ĐÔNG HÁN

(năm 25 – năm 220)

 

Những cải cách của Vương Mãng bỏ cái cũ nhưng không thích hợp mang lại nhiều khó khăn, kết quả là khởi nghĩa nông dân đại quy mô bùng phát. Mùa hạ năm 25, Lưu Tú, tông thất họ Lưu chính thức xưng đế, một lần nữa thiết lập sự thống trị của triều Hán. Vua kiến đô ở Lạc Dương, sử goi là Đông Hán (năm 25 – năm 202).

Việc kiến lập vương triều Đông Hán có sự giúp sức đắc lực của cường hào địa chủ, đối với họ, Lưu Tú áp dụng những chính sách  ưu đãi về chính trị và kinh tế. Lưu Tú đã nhiều lần hạ chiếu giải phóng nô tì của các quan, hạn chế chủ nô tì bạo ngược, hạ chiếu kiểm tra số lượng hộ khẩu và ruộng khai hoang, ở một mức độ nhất định đã hòa hoãn được  vấn đề bao chiếm ruộng đất và vấn đề nô lệ ở cuối thời Tây Hán. Ông còn tăng cường trung ương tập quyền, điều chỉnh chính sách kinh tế, phát triển sản xuất, dưỡng sức dân, có tác dụng tích cực trong việc khôi phục đất nước. Hán Minh Đế, Hán Chương Đế đều kế thừa những công việc của Lưu Tú, tiếp tục thúc đẩy kinh tế Đông Hán phát triển. Khoa học, kỹ thuật, văn hóa của Đông Hán có tiến bộ lớn, như việc cải tiến kỹ thuật làm giấy, xuất hiện xe nước trong nông nghiệp, … Để tăng cường sự thống trị về tư tưởng, vương triều Đông Hán ra sức đề xướng Nho học. Ngoài ra, Đạo giáo phát triển trở lại, Phật giáo cũng bắt đầu truyền vào Trung Quốc.   

Từ đời Hán Hóa Đế, các Hoàng đế Đông Hán đều còn nhỏ tuổi, ngoại thích và hoạn quan thay thế nắm chính quyền. Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực này khiến cho vương triều Đông Hán ngày càng suy bại. Đến thời kỳ Hán Tuyên Đế, Hán Linh Đế, mức độ mục nát đã dến mức không thể cứu chữa, khiến cho nhân dân lại không còn đường sống. Năm 184,  cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân thanh thế ngút trời do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ, đánh một đòn chí mạng vào vương triều đang thoi thóp. Sau đó là loạn Đổng Trác, Hán Hiến Đế trở thành bù nhìn chỉ có danh, Đông Hán thực ra đã mất, chỉ còn lại trên danh nghĩa. Năm 196,  Tào Tháo đón Hán Hiến Đế đến huyện Hứa, ép thiên tử lệnh các chư hầu. Năm 220, Tào Tháo chết, con là Tào Phi phế Hán Hiến Đế, lên ngôi xưng đế.

 

BẢNG THẾ HỆ CÁC ĐẾ VƯƠNG

 

Quang Vũ Đế Lưu Tú           (25 – 57)

Minh Đế Lưu Trang              (58 – 75)

Chương Đế Lưu   Huyễn   (76 – 88)

Hòa Đế Lưu Triệu                (89 – 105)

Thương Đế Lưu Long (106)

An Đế Lưu Khô           (107 – 125)

Thuận Đế Lưu Bảo               (126 – 144)

Xung Đế Lưu Bính               (145)

Chất Đế Lưu Toản               (146)

Hoàn Đế Lưu Chí         (147 – 167)

Linh Đế Lưu Hoằng              (168 – 189)

Hiến Đế Lưu Hiệp                (190 – 220)     

 

CÁC SỰ KIỆN LỚN           

 

Năm 25  Lưu Tú kiến lập Đông Hán

Năm 73   Ban Chiêu lần đầu tiên đi sứ Tây Vực

Năm 88  Hán Hòa Đế lên ngôi, Đậu Thái hậu vào triều, bắt đầu ngoại thích chuyên quyền. 

Năm 105  Thái Luân trên cơ sở kỹ thuật làm giấy của đời trước, cải cách và phát triển kỹ thuật làm giấy.

Năm 132  Trương Hoằng chế tạo máy báo động đất, có thể xác định phương hướng động đất.

Năm 167   Sự kiện Đảng cố lần thứ nhất.

Năm 169   Sự kiện Đảng cố lần thứ hai, Lý Ưng, Phạm Bảng bị giết.

Năm 184   Trương Giác lãnh đạo quân khởi nghĩa Hoàng Cân.

Năm 189   Đổng Trá đến Lạc Dương.

Năm 190   Châu Quan Đông khởi binh chống Đổng Trác.

Năm 192   Tư đồ Vương Doãn dùng kế khiến Lã Bố giết Đổng Trác.

Năm 196   Tào Tháo đón Hán Hiến Đế dời đô đến Hứa Xương.

Năm 200   Trận Quan Độ, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu.

Năm 207   Lưu Bị đến Long Trung thăm danh sĩ ẩn cư Gia Cát Lượng.

Năm 208   Trận Xích Bích, liên quân Tôn Quyền, Lưu Bị đại phá Tào Tháo.

Năm 214   Lưu Bị chiếm Ích Châu.

Năm 219   Đông Ngô chiếm Kinh Châu, Quan Vũ thua ở Mạch Thành.

Năm 220   Tào Tháo chết, Tào Phi xưng đế, quốc hiệu Ngụy. Đông Hán mất.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here