Từ điển tiếng Việt giải thích lưu manh là “kẻ lười lao động, chuyên trộm cắp, lừa đảo”.

Còn nhà nhiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn thì  hiểu:  “để chỉ những quan niệm hành động phi đạo đức, liều lĩnh, bậy bạ, rộng hơn là những triết lý “vô thiên vô pháp”, cho phép người ta dùng mọi thủ đoạn cốt đạt được mục đích.

Còn nhớ trong một truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn nói người “tiền hậu bất nhất” chính là có phẩm chất của lưu manh. Mình hiểu lưu manh vì thiếu tự trọng, vì là người không có chính kiến, “gió chiều nào che chiều ấy”, miễn sao có lợi cho mình.

Để có một lý giải đầy đủ và toàn diện đòi hỏi phải có đóng góp của các nhà xã hội học, ngôn ngữ học, … Nhưng có thể hiểu ngắn gọn, lưu manh chính là những kẻ chỉ vì để đạt được mục đích của riêng mình mà bất chấp lẽ phải, đạo lý.

 Còn trí thức, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia là “người có kiến thức sâu xa về một hay nhiều lĩnh vực hơn sự hiểu biết của mặt bằng chung của xã hội vào từng thời kỳ”

Từ điển tiếng Việt định nghĩa trí thức là “Những người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.”

Đặng Vũ Tuấn Sơn cho rằng “người trí thức không chỉ mang trong mình những tri thức không ngừng được chuyển hóa và hoàn thiện mà còn phải là người  có tinh thần đóng góp cho xã hội trước hết là của cải vật chất, cao hơn là tầm tư tưởng”.

Bên cạnh học vấn, tri thức phong phú, theo Nguyễn Minh Thuyết người trí thức còn có một đặc điểm là “thường khảng khái, tự trọng. Người xưa đã khái quát phẩm hạnh này thành nguyên tắc sống: “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (nghĩa là: giàu sang không làm hư hỏng, nghèo khó không khiến đổi lòng, quyền uy không khuất phục nổi). Trong lịch sử đã có biết bao tấm gương liêm khiết, chính trực, khảng khái của người trí thức. Xã hội trọng vọng trí thức không chỉ vì trí tuệ của họ mà còn vì phẩm chất cao quý này.”

 Như vậy, một cách đơn giản, có thể hiểu trí thức là những người có hiểu biết về một lĩnh vực nào đấy trên mức bình thường (tài) và trung thực, khảng khái (đức).

 Xã hội nhiều lưu manh là một xã hội nhiễu loạn, bất an, cuộc sống của người dân lành không được đảm bảo.

Còn xã hội mà trí thức được tôn trọng (chưa hy vọng nhiều, ra ngõ gặp trí thức) là xã hội văn minh, những giá trị tinh thần, đạo đức được tôn vinh là xã hội lành mạnh, là mơ ước của con người.

Tri thức và lưu manh có một khoảng cách xa như vậy, sao gần đây, có nhiều người nói tới hiện tượng lẫn lộn: trí thức bị lưu manh hóa và một thành ngữ mới “lưu manh giả danh trí thức”?

 Từ sau 1945, nhiều trí thức Tây học (do các nhà trường Pháp đào tạo trong và ngoài nước) và các văn nghệ sĩ đã đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến. Họ đã mang tài năng và vốn hiểu biết phong phú trong từng lĩnh vực riêng, đóng góp vô cùng to lớn cho cách mạng trong những ngày đầu còn trứng nước. Ban đầu, họ rất được trọng dụng, nắm những cương vị then chốt trong bộ máy. Nhưng không lâu sau đó, những người lãnh đạo đã thấy tư tưởng họ không thuần nhất, có nhiều biểu hiện không có lợi cho sự nghiệp cách mạng, họ không còn được trọng dụng như ban đầu. Cùng với  yêu cầu phải “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”, từ nay, bên cạnh người làm cấp trưởng là các trí thức cũ, có những người dù chỉ làm cấp phó nhưng được tin cậy hơn, nắm thực quyền lớn hơn mặc dù trình độ rất hạn chế. Có số ít người để giữ cốt cách đã lặng lẽ bỏ cuộc và rơi vào quên lãng. Còn những ai dám “cả gan cầm đuốc đốt trời” thì lập tức bị loại khỏi cuộc sống .

Những trí thức  đáng kính trọng dần bị vô hiệu hóa, cái đáng trách ở họ là sự im lặng, im lặng để người ta dùng tên tuổi, dùng uy tín của họ che đậy cho những việc làm không đúng đắn. Chưa dám coi đây là những biểu hiện của đám người bị tha hóa, nhưng rõ ràng họ đã không giữ được phẩm chất của người trí thức. Sự xuống cấp toàn diện đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay có một phần trách nhiệm của các vị.

Còn phải kể tới một số người, không rõ vì nguyên nhân gì đã làm những công việc trái hẳn với lương tri của người trí thức. Họ làm sử nhưng bịa đặt ra những chuyện như đốt kho xăng, cắm cờ, …khiến cho bao lớp người ngộ nhận; họ thờ ơ, thậm chí đồng lõa trước những biểu hiện vô tình bất nghĩa, chà đạp lên những người đồng chí đã từng một thời cùng nhau “nếm mật nằm gai” chỉ vì quan điểm trái ngược. Họ sẵn sàng tung hô những giá trị ảo với mục đích làm lợi cho sự nghiệp cách mạng, … mặc dù những việc làm của  họ đã khiến biết bao người lầm tưởng, dẫn tới lạc lối. Dù có trân trọng những con người có quá khứ vàng son không thể phủ nhận đây là biểu hiện hạ cấp.

Sau kháng chiến chống Pháp, nhiều trí thức được đào tạo nhờ Liên Xô, Trung Quốc, và  các nước xã hội chủ nghĩa khác.… Phần lớn họ xuất thân từ những gia đình có truyền thống, đã từng ngồi trên ghế nhà trường Pháp trước đây,  đã được đào tạo trở thành những người có tài năng ở nhiều lĩnh vực. Về phẩm chất, xuất thân từ những gia đình tử tế, họ cũng có những đức tính đáng quý trọng. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt đã khiến họ không còn giữ được con người mình. Sự trì trệ của nền kinh tế, khoa học trong nước khiến tài năng bị bào mòn. Để tồn tại, họ không chỉ im lặng mà nhiều khi còn phải đồng lõa. Họ đưa ra những công trình nghiên cứu như: ngô có nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo, phân trâu có thể dùng để nuôi lợn, …để phục vụ cho đường lối chính sách. Đổi lại, họ được tem phiếu mua hàng cung cấp ở Nhà Thờ, Tôn Đản. Rồi dần dần, để giữ lấy những  vị trí của mình đã có, để tồn tại cao hơn mức đòi nghèo, họ phải tự đánh mất cái tôi như cách nói của nhà văn Nguyễn Khải. Có thể  coi thế hệ  trí thức này không ít người mang những phẩm chất của lưu manh.

 Từ sau cải cách ruộng đất, một lớp “trí thức” mới được hình thành. Phần lớn những người được tin cậy đều xuất thân từ công nông. Chỉ cần hai năm, từ trình độ biết đọc biết viết (chưa dám nói là đọc thông viết thạo), họ học hết chương trình trung học phổ thông trong các trường Bổ túc công nông rồi thẳng tiến vào các trường đại học trong và ngoài nước qua những cuộc thi tuyển hình thức. Rồi chẳng bao lâu, họ trở thành các phó tiến sĩ cũng mang tiếng được đào tạo ở nước ngoài mặc dù với thời gian đó,  không biết họ đã thành thạo được ngôn ngữ của nước sở tại? Chỉ sau một đêm, họ trở thành tiến sĩ và đã và đang là những trí thức được trọng dụng, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội. Những phát ngôn của họ nhiều khi được coi là  định hướng nhưng biết được quá trình tích lũy tri thức ấy,  chẳng thể ai nói  họ có vốn tri thức cần thiết trong lĩnh vực hoạt động của mình. Bằng cấp đối với họ chỉ để thỏa mãn tiêu chuẩn giành một ghế lãnh đạo, chứ hoàn toàn không phải vì lòng ham hiểu biết, nỗi khát khao tiếp thu và đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Rất nhiều cái bằng có được do thuê người viết, nhờ “đạo” từ đủ loại sách vở, hoặc bằng cách kẹp vào luận án do do họ đứng tên nhiều  phong bì. Cho nên, đích thực  họ là những kẻ giả danh.

Về phẩm chất, những khiếm khuyết do thành phần xuất thân, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh, cùng với thói dối trá chi phối toàn bộ cuộc sống đã khiến cho những con người này chẳng bao giờ tiếp cận và nói lên sự thật ngay cả trong những công trình nghiên cứu. Những phát kiến của họ chỉ nhằm chứng minh cho đường lối chính sách là đúng đắn, sự lãnh đạo là tuyệt đối sáng suốt. Họ sẵn sàng chấp hành lệnh của các cơ quan quyền lực trong lĩnh vực hoạt động của mình, bất chấp sai đúng. Vụ Nhã Thuyên mới đây là một biểu hiện. Luận văn thạc sĩ đã được một Hội đồng chấm điểm 10, rồi lại bị một Hội đồng khác, họp kín để phủ nhận chắc chắn là một cách hành xử không đàng hoàng. Rồi tác giả luận văn bị mất việc quả là một đòn đánh dưới thắt lưng. Tất cả đều không xứng đáng là cách hành xử của người tử tế. Rất tiếc trong cái Hội đồng “chuột” này có một người mang học hàm đáng kính có thân phụ vẫn được coi là một trí thức lớn trước đây.

 Quả là ở nước ta hiện nay, có cả hai biểu hiện: trí thức bị lưu manh hóa và lưu manh giả danh trí thức.

Hoàn toàn không khó để nhận ra. 

25 BÌNH LUẬN

  1. cháu nghĩ văn hoá của dân tộc đã xuống cấp lắm rùi, cảm ơn bác đã cho cháu những bài đọc hữu ích

  2. Ông Giao viết rất đúng. Đó là bi kịch trong thời chúng ta sống.Tuy nhiên theo mình, trong số những “phó tiến sĩ hữu nghị” cũng có một vài trí thức, dù quá ít, bằng nhân cách và trí tuệ thực sự của họ,đã là những con người rất đáng kính trọng. Như mình biết, chẳng hạn như thày Bùi Văn Ba của chúng ta.

  3. Đọc nhiều bài viết trong ” Ông giáo làng” của ông Giao, mình cứ nghĩ đến những câu thơ của Tố Hữu :
    ” ..Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi …? ”
    Huhu ..!

  4. Buồn lắm thầy ạ khi mà giá trị đích thực bị đảo lộn, ngay từ nhỏ trẻ con đã được học theo lối “nhồi nhét”, dạy gì bảo nấy, tất cả đi chung 1 luồng – 1 guồng quay của xã hội lộn tùng phèo.

  5. Một kết luận rất buồn nhưng rất chính xác “Quả là ở nước ta hiện nay, có cả hai biểu hiện: trí thức bị lưu manh hóa và lưu manh giả danh trí thức”.

  6. Và cả 2 biểu hiện này đang tự hào với sự tăng trưởng ngày càng cao lưu manh tính của chính mình.

  7. Nói thật, từ sau 1954 tới giờ, số trí thức đích thực ở ta chắc không quá hai mươi người! Trời ơi !

  8. Giá trị của trí thức còn phụ thuộc vào thời thế. Như thời này, ngoài học vấn, các công trình nghiên cứu hoặc tác phẩm có giá trị người trí thức còn phải có cả nhân cách và thể hiện thái độ rõ ràng trước những gì phản tiến bộ.

  9. Tui có một anh người quen là phó tiến sĩ, giờ gọi vo là tiến sỹ, cách đây hơn chục năm khoe .Anh sắp sang Paris nghiên cứu 1 năm , lương nó trả cho anh hàm giáo sư hơn 3000 đô một tháng cộng thêm một căn hộ. Không thấy anh đả động gì về đề tài nghiên cứu có lợi ích gì cho nhân loại! Giờ anh đã về hưu, lại khoe ảnh có 2 nhà cho thuê, hiện ở tronh căn hộ ở Ciputra. Cũng ko thấy nói gì về mấy vụ nghiên cứu! Đó là trí thức cách mạng?

  10. Cảm ơn thầy có bài phân tích hay. May cho em là em chỉ là công nhân văn phòng, ko thuộc hai dạng thầy nêu ra

  11. Cám ơn chú về một bài viết sắc sảo và xác đáng, cháu xin phép được share cho nhiều người cùng đọc.

  12. Đúng là ngót trăm năm qua tấm gương lưu manh soi khắp xã hội lưu manh được bảo trợ của ích kỷ và tham lam vô đáy với uyển ngữ trơ trẽn .

  13. Miền Bắc có nhiêu người có bằng câp cao nhưng “uy vũ bất năng khuât” không nhiều.Đáng kính có GS YK Đăng văn Chung Ông Nghè
    Nguyễn Mạnh Tường,Triết gia Trần Đức Thào,Ông Nguyễn hữu Đang,
    thi sĩ Hữu Loan,nhà văn Nguyên Hồng .
    Ông Vũ Đình Hõe lam Bộ trương Tư Pháp tư 1946-1941 có trách nhiệm hay có công trang gì trong việc lập Tòa Án Nhân Dân
    trong CCRD ,trong vụ xử NVGP không?

  14. Miền Bắc có nhiêu người có bằng câp cao nhưng “uy vũ bất năng khuât” không nhiều.Đáng kính có GS YK Đăng văn Chung Ông Nghè
    Nguyễn Mạnh Tường,Triết gia Trần Đức Thào,Ông Nguyễn hữu Đang,
    thi sĩ Hữu Loan,nhà văn Nguyên Hồng .
    Ông Vũ Đình Hõe lam Bộ trương Tư Pháp tư 1946-1961 có trách nhiệm hay có công trang gì trong việc lập Tòa Án Nhân Dân
    trong CCRD ,trong vụ xử NVGP không?

  15. Những bài viết của Thầy tôi thường đọc rất chăm chú và lấy làm thích thú vô cùng. Nhiều lúc tôi share về để bạn bè đọc, nhưng hỡi ơi, bây giờ rất nhiều người xem cái việc bàn thế sự là chuyện chính trị, mà dính đến chính trị là họ sợ lắm. Nhưng xin Thầy cứ viết vì vẫn có ít người như tôi vẫn quan tâm nhiều đến thế sự. Cám ơn Thầy nhiều

  16. Về một số nội dung bài viết không sai nhưng không đầy đủ nên tạo cho người đọc cảm giác tác giả đã vơ đũa cả nắm. Lớp trí thức sau cải cách không phải chỉ vài người học gấp một vài năm để tốt nghiệp phổ thông rồi qua thi cử hình thức rồi đi nước ngoài, từ năm 1974 nhà nước đã lựa chọn học sinh du học theo kết quả thi đại học và đối tượng học sinh dự thi hầu hết là các em theo học bậc phổ thông từ lớp 1 đến hết lớp 10 hoặc lớp 12 về sau này. Thời gian đó việc luyện thi chưa phổ biến nên kết quả thì phản ánh thực chất năng lực của người xứng đáng được đào tạo ở các nước XHCN như LX cũ, Đông đức, Tiệp khắc, Hung ga ri vv. và lớp cán bộ khoa học được đào tạo đó không nhỏ. Theo hệ thống đào tạo của các các nước XHCN thời đó thì sau đại học có chương trình đào tạo Phó Tiến Sỹ và sau PTS là Tiến sỹ khoa học. Sau này khi hệ thống đào tào PTS không còn và theo tiêu chí đánh giá của các cơ quan quản lý về đào tạo của một số nước phát triển như Mỹ hoặc tổ chức UNESCO thì dựa và yêu cầu và mục tiêu đào tạo PTS trước đây học vị PTS được đánh giá tương đương học vị PhD ( Tiến sỹ) do hệ thống đào tạo ở các nước ngoài khối XHCN thực hiện. Không có việc qua một đêm để PTS biến thành TS như tác giả nói. Thiết nghĩ tác giả nên nghiên cứu kỹ và có đủ thông tin hãy viết tránh bị đánh giá là hồ đồ và vơ đũa cả nắm !

    • Về cái sự a dua, ngậm miệng ăn tiền thì bác Giao nói cơ bản đúng. Nhưng sòng phẳng mà nói từ năm 70 đến những năm 80 thi vào đại học rất khó, trong khi học sinh chẳng có học thêm gì cả. Điều này nói lên rằng những người được đào tạo đại học về cơ bản là lớp người trẻ được học và thông minh hơn. Có điều xấu là nhiều môn học thầy cũng chẳng tin điều mình giảng. Vậy thì nguyên nhân ở đường lối chính trị, ở thể chế.
      Tôi vẫn tin chắc rằng những sinh viên học tử tế ngày nay có nhiều người giỏi hơn lớp trước. Các môn học cũng sát thực tế hơn so với các giáo trình từ những năm 60, 70, 80 (Không tránh khỏi có nhiều môn bôi ra cho có, nói không thành có).
      Chương trình học phổ thông ngày nay nặng hơn quá nhiều so với trước đây + Chủ nghĩa thành tích làm cho một phần học sinh trung học ngồi nhầm chỗ.
      Những lỗi mà bác Giao nêu ra thì nguyên nhân chủ yếu từ thể chế chính trị và trực tiếp từ chính sách cán bộ thôi.

  17. Đây là một phần tài liệu về sự tương đương bằng cấp theo wikipedia, mọi người có thể tham khảo.

    Candidate of Sciences ( Phó Tiến Sỹ)
    From Wikipedia, the free encyclopedia

    Cover of a Soviet Candidate of Sciences diploma
    The Candidate of Sciences (Russian: кандидат наук, Kandidat nauk) is a first post-graduate scientific degree in some former Eastern Bloc countries, such as Russia, Belarus, Ukraine and Kazakhstan which is awarded for original research that constitutes a significant contribution to a scientific field.

    Contents [hide]
    1 Overview
    2 Procedure for attaining the degree
    3 Local characteristics
    3.1 Former Czechoslovakia
    3.1.1 Czech Republic
    3.1.2 Slovakia
    3.2 Poland
    3.3 Former Soviet Union, Russia, Ukraine, Belarus
    3.3.1 Branches of science
    4 See also
    5 References
    Overview[edit]
    The degree was first introduced in the USSR on January 13, 1934, by a decision of the Council of People’s Commissars of the USSR.

    According to the UNESCO International Standard Classification of Education (ISCED),[1] for purposes of international educational statistics Candidate of Sciences is equivalent to PhD.

    Theo tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức UNESCO về phân loại đào tạo nhằm mục đích thống kê đào tạo quốc tế thì Phó Tiến Sỹ tương đương với PhD ( Tiến sỹ)

  18. Ông giáo làng ạ, hiện nay nước ta đã hoàn thành công cuộc hạ lưu hóa. Lấy tiêu chuẩn của tầng lớp hạ lưu làm mực thước xã hội. Đọc một số comments thấy có sự nhầm lẫn. Bây giờ đang ở làn sóng văn minh thứ ba. Vậy nên cái kiến thức tiến sỹ, trí thức kia chỉ là sức lao động mà thôi. Lưu manh hay không thì nó có từ ai. Tiến sỹ lưu manh là chuyện bình thường. Ông giáo làng viết đúng đấy.

  19. Chuyện chạy GS ziệt nam kinh hãi thế tục. Tôi đã chứng kiến nhiều nhà khoa học rất giỏi khi được yêu cầu làm hồ sơ công nhận chức danh đã nói: Tao không đứng chung với chúng nó và hổng làm hồ sơ.

Trả lời Nguyen Nguyen Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here