Khi công  tử Trọng Nhĩ nước Tấn lưu vong  từng chạy qua nước Sở. Sở Thành Vương đối với Trọng Nhĩ rất thân tình, đối xử với ông ta bằng lễ đối với vua một nước.

Một lần, khi mở yến hội trong buổi đi săn, Sở Thành Vương hỏi Trọng Nhĩ:

–         Công tử sau này nếu trở về làm vua nước Tấn, sẽ đối xử với tôi như thế nào để báo đáp?

Trọng Nhĩ nghĩ đi nghĩ lại, trả lời:

–         Nếu nói về nô lệ, bảo ngọc hay tơ lụa, quý quốc cái gì cũng rất nhiều, nếu nói da thú, lông chim thì đó là đặc sản của quý quốc. Tôi lấy cái gì để báo đấp đây?

Sở Thành Vương cười nói:

–         Không phải là những thứ đó. Ngài cứ thử nghĩ xem, còn cái gì có thể báo đáp được?

Trọng Nhĩ cân nhắc một hồi, mới thật thà nói:

–         Nếu có thể nhờ vào uy vọng của ngài để về nước, nguyện cùng quý quốc làm bạn cho đến trăm năm để cho trăm họ được an cư lạc nghiệp. Vạn nhất hai nước có giao chiến, tôi xin lùi lại ba xá. Đó chính là để báo đáp vậy!

Đại tướng của nước Sở là Tử Ngọc nghe nói, biết Trọng Nhĩ không phải là người thường, về sau có thể trở thành hậu họa cho nước Sở, nên đề nghị với Sở Thành Vương nên sớm giết ông ta. Sở Thành Vương không đồng ý. Về sau, Trọng Nhĩ được Tần Mục Công giúp đỡ về nước Tấn làm vua, đó chính là Tấn Văn Công. Ông toàn tâm toàn ý trị nước, nước Tấn dần trở nên hùng mạnh.

Lúc đó, nước Sở đang không ngừng mở rộng thế lực, thường xâm phạm các nước khác. Năm 633 trước CN, nước Sở mượn cớ nước Tống theo nước Tấn, triệu tập quân đội các chư hầu Trần, Thái, Trịnh đánh nước Tống. Tống Thành Công cử người đến nước Tấn cầu viện. Tấn Văn Công triệu tập quần thần bàn bạc cách xử lý việc này.

Đại tướng quân Tiên Chẩn, nói:

–         Bây giờ, đối địch với nước Tấn chỉ có nước Sở, chúa công muốn thực hiện nguyện vọng làm bá chủ các chư hầu thì nhất định phải đánh bại nước Sở.

Hồ Yểu nói:

–         Nước Sở vừa mới lôi kéo được nước Tào, lại vừa kết thông gia với nước Vệ. Bây giờ là lúc ba nước ấy có quan hệ rất chặt chẽ, Tào và Vệ lại là kẻ thù của Chúa công, chúng ta xuất quân đánh hai nước ấy, nước Sở nhất định sẽ đến cứu, như vậy, vòng vây nước Tống sẽ được phá, mối thù của chúng ta cũng được báo, khác gì nhất cử lưỡng tiện vậy?

Ý kiến này được sự tán đồng của mọi người. Tấn Văn Công quyết định đánh hai nước Tào và Vệ.

Năm 632 trước CN, Tấn Văn Công đánh bại nước Tào và nước Vệ. Trước đó, ông ta đã bị hai nước này làm nhục.

Sở Thành Vương nghe nói nước Tấn liên tiếp đánh hai nước Tào và Vệ, sợ đại tướng Tử Ngọc cầm quân ở bên ngoài gặp rủi ro, cho người gọi ông ta đưa quân về, nói với ông ta:

–         Trọng Nhĩ bôn ba đã 19 năm, nay ông ta đã ngoài 60 tuổi. Trải qua nhiều khổ ải, ông ta có quá nhiều kinh nghiệm, chúng ta đánh, ông ta có thể chiếm thế thượng phong, hãy tránh ông ta đi, mau trở về.

Tử Ngọc không nghe, cử người về tâu với Sở Thành Vương:

–         Nước Tấn sớm muộn sẽ lấy được, xin Chúa công chờ cho mấy ngày nữa. Tối nhất định thắng lợi rồi trở về gặp ngài. Nếu quân của tôi gặp quân nước Tấn, nguyện quyết tử chiến. Nếu thất bại, tôi chịu xử theo quân luật.

 Để xưng bá ở Trung Nguyên, Tấn Văn Công cho người liên lạc với nước Tần và nước Tề, mời họ giúp đánh bại chư hầu “Sở man” của Trung Nguyên, một mặt buộc hai vua của nước Tào và nước Vệ tuyệt giao với nước Sở. Hai nước Tào và Vệ không biết làm thế nào, tuân mệnh viết một phong thư tuyệt giao với Tử Ngọc. Tử Ngọc vốn định dùng Tào và Vệ để đánh Tấn, nhận được thư tuyệt giao, giậm hai chân kêu:

–         Lão tặc! Lão tặc! Hôm nay ta quyết sống chết vói ngươi!

Rồi hạ lệnh rút quân từ nước Tống, hướng về quân Tấn quyết tính sổ với Trọng Nhĩ.

Hai quân gặp nhau, đại tướng Tiên Chẩn trung quân của quân Tấn lập tức khai chiến. Hổ Yểu ngăn lại:

–         Trước đây, Chúa công đã nói với vua Sở, nếu hai nước giao chiến, nước Tấn sẽ lùi ba xá. Chúa công không thể thất tín với Trung Nguyên, cũng không thể thất tín với nước Sở.

Toàn bộ tướng sĩ đều phản đối:

–         Không được! Vua nước Tấn sao có thể lui trước thần tử của nước Sở được?

 Hồ Yển nói:

–         Chúng ta không thể quên việc vua Sở đã đối đãi với Chúa công như thế nào. Lui ba xá là biểu thị tình cảm với vua Sở, chứ không phải là lui trước Tử Ngọc. Mang quân ra trận, có lẽ phải mới có thể không sợ gì, không hợp đạo lý thì tinh thần quân sĩ sẽ giảm sút. Họ sai trái, chúng ta có lẽ phải, bước vào trận đánh tất chúng ta sẽ có lợi.

Các tướng sĩ không nói gì nữa, Tấn Văn Công truyền lệnh tất cả lui quân.

Sau khi quân Tấn lui 90 dặm, tức là vừa đúng ba xá, đóng quân hạ trại ở Thành Bộc (nay là tây nam thành Quyên, Sơn Đông), binh mã của nước Tần, nước Tề, nước Tống trước sau cũng tập trung ở đây. Việc lui quân của Tấn khiến Tử Ngọc cho rằng vì sợ quân Sở. Một đại tướng của Tử Ngọc khuyên ông ta:

–         Vua nước Tấn phải tránh một đại thần của nước Sở, chúng ta thế là đã vẻ vang lắm rồi. Đại tướng cần sớm cho rút quân về, tôi nghĩ không thể cố chấp, thấy phải thì làm!

Tử Ngọc trả lời:

–         Bây giờ rút quân đã muộn, chi bằng phải đánh thắng mới có thể thưởng công phạt tội.

Vì thế, quân Sở tiến công, chẳng mấy chốc đã đến Thành Bộc. Tiên Chẩn giả vờ thua. Dưới con mắt Tử Ngọc, quân Tấn không đáng sợ, phạm phải sai lầm khinh địch, bất chấp đã từng bị truy đuổi trước đây.

Tiêu Chẩn dụ quân Sở tới một nơi mai phục sẵn, rồi bất ngờ xông ra, chia cắt đường rút của quân Sở. Tiên Chẩn giết được bảy tám vạn quân Sở rồi rút quân. Tấn Văn Công thưởng cho  Tiên Chẩn, phủ dụ các tướng sĩ, cho thả người nước Sở, không giết bừa bãi, khỏi phụ tình nghĩa của vua Sở trước đây. Đó gọi là để phòng xa, sau này có thể giao hảo với nước Sở.

Quân Tấn liên hợp với quân Tề, Tần, Tống đánh  bại được quân Sở, tướng Sở là Tử Ngọc xấu hổ phải tự sát.

Sau khi Tấn Văn Công thắng lợi, Chu thiên tử cho người tới úy lạo quân đội các nước. Tấn Văn Công chiêu đãi sứ thần, ký minh ước với các chư hầu ở Tiễu Thổ (nay là Nguyên Dương, Hà Nam), chính thức làm bá chủ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here