Tôi thường vào Mạng Toàn Cầu và học hỏi được nhiều điều trong đó. Trong rất nhiều các trang trong và ngoài nước đề cập tới nhiều lĩnh vực của đời sống, hai trang thu hút tôi:

* Trang Ba Sàm của Nguyến Hữu Vinh và Ngọc Thu. Ở trang này tôi được đọc nhiều tin tức kịp thời, đáng tin cậy và những bình luận xác đáng, công bằng của nhiều tầng lớp bạn đọc.

** Trang thứ hai của một người thân trong gia đình: Trang Ông Giáo Làng của thầy giáo Dương Đình Giao. Một trang chủ yếu về Giáo dục và đôi khi mở rộng về cuộc sống.

Thầy giáo Dương Đình Giao là con lớn của vợ chồng người chị Cả của tôi: bà Vũ Thị Thông và ông Dương Đình Giai.

Tuy lả cháu, kém tôi tới một Giáp, nhưng Dương Đình Giao hầu như cùng được hưởng một nền giáo dục gia đình nhân văn nên gần như cùng tư tưởng, cùng quan điểm trước nhiều vấn đề của cuộc sống.

Tôi học được gì trên những trang viết cùa Dương Đình Giao :

* Bầy tỏ trung thực chính kiến của mình, không dè dặt, không vòng vo, không tự hạn chế vì một nỗi sợ  hãi vô hình.

** Các ý kiến phản biện đều xuất phát từ một trực giác nhạy bén, và những tư tưởng đúng đắn do được thừa hưởng một nền giáo dục gia đình mang đậm tính nhân văn. Có thể nói các ý kiến của thầy giáo Dương Đình Giao là ý kiến xây dựng của một người tử tế.

Trong những trang viết về đời sống, nhờ đi nhiều, quan sát nhiều, người viết đã có những nhận xét rất nhân văn và hóm hỉnh, thu hút được người đọc.

Dương Đình Giao thường ít lời nhiều ý, nhiều cảm xúc. Nhờ thể hiện lý trí sáng rõ và cảm xúc sâu lắng, cùng với thái độ thẳng thắn, chân thực nhưng không đao to búa lớn, các bài viết trên Ông Giáo Làng rất có tác dụng Khai sáng.

“Ông Giáo Làng” không phải là một tiếng gọi miệt thị, nó chỉ để nói rõ tính hạn hẹp của một công việc nhỏ bé nhưng đáng quý trọng. Thầy giáo Dương Đình Giao tuy tự coi là “Ông Giáo Làng” nhưng thực sự không phải là Giáo Làng. Những trang viết mang nhiều tâm huyết đã thể hiện Dương Đình Giao mang tư tưởng của một Nhà Giáo Dục hiện đại.

 Vũ Hùng

5 BÌNH LUẬN

  1. Những nhận xét rất đúng về một cây bút chính trực và tâm huyết với nghề , với đời cho dù có thể khiến một số ít người (thiếu hụt về văn hóa) khó chịu.Chúc mừng bạn !

  2. Tôi đoc những bài viêt của ‘ÔNG GIÁO LÀNG “lai nhứ đến THÀY
    “Đồng Sơn Nguyễn văn LUÂN”dậy trương Carô Nguyễn Bà Hoc ở Nam Định năm 1953 và thày VIỆN dạy trương Ngô Sĩ Liên(lớp Tư)1954 nơi thày dạy mươn phong học của chùa Hòa Mã phố Phùng Hưng gần Chợ Hôm.Những bài hoc thày day cách nay 65 năm nhưng mãi mãi
    in dấu sâu đâm suôt cuôc đời tôi.

  3. Nền giáo dục bây giờ. Nếu những nhà quản lý của Bộ dục tại chế độ này có tư duy như Ông Giáo Làng thì hay biết bao nhiêu. Quá chán với những quy định do cán dục máy lạnh nghĩ ra. Học sinh không hiểu sử ta, đồng hóa mất thôi.

  4. Tôi không rõ người viết có quan điểm thế nào?nhưng thấy anh ấy gián tiếp tung hô trang Ba Sàm là có nhiều tin đáng tin cậy,thì tôi hiểu tác giả của bài này là người ra sao?và qua đây cũng hiểu ông giáo làng hơn.Hay giỏi mà chỉ đập phá chọc ngoáy cho vết thương vô phương cứu chữa kiểu như anh sàm thì cũng chỉ là đám quấy rối,cơ hội,trở cờ mà thôi.

  5. Học sinh Viêt Nam không thích học Sử vi Sử đ đang Công San3chi3 đạo viêt ,không trung thực.
    lịch sữ thế giời co nhưng bài đang hoc nhưng đảng CS VN không muốn hoc;
    Năm 1860 trong cuôc Nôi Chiên HoaKy Đại Tướng Miền Nam Robert Lee đên đầu hàng Đại Tướng Miên Băc Ulysse Grant,cac Sĩ Quan
    mien Băc muốn băn đai bác mùng chiên thăng .ông Grant không cho phep hạ nhuc đồng bào miền nam .Cac Quân nhân miên Nam đươc phep mang sung cá nhân ,quân trang ,ngựa về nhà,không
    bị TÙ CẢI TAO .Tổng Thông Lincoln:Đât Nươc bi Chia Rẽ không bao giờ Hùng Mạnh được Lic2

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here