Ông Ô-ba-ma đã dời Việt Nam, nhưng dư âm cuộc thăm viếng vẫn còn chưa dứt. Người ta khen ông nhiều điều và “trông người mà ngẫm đến ta”  mà tủi thân tủi phận cho nhân dân con cháu vua Hùng. Rồi thậm chí người ta còn mong muốn (nếu như chưa nói là khát vọng)  giá như sau khi khi hết nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, ông  sang lãnh đạo ở ta thì thật phúc bảy mươi đời cho đám con Rồng cháu Tiên.

          Lần này tôi vẫn chưa hết lạ.
Nnhưng rồi không thấy lạ nữa vì chung quy chỉ là do bao nhiêu cái tử tế, cái tốt đẹp, cái  xuất chúng, cái hơn người của các vị lãnh đạo… hơn nửa thế kỷ nay dần trở thành “một thời vang bóng”.
          Nói về sự giản dị thì ông cha ta từ xưa, người càng chức trọng quyền cao càng giản dị và cần kiệm. Vua chúa xưa, dù có cả thiên hạ trong tay nhưng vì được giáo dục từ nhỏ nên không phải cứ muốn gì là mặc sức. Từ chuyện ăn uống, ngủ nghê, chơi bời, … cái gì cũng mức độ, cũng vừa phải. Phàm nếu có ông vua nào quên việc nước, mải hưởng lạc cũng tức thời bị các gián quan nhắc nhở, cảnh tỉnh và nếu không chịu “cải tà quy chính” thì nhanh chóng  sẽ sụp đổ. Quan lại các cấp, nghe nói lương bổng cũng không thấp, bổng lộc cũng hậu hĩnh nhưng họ đều biết tiết chế, giữ đúng cái thanh tao của người “quân tử  thực vô cầu bão, cư vô cầu an”. Y phục, võng lọng, kiệu cáng đối với họ hình như không phải là một thứ hưởng thụ và để lên mặt vênh vang. Đó hồ như chỉ là một biểu tượng của quyền uy, của phép nước giúp thực hiện đúng chức trách được vua giao. Đọc các truyện của nhiều nhà văn thế kỷ trước, tôi thấy cuộc sống của nhiều ông quan khi ấy cũng đạm bạc lắm.
          Nói ngay chế độ ta, những năm cách nay gần nửa thế kỷ, các cán bộ cao cấp cũng có một cuộc sống giản dị, khiêm nhường. Ông Nguyễn Lương Bằng giữ quyền Thanh tra cả nước mà khi được ngồi trên cái ghế tựa có đệm nhung đã giãy nảy lên vì “tôi ngồi cái ghế gỗ (quen gọi “ghế ba nan”) thì người ta còn dám nói với tôi chuyện này lẽ khác, nhưng tôi ngồi cái ghế này thì còn ai dám nói để mà thanh tra! Rồi mấy ông tướng của Bộ Công an (mà tướng khi ấy hiếm lắm) cũng chỉ cùng nhau sống chung trên căn gác một tòa biệt thự cũ. Sau 1975, nghe nói dư luận đã “xầm xì” vì cấp dưới đã chở xoài từ trong nam ra để các vị lãnh đạo cao cấp tráng miệng sau bữa ăn, vì một ông Thủ tướng có thói quen uống bia 333 của Sài Gòn, …
          Nói những chuyện ấy để thấy, người lãnh đạo một quốc gia, nếu là người tử tế, được dân chúng tuyển chọn một cách dân chủ thì cái sự giản dị trong lối sống, tiết kiệm khi chi tiêu, gần gũi với người dân bình thường, … chẳng có gì lạ mà phải trầm trồ ngợi khen.
          Chẳng qua, những người lãnh đạo nước ta, dân ta mấy chục năm nay  thiếu xứng đáng, họ không chỉ bất tài, ngay cái đức tối thiểu nghe chừng cũng thiếu hụt trầm trọng nên bỗng thấy một người tử tế từ phía trời Tây xuất hiện ai cũng thấy lạ lẫm như trong một giấc mơ.
          Tôi đã đọc kỹ đến ba lần bài diễn văn của ông Ô-ba-ma ở Hà Nội (cả bản “lươn lẹo” đến bản nghiêm chỉnh). Thú thực, về nội dung tôi đều thấy cũ mèm. Những điều ông ta nói, từ chuyện tự do tư tưởng, nhân quyền, xã hội dân sự, … nhiều nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, … ở ta như Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Quang A, … nói từ hàng vài ba chục năm trước. Ai chưa tin, cứ vào hỏi “bác Gu-gồ”.
          Còn về cái tài diễn thuyết mà nhiều người cứ trầm trồ tán thưởng chẳng qua vì lâu nay, các vị quen nghe các lãnh đạo cao cấp ề à với bài viết sẵn của mấy anh thư ký hạng xoàng. Các bạn là học sinh Hà Nội tuổi trong ngoài 70 có thể nhớ lại những buổi nhà trường mời một số diễn giả nói chuyện với học sinh cấp 2, cấp 3 về lý tưởng, về ý chí và nghị lực, về mục đích động cơ học tập, …Rồi những buổi nói chuyện ở Câu lạc bộ Đoàn Kết (xế Nhà hát Lớn), ở Câu lạc bộ Thanh niên số 3 phố Vọng Đức, … Cho tới nay, có những nội dung đã lạc hậu nhưng vẫn còn nhiều điều bổ ích nếu biết gạn đục khơi trong. Đã hơn nửa thế kỷ, tôi không còn nhớ được tên tuổi các diễn giả, ngoài ông Trần Việt Phương (thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng), nhưng ấn tượng của các buổi nói chuyện đó không thể phai mờ. Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh hình ảnh các diễn giả đứng trước mi-cro, hai tay đút túi áo khoác, thao thao bất tuyệt chuyện “trên giời dưới bể”,  còn bọn chúng tôi thì ngồi dưới sân trường, “bệt” trên những chiếc dép cao su, mặt ngẩng, miệng há hốc như nuốt từng lời.  Mà những điều họ nói thì thật đông tây, kim cổ đủ hết, họ trích dẫn hàng trang sách mà không cần chép sẵn ra giấy, đọc cả những bản trường ca như bất tận. Họ nói không cần có “nhắc vở” bằng hai màn hình như ông Ô-ba-ma, họ nói hàng 2, 3 tiếng đồng hồ chứ không phải chỉ hơn ba chục phút như ông Ô-ba-ma.
          Và chắc chắn họ không có thư ký soạn sẵn nội dung bài nói như ông Ô-ba-ma.

 

9 BÌNH LUẬN

  1. Em nghĩ có hai điểm đáng chú ý về diễn thuyết ạ:
    1. Ngôn ngữ Việt ít chặt chẽ để nói chuẩn so với tiếng Anh. Ông Trần Việt Phương diễn thuyết giỏi là người đặc biệt đọc nhiều, biết nhiều, có khả năng truyền cảm.
    2. Phát biểu của Obama do cả một ekip người thực hiện. Đa số chính khách ở Mỹ và châu Âu biết diễn thuyết như một nghệ thuật. Họ trải qua nhiều cuộc diễn thuyết như vậy rồi.
    Ở châu Âu thường xuyên có bàn tròn truyền hình trực tiếp bình luận giữa chính khách nước họ, thậm chí cả 11 giờ đêm. Ở Mỹ cũng vậy trước mỗi cuộc bầu cử các ứng viết phải đi các bang để vận động bầu cử. Vấn đề ở đây là có diễn đàn dân chủ để diễn thuyết.
    Tổng thống đến nước nào là được chuẩn bị biết thông tỏ văn hóa của nước đó. Đến VN các TT Mỹ biết đọc thơ Nguyễn Du, biết Trịnh Công Sơn, Văn Cao, lịch sử Bà Trưng Bà Triệu… Đó là lợi thế gây cảm tình với công chúng.

  2. Obama cũng có có thể thao thao bất tuyệt về đề tài ông ấy thích, còn khi đến nói một đề tài cần nhiều Thoòng tin cập nhật thì cầN phải có nhắc vở.ôbama cũng nổi tiếng về thuyết trình hay thậm chí nhiều người ghét vì chỉ được cái nói hay

  3. Ông OBAMA cũng như nhiều Tỗng Thống Mỹ đều xuất thân từ trường LUẬT.Kién thưc những người xuất thân từ trường LUÂT thường rất Uyêb Bác .Thượng thông Thiên Văn ,hạ đạt Địa Lý ,Trung Quán Thiên Hã ,hiểu biết Đông Tây Kim Cổ.Sau năm 1975 chính quyền
    không cần LUẬT nên đã dep bõ trương Đại Hoc LUẬT SaiGòn

  4. Nếu không giỏi diễn thuyết thì làm chính trị gia sao được, nhất là ở những nước dân chủ có tự do bầu cử. Còn ở ta làm chính trị là phải giỏi thủ đoạn, biết uốn lượn không cần nói giỏi. Nói phải theo nội dung “phao” đã được duyệt. Vạ mồm nói lung tung là đi tiêu cả sự nghiệp chính trị đấy nhé, liệu hồn.

  5. Ông Obama nói những điều cũ mèm ?
    Vâng, một điều ai cũng biết : Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư.
    Nhưng sao lại là Obama mà không phải một ông tai to mặt bự nào đó ở Ba Đình dõng dạc nói to lên cho mấy ông ở Trung Nam Hải nghe rõ.
    Ông Obama cũng như nhiều nhà lãnh đạo khác trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, có thể không phải là nhà hùng biện, mà cần gì hùng biện, nhưng không ai nghi ngờ gì khả năng diễn thuyết của mấy vị này.
    Bởi lẽ, vị trí của họ, tài năng của họ, nếu không có tài ăn nói, phản biện, sao có thể ở vị trí lãnh đạo quốc gia được.
    Ông Bill Clinton, sau khi rời nhà trắng mang một số nợ, nhưng chỉ vài năm sau hai vợ chồng kiếm rất nhiều tiền nhờ viết sách và đi diễn thuyết. Ông cựu thủ tướng Anh quốc Tony Blair cũng vậy, được mời diễn thuyết vòng quanh thế giới thù lao cao ngất ngưỡng.
    Sẽ không lạ khi rời nhà trắng ông Obama cũng chạy sô diễn thuyết vòng quanh thế giới mệt nghỉ.

  6. Bài này của ông Giáo giống bài xã luận của báo ND
    Ông Giáo nói sai rồi , dân Việt ngưỡng mộ Obama vì đã đề cập đúng vấn đề mà mọi người khao khát mấy chục năm nay là tự do ,dân chủ và quyền làm người (nhân quyền), những quyền đã bị tước đoạt từ ngày HCM cướp chính quyền
    Còn nói về hùng biện của mấy vị ông Giáo kể tên ở trên ,nhất là Trần Việt Phương chỉ là tuyên giáo như cái loa phường , nói ra những điều mà ngay bản thân họ cũng không ý thức rằng là bị cho ăn bánh vẽ như nhà nước ta dân chủ gấp vạn lần tư bản ,CNXH đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản , thế giới đại đồng , đảng lãnh đạo ,nhà nước quản lý ,nhân dân làm chủ ….May ra chỉ có các ông Nguyễn Mạnh Tường ,Trần Đức Thảo nhưng có mở miệng được đâu và số phận thế nào thì chắc ông Giáo cũng đã rõ

  7. Ông giáo nói sai rồi. Chúng tôi có những kẻ sinh ra và thường là lớn lên trong nền giáo dục Tây phương, sự học tập vẫn có phần diễn thuyết. Một năm có đến vài lần. Chủ đề là như vậy, và thời gian ấn định là như thế. Nói làm sao cho người nghe thích và hiểu việc mình muốn đề cập.

    Vì thế nói súc tích trong 30 phút có công hiệu hơn nói dài hàng giờ, nói dở, nói dai. Trích sách nhiều mà người nghe không hiểu, nói dai không ai thích. Đó là sự thiếu của giáo dục VN.

  8. TRI HÀNH Hơp Nhất(Vuơng Dương Minh)Lời Nói phải đi đôi với việc lam.Dù có NÓI THAO THAo BÂT! TUYỆT mà toàn những LỜI DÔI TRA!
    thì chẳng ai muốn nghe.”Tam Vô ,Nhị Các,Thế Giơi Đại Đồng Bốn Phương VÔ SẢN đều là ANH EM” đên cuối thế kỷ này co không?

  9. Kinh tế thị trường ,định hướng xã hội chủ nghĩa .Ai là TÁC GIẢ
    của của lý thuyế KINH TẾ “Đầu Ngô Mình Sở” này đề nghị nên được giả “Nobel Kinh Tế CÓC XANH”

Trả lời NGHUYÊNVĂNOÁNH Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here