Một nhà buôn, sau hơn hai mươi năm vất vả, đã làm nên một sản nghiệp lớn. Bù lại những gian truân đã trải qua, giờ ông ta có rất nhiều tiền, ông đã có thể sống những ngày nhàn rỗi. Nhưng ông phát hiện đứa con ngoài hai mươi tuổi của ông không muốn làm việc.
Sau khi nghe người cha giảng giải về giá trị và ý nghĩa của lao động, đứa con trả lời ông rằng cha mẹ đã chuẩn bị cho nó tất cả, vậy thì việc gì nó phải làm việc. Người cha vô cùng yêu quý đứa con mình nhưng ông cũng luôn muốn con trở thành người có ích. Vì thế, ông đã đem toàn bộ tài sản góp vào quỹ từ thiện. Sau đó, ông cho vợ con biết mình nay đã tay trắng, và trở thành một người nghèo.
Người cha nghĩ như thế, đứa con sẽ phải cố gắng làm việc. Nhưng ông lại một lần nữa thất vọng vì con ông có ý định sẽ lấy một cô gái con nhà giàu có. Nếu lấy vợ, anh ta sẽ có một tài sản lớn. Ông nổi giận, đuổi con ra khỏi nhà.
Nhưng rồi ông nhận ra mình không còn sức khỏe và động lực để làm lại tất cả từ đầu. Ông đau khổ vì đã mất tất cả, quyết định sẽ tìm đến cái chết.
Khi bước tới lan can cầu chuẩn bị nhảy xuống sông, một người vô gia cư, quần áo rách rưới bước tới trước mặt ông, nói:
– Ông dã quyết định tự sát, vậy thì những đồng tiền còn trong người ông đã thành vô dụng, xin ông hãy cho tôi.
Lời nói của người ăn mày đã khiến ông suy nghĩ lại. Có những người còn không có một chút của cải gì. Ông đột nhiên tỉnh ngộ, nhanh chóng quên chuyện tìm cái chết.
Về sau, ông cùng người ăn mày kia trở thành bè bạn, cùng nhau làm lại cuộc đời.
nếu ai thường đi ngang cổng trường tại Sài Gòn sẽ thấy cảnh cha mẹ xách cặp giùm con đang học lớp 4, lớp 5 thậm chí thcs diễn ra hàng ngày thì sẽ hiểu tại sao trẻ em không muốn làm việc mà chỉ muốn hưởng thụ và ỷ lại