Tôi đã có một bài viết dưới tiêu đề “Trước hết phải cải cách con người” đề nghị trước khi tiến hành các cuộc đổi mới trong giáo dục lần này,  hãy làm công việc đầu tiên là chấn chỉnh đội ngũ cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương và giáo viên tất cả các trường. Qua hocthenao.vn, tôi đã được đọc bài phỏng vấn giáo sư Đinh Quang Báo, ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục của nhà báo Hồ Ngọc. Như vậy việc chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục vào năm 2015 không phải là dự báo mà đang trở thành hiện thực. Không có nhiều hiểu biết về lý luận, nhưng đã trải qua những cuộc cải cách trước đây và cũng đã chứng kiến sự không thành công của những cuộc cải cách này, xin có vài ý kiến với các nhà cải cách.

1. Trước hết, để tránh thất bại, trước khi nghĩ đến triết lý, rồi chương trình, sách giáo khoa, xin các nhà cải cách hãy làm một cuộc điều tra nghiêm túc về thực trạng của học sinh hiện nay. Nhìn hình thức, nhu cầu học tập của con em nhân dân hiện rất cao, các trường học kể cả đại học đều mọc lên như nấm, trường nào cũng đông học sinh, mà hình như vẫn chưa thỏa mãn được yêu cầu. Nhưng đó chỉ là bên ngoài. Cần phải điều tra để biết, hiện có bao nhiêu phần trăm học sinh muốn HỌC, muốn mở rộng hiểu biết, muốn vươn tới tầm cao của tri thức, và có bao nhiêu phần trăm học sinh thích ĐI HỌC, nghĩa là chỉ muốn thóat khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ, muốn tham gia những hoạt động như picnic, hội thi, muốn có nhiều bạn chơi, bao nhiêu phần trăm học sinh đến trường hiện nay vì không có việc làm, cha mẹ không có thời gian quản lý, sợ con hư hỏng đành đưa con tới trường như một dạng nhà trẻ dành cho tuổi đã lớn (tất yếu sẽ đào tạo ra lớp người lớn nhưng chưa trưởng thành như dư luận đã cảnh báo mới đây), bao nhiêu phần trăm người học (nhất là ở bậc đại học) chỉ nhằm thỏa mãn thói sĩ diện hão. Những học sinh chỉ thích ĐI HỌC và học bất đắc dĩ  này chắc không ít, nhất là ở các trường dân lập trung học và đại học.

Tôi không dám nghi ngờ các nhà cải cách trước đây về tài năng, nhưng chắc là họ còn thiếu thực tế. Đề nghị những người tham gia vào cuộc cải cách lần này không nên vừa lòng với những báo cáo, thống kê của các cấp quản lý giáo dục, phần lớn đều là sản phẩm của dối trá hay những người giàu trí tưởng tượng, cần phải đến từng trường phổ thông, trường bình thường,  nhất là ở vùng sâu vùng xa, chứ không phải trường chuyên lớp chọn, trực tiếp dạy, tiếp xúc với học sinh một thời gian để hiểu đối tượng tiếp thu những cải cách. Người thầy giáo khi lên lớp, không nắm vững đối tượng chắc chắn tiết dạy sẽ thất bại, nói gì đến các nhà cải cách đang phải đảm đương một công việc vô cùng to lớn.

2. Sau khi có kết quả điều tra, sẽ xác định cải cách nhằm phục vụ đối tượng nào. Những người thích HỌC, hay những người chỉ thích ĐI HỌC.

Nếu để phục vụ đối tượng HỌC, thì trước hết, trong khoảng 10  năm, cần đưa chất lượng chuẩn vào nhà trường, thanh toán triệt để hiện tượng ngồi nhầm lớp. Lần lượt từng năm một, chỉ cho những học sinh đủ trình độ lên lớp. Bỏ ngay những chỉ tiêu, những cuộc vận động, những đợt thi đua chỉ dung dưỡng cho thói gian dối. Sau 3, 4 năm ở từng cấp học, chúng ta sẽ có những học sinh “chuẩn”. Những cải cách chỉ có thể thành công đối với những học sinh này.

Trong 9 năm, nhanh chóng xây dựng những trường dạy nghề có chất lượng. Đây cũng là thời gian để hướng dẫn dư luận và nhà nước có những chính sách coi trọng thực học, coi trọng  nghề nghiệp chứ không coi trọng bằng cấp. Sau 9 năm, chúng ta mới có được những học sinh đủ điều kiện học lên, rồi qua chọn lọc của một cuộc thi tuyển, sẽ bước vào ngưỡng cửa các trường đại học.

3. Triết lý giáo dục, chương trình, sách giáo khoa dù có hay đến thế nào nhưng những người thực hiện, quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới là giáo viên và những người quản lý giáo dục trực tiếp ở các trường  là hiệu trưởng. Vì thế, cũng trong thời gian ấy, cần  tiến hành rà soát lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp. Không ít giáo viên hiện nay (nhất là giáo viên các môn Văn, Sử,  Địa, …) đã lọt  lưới cuộc thi tuyển vào các trường đại học sư phạm nhờ các sách luyện thi, các bài văn mẫu, các bài giải sẵn bày bán la liệt ở các hiệu sách. Đó là chưa kể họ chẳng có say mê gì với những môn học này. Họ  lựa chọn để thi tuyển chẳng qua là do các môn này chỉ đòi hỏi thi khối C, những môn chỉ yêu cầu thuộc bài như con vẹt hoặc thậm chí chỉ cần khéo léo che được mắt (hoặc thông đồng) với các giám thị trong cuộc thi có vẻ như nghiêm ngặt với nhiều người (Kết quả thi đại học hàng năm có thể cho ta biết rõ điều này). Với học lực ban đầu như thế, suốt trong những năm đại học, họ chẳng có say mê gì học tập, lên lớp phần lớn bằng đủ mọi “chiêu” đối phó hoặc bằng phong bì. Hỏi rằng, với cái vốn ấy, sao họ có nhiệt tình tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ sau khi ra trường không còn bị ai thúc ép, sao họ có thể đáp ứng được với yêu cầu đổi mới trong những cuộc cải cách, sao họ truyền được cho học sinh lòng say mê học tập?

Vai trò của các hiệu trưởng là vô cùng quan trọng. Đó là cái cầu nối giữa những người chủ trương, thiết kế cuộc cải cách với người trực tiếp thực hiện là các giáo viên. Họ mới là những người đôn đốc, sát sao nhất, là người rõ nhất cuộc cải cách đã đi tới đâu, cần có những chấn chỉnh như thế nào giúp các cấp quản lý giáo dục. Nhưng cũng như tình trạng của  cán bộ các ngành hiện nay, phần lớn họ làm việc vì những mục đích tư lợi riêng hoặc vì những nhóm lợi ích trong các mối quan hệ vô cùng phức tạp. Cuộc cải cách chắc sẽ  rất thành công trong khâu xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết  bị, đổi mới các phương tiện  dạy học… . Nhưng tất cả rồi sẽ chỉ dừng lại ở đó để mọi sự đều giẫm chân tại chỗ. Và cuộc cải cách này cũng đi theo vết xe đổ của các cuộc cải cách trước.

Xin các vị có trách nhiệm biết xót xa trước nhiều nghìn tỷ đồng tiền thuế của nhân dân, biết đau lòng trước thực trạng của nền giáo dục hiện nay mà con em nhân dân đang gánh chịu. Có như thế mới hy vọng những đổi mới được đề xuất và thực hiện có hiệu quả. Còn nếu các vị chỉ lo cải cách để đổi mới cho con cháu nhân dân,  đối phó với sức ép của dư luận,  còn riêng con cháu các vị đã yên tâm với những nơi  học tiên tiến và hiện đại hơn nhiều thì chắc chắn cuộc cải cách sẽ tiếp tục thất bại.

6 BÌNH LUẬN

  1. Giáo dục sao cho những Người Dân tương lai thành Người. Là Người phải được quyền nghĩ sao nói vậy. Thấy gì nói nấy và sống quyết không làm hại Người khác dù là vi lợi ích một tập thể”(đồng nghĩa làm suy vong Dân Tộc). Một nước giàu là ai ai cũng được đóng góp cho Dân Tộc mình.

  2. Trẻ con bây giờ học vất vả quá. Nhìn các cháu so vai rụt cổ với cặp sách,mắt đỏ quạch vì thiếu ngủ thương lắm. Rồi còn các bố,các mẹ tối tối cùng con đánh vật với bài tập,alo,fb hỏi bạn bè đáp án,lên cả Google để tìm câu trả lời thật cực nhọc. Những thứ bây giờ trẻ con học quá khó. Cháu nói thật,những bài toán * cháu chịu,không giải được.

  3. He he,
    Nếu hông có đổi mới cái… ở trong củ sọ, thì XHVN vưỡn mãi chỉ là Xã Hội Vui Nhộn mà thôi! Bao nhiêu “trí tuệ” mơ tưởng hão huyền! Há há há! (onggia lamcam)

  4. Chương trình trên VTTH củng là một cách để người xem trau dồi sự hiểu biết nhưng những câu hỏi toàn nhưng 4 câu hỏi và lời đáp “Vô Bổ”(chương trình Đấu Trường 100 và Ai Là Triệu Phú).
    Khi hỏi sông Mã ở đâu thì khi trả lòi phải dưa bản đồ ra
    cho mọi người biết yêu quê hương mình.
    Xương ngôn viên đọc sai Gallileo (Lê Ô) thì đọc là GaLi Leo
    Dạy nấu a7n thí toàn “Cà Hồi ,Bào Ngư,Rượ Vang dân mính làm sao c

Trả lời Tuan Nhu To Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here