Chữ viết chính là tiếng nói văn minh của một dân tộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí có thể coi nó có quan hệ đến sự phát triển hay diệt vong nền văn minh của dân tộc đó. Lịch sử đã từng trải qua rất nhiều nền văn minh cổ đại huy hoàng, nhưng không có văn tự ghi chép lại, cuối cùng tất cả đều bị chôn vùi chẳng ai biết đến; nhưng khi đã có văn minh, thậm chí là những cái chỉ gần với văn minh, đương thời không mấy ai chú ý nhưng từ những ghi chép còn sót lại, sau này sẽ trở thành đối tượng của nhiều học giả nghiên cứu và trở thành những câu chuyện hay cho mọi người như những gì còn lại ở động Đôn Hoàng chẳng hạn.

Hoàn cảnh của việc chế tạo giấy

Sau khi đã có chữ viết, điều quan trọng nhất là phải có chất liệu để viết lên nó. Thời cổ đại, con người đã dùng sậy trên bờ sông Nin để ghi chép lại lịch sử; ở châu Âu, con người trong một thời gian dài đã dùng da động vật như da dê để ghi chép; ở Trung Quốc, trước khi phát minh ra kỹ thuật làm giấy, giáp cốt, trúc và vải lụa là những thứ dùng để viết, ghi chép tài liệu. Nhưng giáp cốt, trúc, đều là những vật liệu tương đối nặng, Tần Thuỷ Hoàng hàng ngày nhận được một bản tấu mà phải chở trên một chiếc xe; vải lụa tuy có nhẹ hơn, nhưng giá thành lại đắt đỏ, cũng không thích hợp để viết chữ. Đến đời Hán, do kinh tế, văn hoá đời Tây Hán phát triển nhanh, giáp cốt và tre trúc đã không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển, người ta phải cải tiến công cụ để viết chữ, giấy đã được phát minh. Chế tạo giấy là một công nghệ hoá học quan trọng, phát minh ra giấy là một sự mở rộng và phát triển văn hoá của Trung Quốc với nhân loại, đây là một đóng góp vô cùng quý báu, là một thành tựu vĩ đại và có những ảnh hưởng lớn đến lịch sử Trung Quốc.

Thái Luân tạo giấy

   Người đương thời đã dùng những mảnh vụn vải lụa để làm giấy, các nhà khảo cổ học từ năm 1933 ở huyện Lôp-nua (thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc) đã phát hiện một mảnh giấy , nó “làm bằng cây gai, màu trắng, mỏng, bốn cạnh không vuông vắn, chiều rộng khoảng 40 mm, dài khoảng 100 mm, bề mặt xù xì, không được nhẵn nhụi, mặt giấy thường

có những sợi gai, chứng tỏ kỹ thuật làm giấy chưa cao”, từ đó có thể thấy giấy thời Hán làm bằng sợi gai hoặc tơ bông, cách làm còn thô sơ, nên chất lượng tờ giấy chưa cao. Bản thân sợi gai và tơ bông vốn để dùng làm việc khác, dùng làm nguyên liệu chế tạo giấy có nhiều hạn chế nên khó có thể phát triển nhanh đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về giấy của đời sống văn hóa.

    Do những yêu cầu mới của đời sống khách quan, Thái Luân đã có một sự đột phá trong việc chế tạo giấy, trong quyển 2 “Quan ký Đông Hán” ghi chép lại: “ Thái Luân …. có tài học, chăm chỉ chuyên cần, làm gì cũng thận trọng, mỗi lần tắm gội đóng cửa không tiếp khách, cả ngày lang thang ngoài đồng, đã dùng vỏ cây, vải rách, lưới cũ để làm giấy. Năm Nguyên Hưng nguyên niên tấu lên vua, nhà vua coi là giỏi, không ai không dùng, thiên hạ gọi là Thái hầu chỉ”. Như vậy có thể nói Thái Luân đã dùng vỏ cây, vải rách, lưới cũ để làm giấy.

    Tuy trước Thái Luân giấy cũng đã tồn tại, nhưng nguyên liệu có nhiều hạn chế, Thái Luân đã phát hiện ra những nguyên liệu mới, giải quyết được vấn đề này. Vì vải rách, lưới đánh cá rách sau khi đã làm xong việc của nó thành thứ vứt đi, nay lại được dùng làm nguyên liệu, với công nghiệp làm giấy, đây là một sự thúc đẩy rất lớn.

Dùng nguyên liệu mới tất nhiên đòi hỏi kỹ thuật mới, nhưng do những ghi chép đã thất lạc, thao tác cụ thể như thế nào, không còn được ghi chép lại, khó để tìm hiểu, nhưng vải rách, lưới cũ, … phải được cắt nhỏ, sau đó ngâm trong nước một thời gian dài, rồi đem giã để tạo thành một chất hồ. Nếu dùng vỏ cây làm giấy, ngoài việc ngâm rồi đem giã , trước đó, phải đem ngâm và nấu trong nước vôi cho rữa nát.

    Việc phát minh ra cách làm giấy của Thái Luân mới ở giai đoạn tự phát chưa chuyển sang giai đoạn tự chủ. Trước Thái Luân, việc làm giấy chỉ là công việc trong một bộ phận của nơi dệt vải, chưa hình thành một nơi sản xuất riêng biệt, nhưng từ sau sáng tạo của Thái Luân, việc làm giấy đã trở thành một công việc độc lập tách khỏi nơi dệt vải. Nó có mục đích và yêu cầu riêng nên đã phát triển rất nhanh.

    Sau Thái Luân, tờ giấy đã có những đóng góp to lớn trong việc ghi chép và truyền bá văn hoá. Trong thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, do nhu cầu thư pháp và hội hoạ, tờ giấy dần tốt hơn, đặc biệt trong thư pháp, yêu cầu về giấy và bút rất đặc biệt nên chất lượng của tờ giấy phải nâng cao.

    Nhưng do hoàn cảnh và văn hoá đời Nam Bắc Lưỡng triều khác nhau, nên nguyên liệu dùng để làm giấy cũng không giống nhau.

Tờ giấy của Nam Bắc triều chủ yếu dùng dây leo làm nguyên liệu, giấy làm bằng dây leo có chất lượng cao hơn, mặt giấy đanh hơn. Nó là sản phẩm của nhân dân lao động lúc ấy nhờ dựa vào kinh nghiệm làm giấy từ vỏ cây của Thái Luân, giấy là từ dây leo xuất hiện đáp ứng được yêu cầu của các địa phương Thiên An Đông Tấn, lại phù hợp với cái gọi là nhu cầu “Giang tả phong lưu” của giới sĩ tộc đương thời. Nguyên liệu chế tạo giấy của thời Nam Bắc triều cũng khác nhau, chủ yếu là dùng cây dó.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here