?

Hai người lại cùng đến gặp sư phụ, ông  đã  già  lắm rồi, nhưng vẫn mở to đôi mắt, lát sau, lại đáp lại bằng 5 chữ:

– Chẳng qua hiểu khác nhau.

Hai chàng trai liệu có hiểu?

3 BÌNH LUẬN

  1. Thày dạy 1 câu, học trò hiểu 2 ý và cả 2 đều thành công. Hai hành động do 2 cách hiểu khác nhau tưởng là hiểu khác nhau nhưng lại là cùng 1 lời huấn thị:
    Chỉ là vì bát cơm! Hãy có lựa chọn riêng mà cố hết sức mình vì nó!

Trả lời CAD Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here