Truyện kể, thời Xuân Thu, Tấn Hiến Công  đem ngôi truyền cho Hề Tề con của một ái phi, giết Thái tử  Thân. Em của Thân là Trọng Nhĩ để bảo toàn tính mệnh, phải cùng mấy người tùy tùng bỏ nước Tấn mà đi.

Cuộc sống trong những ngày này vô cùng thiếu thốn. Một lần, họ lạc đường trên núi cao, liền mấy ngày không có gì ăn,bụng sôi ùng ục, ngửa mặt lên trời, than:

–         Ta đường đường là công tử nước Tấn mà chịu chết đói ở nơi này sao!

Một người hầu là Giới Tử Thôi, nghe tiếng than, vội chạy đến một nơi vắng vẻ, dung dao cắt một  miếng thịt ở đùi mình, nướng chin rồi dâng cho Trọng Nhĩ. 

Trọng Nhĩ thấy miếng thịt nướng, không kịp hỏi ở đâu, vội vàng ăn hết sạch. Sau hết, còn thòm thèm, miệng hỏi:

–         Thịt ở đâu ra thế, có còn không?

Giới Tử Thôi chỉ vào đùi mình, nói:

–         Thịt từ đùi của thần, công tử muốn ăn, thần sẽ cắt một miếng nữa.

Nhìn thấy đùi của Giới Tử Thôi còn chảy máu, Trọng Nhĩ cảm động chảy nước mắt.

Mười chin năm sau, công tử nước Tấn trở về nước lên ngôi vua, đó là Tấn Văn Công.

Vua cho tìm tất cả nước người đã lưu vong cùng với mình, phong quan, thăng tước, nhưng quên mất Giới Tử Thôi. Những người thân của Giới Tử Thôi bất bình, dâng thư lên Tấn Văn Công. Vua lập tức cho người đi tìm nhưng không thấy Giới Tử Thôi đâu. Tấn Văn Công bèn tự đi tìm cũng không thấy vì Giới Tử Thôi không muốn gặp vua, đã cùng mẹ trốn lên núi cao.

Tấn Văn Công không biết làm thế nào.

–         Cần phóng hỏa đốt núi, chỉ để lại một hướng, còn đốt ba hướng. Giới Tử Thôi tất phải chạy về hướng đó. Một đại thần hiến kế.

Tấn Văn Công bảo cứ thế mà làm. Nhưng cuối cùng cũng vẫn không tim thấy.

Sau khi  ngọn lửa dã tắt, Trọng Nhĩ cho người vào tìm trong khu rừng bị đốt cháy, thấy thi thể của Giới Tử Thôi và người mẹ.

Nhìn thấy cảnh ấy, Tấn Văn Công kêu khóc, vô cùng hối hận.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here