Cô bé học lớp 3, con một gia đình khá giả. Ở lớp, cô giáo ra bài về nhà làm. Đầu bài là: Em hãy trực tiếp làm một công việc gì đó giúp mẹ lau dọn nhà cửa. Sau đó, em hãy kể lại việc mình đã làm và nói lên suy nghĩ của mình.
Là một học trò ngoan (hầu hết, các cháu học tiểu học đều rất ngoan), cô bé đã nói với người giúp việc cho cô được lau nhà. Tất nhiên, công việc không đơn giản với một bé mới 8 tuổi. Nhưng cô cũng đã hoàn thành (mặc dù chưa hoàn toàn vừa ý). Trong bài làm, cô đã kể lại chân thực công việc. Sau đó, phần nói lên suy nghĩ, cô bé viết đại ý: sau khi lau nhà xong, em thấy rất mệt, hai tay mỏi rời, quần áo lấm bê bết. Em thấy mình phải cố gắng học tập giỏi để sau này không phải đi làm người giúp việc gia đình suốt ngày phải làm những công việc nặng nhọc như thế.
Sau khi nộp bài mấy ngày, một buổi chiều, trong bữa cơm, cô bé không được vui vẻ như mọi ngày. Cô kể lại chuyện và giải thích với bố mẹ:
– Cô giáo bảo con về nhà viết lại, không được viết như thế vì thế là thể hiện thái độ lười biếng, ngại lao động chân tay. Bây giờ con phải viết thế nào ạ?
Sau khi nói mấy lời an ủi con, người mẹ gợi ý:
– Con có thể viết: lau nhà xong, em mới thấy thương mẹ em hơn vì hàng ngày, mẹ em vẫn phải làm những công việc như thế.
– Nhưng con có thấy mẹ lau nhà bao giờ đâu ạ? Toàn cô giúp việc làm đấy chứ!
Người bố từ đầu chưa nói câu gì, nay mới tham gia để “gỡ rối” cho người mẹ:
– Con không biết là viết văn, người ta phải hư cấu sao? Không nhất thiết phải có thực thì mới được viết. Truyện của các nhà văn mà con đọc đều như thế cả mà!
Một người bạn kể cho tôi nghe câu chuyện này và hỏi:
– Bác thấy thế nào?
Suy nghĩ một lát, tôi trả lời:
– Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ, không có gì gay cấn, nhưng nó phản ánh đúng đắn một thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay.
Dạy trẻ em nói dối, thậm chí buộc trẻ em nói dối, có thể nói là căn bệnh nặng nhất của nền giáo dục từ hơn nửa thế kỷ nay. Từ khi tới nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ em nước ta đã được nghe và dạy nói dối. Cách nay gần bốn mươi năm, khi ăn cơm, thấy món đậu phụ kho với cà chua, con gái tôi đã chỉ vào đĩa nói: “Con không ăn thịt bò đâu”. Mẹ cháu ngạc nhiên hỏi:
– Đây là đậu phụ, sao con lại gọi là thịt bò?
Cháu khẳng định:
– Cô giáo bảo đây là thịt bò màu trắng.
Hóa ra hàng ngày, đi nhà trẻ liên cơ (nhà trẻ cho con cán bộ nhiều cơ quan), cô giáo đã dạy cho các cháu nhiều điều không phải là sự thật, chẳng biết với động cơ gì?
Lớn hơn, khi học tiểu học, các cháu đã được dạy làm văn không được viết những điều mình suy nghĩ, phải viết theo những tiêu chuẩn đạo đức mà cô giáo xác định: như lao động tất phải là vinh quang, chăm chỉ học tập để sau này nhất định chỉ để góp phần xây dựng đất nước, ngày nay được sống no đủ, hạnh phúc nên rất biết ơn đảng, bác (mặc dù chúng chẳng biết đó là những ai)…
Rồi càng lên lớp trên, học sinh càng được làm quen và trở nên thành thạo với những lời nói sai sự thật, những biểu hiện giả tạo. Cổng trường treo khẩu hiệu to tướng “Tất cả vì học sinh thân yêu”, nhưng “học sinh thân yêu” và cha mẹ chúng được coi là những con bò sữa để một năm học không biết có tới bao nhiêu lần “tự nguyện” đóng góp các khoản cho trường. Hàng năm, học sinh phải tới trường học từ đầu tháng 8 để nhà trường thu tiền, nhưng tới ngày 5 tháng 9, vẫn phải giả vờ nô nức chào đón năm học mới, trình diễn làm đẹp lòng các vị quan khách theo yêu cầu của các thầy cô. Năm học nào cũng có nhiều cuộc thi tìm hiểu mà trong đó, để làm bài dự thi đạt chỉ tiêu 100%, học sinh cả lớp ngồi chép một bài dự thi theo bản phô-tô-cop-pi do cấp trên đưa xuống. Thầy cô bằng mọi cách ép học trò học thêm nhưng cứ đến ngày 20 tháng 11, ngày Tết nguyên đán, học sinh phải nô nức tặng hoa, tặng quà cùng với bao lời ca ngợi công ơn của những người luôn được so sánh “như mẹ hiền”. Rồi, thầy cô luôn luôn nhắc nhở phải trung thực, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, khi thi cử, nhưng trước mỗi kỳ thi, các em được thông báo nộp tiền “chống trượt” để có người ném bài giải sẵn. Học trò mang phao thi rồi rải trắng sân trường sau khi buổi thi kết thúc, nhưng thầy Hiệu trưởng giải thích với báo chí đó là những tờ rơi của các trường đại học tự giới thiệu phát cho học sinh….
Nếu cứ kể thì nói mỏi miệng không hết chuyện gian dối trong nhà trường Việt Nam.
Cho nên không lấy làm lạ khi trong một điều tra gần đây, người ta công bố: số học sinh tiểu học nói dối là 20%, con số này gấp đôi, rồi gấp 3, gấp 4 lần lượt khi lên cấp THCS, THPT và đại học.
Có lẽ nói dối đã thành thói quen, không ý thức được rằng thế là nói dối nên lời khuyên của người mẹ, người bố của cháu bé trên kia cũng là kết quả họ được đào tạo gần hai chục năm trên ghế nhà trường và những năm tháng va chạm với môi trường sống và làm việc. Đúng là trong sáng tác văn học, nhà văn thường dùng hư cấu. Hư cấu là việc tạo ra (nói nôm na là “bịa”) những chi tiết để phục vụ cho việc trình bày một tư tưởng, cảm xúc. Hư cấu được trình bày những cái gì có thể xảy ra chứ không nhất thiết phải nói cái đã xảy ra. Nhưng người ta chỉ có thể hư cấu được chi tiết, cảnh vật, con người, sự việc, … cụ thể. Không ai hư cấu tư tưởng, tình cảm. Trong tác phẩm, nếu trình bày những tư tưởng tình cảm bịa đặt hay vay mượn của người khác, không phải là những tâm niệm, những khao khát cháy bỏng của mình, nhà văn đã làm việc dối trá, lừa người đọc. (Thật xót xa khi trong văn học Việt Nam ta không thiếu những trường hợp thế này). Tả việc lau nhà, cô bé có thể thêm thắt chi tiết để thể hiện sự vất vả, cũng có thể nói mẹ thỉnh thoảng có lau nhà, nhưng không thể nói thương mẹ vì mẹ phải lau nhà vất vả. Em rất thương mẹ bởi nhiều lý do chứ không cần phải bịa tạc ra cái lý do không có này.
12 năm được dạy nói điều giả dối trong nhà trường, lớn lên, mỗi người chúng ta quen nói sao cho đẹp lời, nói sao cho thể hiện lập trường quan điểm đúng đắn, nói sao cho vừa lòng người nghe, nhất là khi người nghe là cấp trên, là người có quyền sinh quyền sát với cuộc đời mình. … chứ không quen nói đúng suy nghĩ, với tình cảm xuất phát từ đáy lòng.
Hết thế hệ này tới thế hệ khác, hơn năm mươi năm qua, nền giáo dục của chúng ta đã liên tục cho ra đời những con người dối trá, luôn luôn “diễn”, diễn lời nói, diễn việc làm, dù đó chỉ là một việc nhỏ như trồng một cái cây, nói một vài lời trong những cuộc thăm viếng, …. Báo chí, truyền hình, phát thanh hoạt động suốt ngày đêm, nhưng những điều đăng tải trên đó có bao nhiêu phần trăm là sự thật?
Tôi luôn cho rằng cái cần cải cách nhất trong giáo dục hiện nay không phải là chương trình, sách giáo khoa. Chương trình, sách giáo khoa có hay đến mấy nhưng vẫn dạy học sinh theo kiểu này thì kết quả chắc không có gì thay đổi so với hiện nay. Bộ giáo dục khẳng định lần cải cách này sẽ chuyển mạnh từ dạy chữ sang dạy người. Lại coi lần này sẽ là một trận đánh lớn. Trong trận đánh ấy, nếu Quý Bộ định tiêu diệt sự dối trá thì đó là một đại hồng phúc cho không chỉ học sinh mà cho toàn thể nhân dân ta. Còn nếu không, chẳng lẽ chúng ta sẽ vẫn cứ dạy người như thế này sao?
Tình cờ “lang thang” trên mạng thấy được trang của Ông Giáo Làng hơn 1 tháng nay. Cảm giác của tôi lúc đó (sau khi đọc vài bài)đến bây giờ vẫn không thể nào mất và quên đi được: vui mừng, thích thú, …, “đã”; với suy nghĩ “vẫn có người giống mình” (dù chỉ trên không gian ảo. Mặc dù có nhiều người nói, đọc 1 quyển sách/1 bài báo/1 bài viết trên 1 blog (hay website)…, là để tìm thây cái gì mới, chứ không phải để tìm thấy bóng dáng mình trong đó; nhưng tôi vẫn ..”cứ là tôi”: ít ra cũng có 1 người giống mình từ cách suy nghĩ tới cách dạy học trò cũng như cách ứng xử với đồng nghiệp trong nhà trường; chỉ có cái khác là “ổng” viết hay hơn mình. Nói thừa! “ổng” là giáo viên dạy Văn mà.
Một blog ấn tượng với nhiều bài hay như vậy mà sao không thấy ai bình luận? Nhiều lần muốn viết 1 cái gì đó để cảm ơn chủ nhà, nhưng không biết có mạo muội, đường đột lắm không?. Hay chủ nhà không thích?…?
Thôi thì hôm nay cứ làm liều vậy:
Tôi tên Hoàng Tấn Bình, sinh năm 1961, sống tại Phan Thiết, Bình Thuận. Là giáo viên ngoại ngữ, “mất dạy” đã lâu. Muốn làm quen và trao đổi với Ông Giáo Làng lắm, nhưng vì sự giới hạn của 1 bình luận không cho phép, nên nếu Ông Giáo Làng vui vẻ, xin cho mình vài chữ theo địa chỉ e-mail: [email protected].
Cảm ơn Ông Giáo Làng nhiều.
Chúc ngủ ngon. Tối nay chắc chắn tôi ngủ rất ngon.
Hoàng Tấn Bình để ý một chút! Chủ thớt sinh năm 1944 đó!”Ổng” vào học ngành sư phạm từ năm 1962 “lận”! Dùng đại từ nhân xưng trong tiếng Việt như vậy có vẻ không được thích hợp lăm!
” Ngay từ khi học tiểu học, các cháu đã được dạy làm văn không được viết những điều mình suy nghĩ, phải viết theo những tiêu chuẩn đạo đức mà cô giáo xác định: như lao động tất phải là vinh quang, chăm chỉ học tập để sau này nhất định chỉ để góp phần xây dựng đất nước, ngày nay được sống no đủ, hạnh phúc nên rất biết ơn đảng, bác (mặc dù chúng chẳng biết đó là những ai)…”
Bác Giao viết đoạn này quá đúng !
Bạn nói đúng rồi đấy.Giờ GD VN đầy rẫy những thứ gian dối, nhất là về môn Văn.Bảo học sinh miêu tả cây phượng mà có thể học sinh còn ko biết là gì.GV thì đọc cho HS chép mù theo như là:”Sân trường vào hè rụng đầy những cánh hoa phượng” hay”tụi em hay lấy những cánh hoa ép thành những con bướm xinh xắn”.hs bắt buộc cũng phải nghe theo mà làm. GD VN nên thay đổi cái cách dạy nói bốc phét đó
Ko phải mình trong văn học chú ạ, mà kể cả trong nghiên cứu khoa học cũng là dối trá, cháu rất buồn và bức xúc khi kết quả thí nghiệm mình làm thật lại ko dc chấp nhận và cho điểm thấp, kết quả bịa thì cho điểm cao. Cháu cũng hiểu tại sao nước mình có rất nhiều công trình nghiên cứu vẫn ở trên giấy mà ko dc ứng dụng vào thực tiễn.
Tuyệt vời. Nó đã được in lên báo nào rồi hả chú?
tiêu diệt sự dối trá đó là một đại hồng phúc cho không chỉ học sinh mà cho toàn thể nhân dân ta …
Thật kinh khủng .! Cho nền giáo dục Việt Nam!
Một nền giáo dục về bản chất là né tránh SỰ THẬT, thì mong gì đổi mới thật sự như mọi người mong muốn. Làm sao có được “một trận đánh lớn” (?), chỉ là những trận đánh lặt vặt thôi ! Mà xét cho cùng, cũng không nên trách cứ ngành giáo dục ..
[…] Nguồn: https://onggiaolang.com/chang-le-van-cu-day-nguoi-nhu-the-nay/ […]
[…] Nguồn: https://onggiaolang.com/chang-le-van-cu-day-nguoi-nhu-the-nay/ […]
Môt nền giáo dục dạy học trò nói dối trên bối cảnh một xã hội coi trọng sự giả trá (!)
“Bộ giáo dục khẳng định lần cải cách này sẽ chuyển mạnh từ dạy chữ sang dạy người. Lại coi lần này sẽ là một trận đánh lớn. Trong trận đánh ấy, nếu Quý Bộ định tiêu diệt sự dối trá thì đó là một đại hồng phúc cho không chỉ học sinh mà cho toàn thể nhân dân ta. Còn nếu không, chẳng lẽ chúng ta sẽ vẫn cứ dạy người như thế này sao?”
Giống truyện giả tưởng quá, lớn lên trong sự dối trá, sống nhờ dối trá thì làm sao diệt dối trá đây ?
Đau khổ cho con em và cho cả chúng ta là vẫn như thế đó thưa cụ giáo!
Rất thực tế.
Dạ, cảm ơn thầy về bài viết.
Căn bệnh này (dối trá ) là riêng giáo dục, hay của toàn. .., toàn …, toàn dân
Lỗi dối trá là của ngành giáo dục đâu chú Duong Dinh Giao?
Trong câu chuyện trên cháu bàn thế này:
1) Mẹ e bé nên nói chuyện với cô giáo là sự thực thế, cô không nên bắt cháu viết sai. Nếu cô không đồng ý thì để cháu điểm kém vậy.
2) Ý cô giáo có thể máy móc, nhất thời áp đặt nhưng với suy nghĩ tích cực tạo “màu hồng” cho trẻ chứ không hẳn là muốn dạy trẻ nói dối.
3) Tất nhiên, nghề giúp việc là cần trong một XH bận rộn. Nhưng cháu cũng biết nhiều GĐ họ cố không mướn, như một cách GD con trẻ.
6 Tháng 2 2014 lúc 19:20 · Thích
Từ bé đã được định hướng rồi. Hồi nhỏ em đã thấy cái áp phích vẽ người kéo xe ba gác, có dòng chữ to : ” Lao động là vinh quang “.
Bạn bè đầy người làm giáo học, em toàn trêu : ” Chúng mày bây giờ là Dũng sỹ diệt Phụ huynh . ” Cười xoà !
Đọc xong bài của thầy,em rất tâm đắc,điều đáng lo ngại và đáng sợ nhất là sự dối trá.Điều day dứt nhất là không được nói lên suy nghi thật của lòng mình.Cải cách giáo dục mà không lo dạy đạo đức trước thì khó có sự đổi mới con người…
Đọc bài bác Duong Dinh Giao đi Nhung Hồng Phạm, xác định luôn các con đi học sau này điểm văn ko cao vì sẽ ko có chuyện “ăn tục nói phét ” đâu nhé!
Nhà Chính trị dối trá đã đành, các nhà sử học (chuyện xe tăng 390…), nhà văn hoá (chuyện Lê văn Tám…), v.v…. cũng ra sức nói dối ….
Bênh dối trá dã dược nhâp vào Việt Nam từ năm 1945.từ nắm 1975 dươc nhấp vao miền Nam Nơi sinh ra chủ nghĩa Dối Trá là Liên Xô.Chi khi ông Gorbachov từ bỏ bênh Dối Trá nước Nga mới KHÁ
Bênh Dối Tra là ĐẶC TRƯNG của chủ nghĩa CỘNG SAN
Ông giáo làng đã bịa ra một chuyện như thật làm nản lòng các bậc phụ huynh và lung lạc tinh thần của các cháu học sinh. ông nên nhớ rằng ông và chúng tôi đều biết chữ và hiểu nghĩa của chữ từ nền giáo dục Việt Nam.Chẳng nhẽ ông và chúng tôi đều là những kẻ dối trá. Chẳng nhẽ ông cũng đang nói những điều dối trá. Không có nền giáo dục nào hoàn mỹ cả. Chỉ có cá nhân giáo viên yếu kém chứ không có cả đội ngũ giáo viên yếu kém. Tôi đồng ý là cái tiêu cực xã hội đã xâm hại đến giáo dục, có người viết sách cũng thiếu trình độ cần thiết, có người biên tập sách giáo khoa cũng thiếu trách nhiệm (có khi là thiếu trình độ)nên để lại những lỗi không thể chấp nhận được. Nhưng tôi tuyệt đối không phủ định nền giáo dục nước nhà. Tôi muốn làm trong sạch thật sự cho nghề dạy học, như trước đây chúng ta thực sự coi người thầy như bậc thánh vậy. Điều này muốn làm được thì chính phủ phải ra tay, cả xã hội phải vào cuộc. Sách đầu tiên phải dạy cho học sinh đạo gốc là hiếu với cha mẹ. Khẩu hiệu là “Tiên học lễ – Hậu học văn” nhưng có khi “lễ” là gì ta cũng chẳng cần biết…Tôi nghĩ thấy sâu thì bắt sâu chứ chặt cả cây thì nguy hại.
Ngành giáo dục luôn hoàn thành nhiệm vụ làm trầm trọng thêm bệnh thành tích. Sự kết hợp giữa dạy chữ với việc nhồi nhét tư tưởng giáo điều của Đảng CS (vốn đã không còn đúng với thực tế xã hội) vào bộ nhớ của nhiều thế hệ đã vô tình tạo nên thói quen nói sai sự thật mà có lợi, thủ thuật này chỉ nên áp dụng trong việc điều trị bệnh nan y
Thuốc đắng dã tật
Chú ơi! một xã hội nói dối thì giáo dục cũng vậy thôi ạ. Cháu thấy ghê rợn khi cứ mở miệng ra là : Anh nói thật với em…Chị nới thật với em…Cháu nói thật với chú..
Thầy giáo giảng dạy trên bục giảng còn nói: Tôi nói thật với các anh chị…
Thật buồn chú nhỉ
Ơn đảng ơn chính phủ chúng ta được sống trong môi trường giáo dục như vậy…………..đắng
Thật đau khi nghĩ về nền giáo dục nước nhà.(giáo dục hay vô giáo dục)giáo em từ 1970
Tôi chỉ nói sự thật của chính mình là đi làm cũng đã 15 năm nhưng chưa thấy bài viết nào đúng như những bài của tác giả Ông giáo làng về giáo dục. Những con số báo cáo thực tế cứ bị thay đổi từ cơ sở cho đến cấp cao nhất, từ con kiến ra được con voi. Bên dưới sợ bị trù dập nên ngậm miệng cho xong, bên trên thấy không ai tranh đấu hoặc đấu chẳng được nên hậu quả là học trò cứ tốt nghiệp đều đều, kiến thức có hay không bố mẹ chúng và bản thân chúng chịu.
Trên bắt dưới phải dối trá, họ không thích nghe sự thật. Họ chỉ là lũ bịt tai trộm chuông.
Xã hội này đâu có cần sự thật. Đấy là một điều xa xỉ. Thế nên mới có câu “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Trong sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN – “Xạo Hết Chỗ Nói”, dưới sự lãnh đạo của đảng CS, mà là hiện thân của sự dối trá, thì tất yếu trong thành quả “một đất nước của những con người dối trá” chỉ là trong một tương lai gần. Buồn!
Thầy ơi, giả dối thấm dần từ bé đến lớn, tạo nên VĂN HOÁ cá nhân và văn hoá xã hội. Truyền thông cũng do những người giả dối làm, tiếp tục cổ suý cho văn hoá đó. Hành động bắt nguồn từ “động cơ”, khi động cơ của con người là vì lợi ích cá nhân/lợi ích nhóm, thì sự giả dối luôn có đất sống. Nếu động cơ và mục đích của từng người là vì xã hội phát triển, vì VĂN HOÁ tốt đẹp và vì sự liêm chính của bản thân, thì giả dối tự khắc mất đi. Điều này chỉ có thể thay đổi khi từng con người tạo nên văn hoá và tuyên truyền văn hoá ấy thay đổi mục đích/ động cơ hành động của họ. Tiếc thay, hiện nay, điều đó KHÓ VÔ CÙNG. Chỉ khi chính quyền hành động quyết liệt, chống sự giả dối một cách thật tâm và liêm chính VÌ LỢI ÍCH CHUNG CỦA DÂN TỘC, bộ máy truyền thông tuyên truyền liên tục về chống giả dối, đề cao sự thật, lúc đó xã hội mới dần thay máu được thầy ạ. Từ trên sẽ lan xuống dưới, rồi từ các thầy cô liêm chính và bố mẹ liêm chính mới lan xuống được từng đứa trẻ, tạo nên được những tầng lớp kế cận liêm chính. Trên không thay đổi thì dưới không bao giờ thay đổi !
Mầm dối trá còn vinh quang chói lọi thì làm sao diệt được ?