Chương thứ sáu: Thời đại anh hùng của người Trung Quốc xưa
I. Thời đại anh hùng – điểm chung trong lịch sử thế giới
Trong xã hội nguyên thuỷ và giai đoạn tiếp nối với thời đại văn minh , loài người phổ biến đã trải qua một giai đoạn lịch sử được gọi là “thời đại anh hùng”. Wecker trong cuốn “Khoa học mới” đã viết chính xác: “Tất cả các dân tộc đều trải qua thời đại của thần, họ đều cho rằng người đứng đầu trong giới thần là Thiên đế, sau đó lảitải qua thời kỳ anh hùng, các anh hùng đều cho rằng họ là con của các vị thần, trong đó Herquyn được coi là vị anh hùng vĩ đại nhất.”[1] Wecker còn cho rằng Ai Cập cổ đại từ rất sớm, người ta đã chia lịch sử làm 3 thời đại, thời đại của thần, thời đại của anh hùng và thời đại của người.. Ăngghen cũng cho rằng: “Tất cả mọi dân tộc văn hoá đều trải qua thời kỳ này (tức giai đoạn cao cấp của thời đại dã man) trải qua thời đại anh hùng của mình: thời đạikiếm sắt, nhưng đồng thời cũng là thời đại của cày sắt và rìu sắt.”[2] Rất rõ ràng, Ăngghen cho rằng, thời đại anh hùng vào thời đại đồ sắt, thật là không chính xác. Vì xem những tài liệu của những nhà khảo cổ thế kỷ 20, các “dân tộc văn hoá” mà họ gọi là thời đại anh hùng ấy, phần lớn thuộc thời địa đồ đồng hoặc thời đại dùng đồ đá cùng với kim loại, chỉ có một số nơi bước vào thời đại đồ sắt. Chẳng qua, Ăng ghen bàn về thời đại anh hùng không xuất phát từ trình độ sản xuất của họ mà chỉ chú tọng đến tính chất của xã hội lúc bấy giờ. Phần sau đây có thể cho chúng ta thấy những khái quát chủ yếu của ông về giai đoạn lịch sử này:
” Các cư dân ngày càng gắn bó hơn, dù đối nội hay đối ngoại đều đòi hỏi họ phải đoàn kết hơn nữa. Liên minh của những bộ lạc thân thuộc là điều tất yếu; không lâu sau, sự hoà hợp của các bộ lạc thân thuộc đã dẫn tới sự dung hợp lãnh thổ thành lãnh thổ chung của một dân tộc (volk) cũng trở thành tất yếu. Thủ trưởng quân sự của dân tộc Luckery, Baselery và Tiodian trở thành nhân viên công chức không thể thiếu. Còn những nơi không có đại hội nhân dân cũng đã xuất hiện đại hội nhân dân. Thủ trưởng quân sự, hội đồng nghị sự và đại hội nhân dân cơ cấu, phát triển thành các cơ quan của xã hội thị tộc dân chủquân sự. Gọi là chế độ dân chủ quân sự vì do chiến tranh và việc tổ chức tiến hành chiến tranh đã trở thành chức năng chính của đời sống thị tộc. Sự giàu có của người hàng xóm đã kích thích lòng tham của các dân tộc, ở các dân tộc này, việc giành được của cải đã trở thành mục đích quan trọng nhất trong cuộc sống. Họ là người dã man, tiến hành cuộc giành giật được họ xem là dễ dàng hơn lao động sáng tạo, thamạ chí còn là một việc làm vinh dự. Việc tiến hành chiến tranh trước đây chỉ là việc tiến hành báo thù với kẻ xâm phạm hoặc là để mở rộng lãnh thổ khi họ cảm thấy không đủ; còn nay tiến hành chiến tranh, không chỉ thuần tuý là cướp đoạt tài sản, chiến tranh đã trở thành công việc thường ngày.. Vì vậy, xung quanh những thành thị mới xây dựng họ thiết lập những bức tường cao không thể xâm phạm. Những thành cao hào sâu ấy đã trở thành huyệt mộ cho chế độ thị tộc, những lấu thành của nó đã đưa họ bước vào thời đại văn minh.. Nội bộ của họ cũng phát sinh tình hình tương tự. chiến tranh cướp đoạt đã tăng thêm quyền lợi của các thủ trưởng quân sự tối cao đến thủ trưởng quân sự cấp dưới; tập quán cùng một gia đình là biện pháp chọn người thế hệ sau đặc biệt từ khi chế độ phụ quyền được xác lập rôi dần chuyển thành chế độ thế tập, đầu tiên người ta chấp nhận, sau đó thành yêu cầu, cuối cùng chế độ thế tập tiếm quyền; cơ sở của thế tập vương quyền và thế tập quý tộc được xác định. Từ đó, cơ quan của chế độ thị tộc dần thoát ly gốc rễ nhân dân, thị tộc, bào tộc và bộ lạc của mình , toàn bộ chế độ thị tộc đã trở thành đối lập với nó. Nó từ là tổ chức của bộ lạc tự do xử lý những công việc của mình chuyển thành tổ chức của người hàng xóm cướp đoạt, áp bức, các cơ quan của nó cũng theo đó từ là công cụ ý chí của nhân dân chuyển thành cơ quan áp bức thống trị độc lập chống lại nhân dân mình.”[3]
Trong đoạn văn này của Ăngghen chủ yếu nói tới vấn đề quốc gia và áp bức giai cấp đã ra đời như thế nào, chứ không phải là đặc trưng của văn minh đương thời. Tuy ông nói đến thời đại anh hùng, nhưng chỉ nói nhiều về chiến tranh. Thực tế, người nguyên thuỷ một khi đột phá ranh giới của chế độ thị tộc, chiến tranh sẽ trở thành thường xuyên. Hơn nữa, ngay cả trong xã hội văn minh, chiến tranh vẫn cứ không dừng lại. Con người không phải là sinh vật thích chiến tranh, nhưng việc tranh giành những lợi ích vật chất tất nhiên sẽ dẫn tới cuộc sống của họ tốt hơn. Người xưa người nay đều như thế. Việc cướp bóc của người xưa bằng phương thức máu và lửa, đến thế kỷ 20 vẫn là như vậy, hai lần đạichiến thế giới đều là do tranh giành quyền lợi. Năm mươi năm trở lại đây, những bài học nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, địa vị già cỗi của nước Mỹ, chủ trương chủ nghĩa hoà bình tạm thời được đề cao và thực hiện. Nhưng dù sao đi nữa, sự tranh giành và cướp đoạt giữa các quốc gia vẫn chưa dừng lại chỉ có điều chiến trường đã chuyển từ sa trường thành thương trường., từ quân sự được thay bằng kinh tế. Hơn nữa, rất khó để đảm bảo loài người không trải qua những xung đột lớn không có những cuộc địachiến mang tính thế giới, thậm chí không thể đảm bảo rằng những nhân vật kiểu Hitle không còn xuất hiện. Chỉ cần một quốc gia coi trọng lợi ích tập đoàn, chiến tranh sẽ có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Vì thế, nếu xem thời kỳ đầu của văn minh, loài người cực kỳ hiếu chiến là không đúng; phẩm chất anh hùng của thời đại anh hùng chỉ lý giải bằng cướp đợtbf vũ lực là không thoả đáng.
Chế độ dân chủ quân sự là một đặc trưng của thời đại anh hùng, nhưng hai về này không tương đồng. Chế độ dân chủ quân sự là hình thức tổ chức xã hội, là một mắt xích trong giai đoạn quá độ từ xã hội thị tộc lên xã hội có giai cấp, còn thời đại anh hùng là thể hiện một tinh thần thời đại và một đặc tính của văn minh, là một mắt xích trong thời kỳ quá độ của người nguyên thuỷ từ dã man đến văn minh. Đây là ranh giới giữa văn minh và dã man đó là văn minh buổi đầu khi loài người bước vào xã hội văn minh.
Vậy thì rốt cuộc thời đại anh hùng có cảnh tượng văn minh như thế nào?
Trước hết đây là thời địa sùng bái anh hùng. Hơn nữa, sự sùng bái anh hùng lúc này là sùng bái anh hùng thuần tuý, đối tượng sùng bái là những ành thực sự, danh xứng với thực. Xã hội văn minh đời sau cũng có sùng bái anh hùng, nhưng anh hùng đã bị làm sai lạc,người được tôn thờ không nhất định là người mang tính anh hùng, rất có thể đó là người có chức quyền hoặc thành công trong sự nghiệp. Thành công trong sự nghiệp rõ ràng là mjmức độ của anh hùng, nhưng đó không phải là một. Anh hùng cũng có thể thành công, cũng có thể thất bại. Có thể nói, thành hay bại không thể coi là tiêu chuẩn để đánh giá anh hùng. Hơn nữa, trương xã hội văn minh, sự nghiệp có thể thành công hay không có nhiều nhân tố. Thậm chí có khi nó đổi được bằng thủ đoạn thấp hèn. Được làm vua, thua làm giặc, quan niệm về giá trị này của người văn minh là sự coi thường chủ nghĩa anh hùng. Chủ nghĩa anh hùng chủ yếu là khí phách, là năng lực để đạtthành sự nghiệp, chứ không tính đến kết quả. Người thành công có thể được xem là người anh hùng, phẩm chất của người anh hùng nhưng thất bãic thật đáng ca ngợi. Trong xã hội văn minh, trước có quyền thế, sau mới có quyền uy, sự lớn nhỏ của quyền uy quyết định ngôi vị cao hay thấp. Trong thời đại anh hùng, nhân vật có quyền uy đồng thời cũng là nhân vật anh hùng. Mặc dù họ có quyền thế, nhưng nguồn gốc của quyền thế là do tính anh hùng của họ.
Thứ hai, phẩm cách anh hùng của thời đại này chủ yếu thể hiện ở sự sùng bái sức mạnh. Nhưng tôn trọng sức mạnh không phải là hiếu chiến. Sùng bái sức mạnh có thể là giết kẻ địch ở chiến trường, cũng có thể trong lúc đi săn, nhưng đó chỉ là biểu trưng của sức mạnh chứ không phải là bản thân ý nghĩa của sức mạnh. í nghĩa của sức mạnh là ở sức khoẻ dồi dào, ở phẩm chất không sợ gian nan nguy hiểm, không sợ cường bạo. Hecquyn trong thần thoại truyền thuyết Hy Lạp chính là tượng trưng cho sức mạnh, là thần tượng tinh thần của người xưa.. Người ta sùng bái họ không phải là sùng bái sựnghiệp vĩ đại của họ mà là sùngbái khí chất của chủ nghĩa anh hùng thể hiện trong sự nghiệp vĩ đại của họ.
Thứ ba, thời đại anh hùng là điểm giao giữa dã man và văn minh, tức là giai đoạn cuối của xã hội thị tộc nguyên thuỷ, cũng là điểm mở đầu của xã hội văn minh. Con người lúc này vừa giữ lại cái thú vị hoang dã thời nguyên thuỷ, không chịu sự ràng buộc nào, vừa đồng thời không ngừng sáng tạo những quy phạm văn minh. Sự định vị lịch sử ấy quyết định thời đại anh hùng mang màu sắc của chủ nghĩa lãng mạncực kỳ bi tráng. Nietzsche đã nói đây là thời đại mà tinh thần của thần rượu và tinh thần của thần mặt trời soi rọi cho nhau, là màn mở đầu cuộc xung đột giữa thần Apôlô và thần Hanicanass để tranh giành thế giới tinh thần của loài người. Đây là cuộc đại cách mạng văn hoá theo ý nghiã thực sự, nền văn minh mới sẽ gổtửa những tậptục và truyền thống từ ngàn vạn năm. Nhưng cái khó của người xưa là, họ vui mừng tiến bước mạnh mẽ vào ngưỡng cửa văn minh nhưng đầy sợ hãi trước văn minh ; họ ngày càng xa rời truyền thống, nhưng lại tìm cách trở lại với không khí ấm áp của truyền thống. Tết thần Rượu của Hy Lạp có khả năng thể hiện đặc trưng này rõ nhất. Vào lúc này, con người không thích yên tĩnh và nhàn rỗi, không thích rên rỉ và oán thán, , nhưng dám yêu, dám hanạ, dám bộc lộ xúc cảm nên dễ chấp nhận những sóng gió trong cuộc sống; họ không thích suy tư, càng không thích cái gọi là phê phán, tất cả những gì của ngày xưa đối với họ đều tốt đẹp. Trên người họ không có cái bệnh văn minh, cái mà họ tôn sùng là cái đẹp hoang dã nguyên thuỷ và sự bi tráng của sinh mệnh thực sự. Đây là tinh thần sinmh mệnh được chủ thể hoá cao độ, nhưng đồng thời lại cũng nói rõ trạng thái sùng bái chưa chín muồi. Hoặc là không thành thục, họ mới có thể có được kiếp người đầy niềm vui và một thế giới đầy chất thơ. Theo lời của Wecker: họ “dường như chỉ có nhục thể mà không có khả năng suy tư, khi nhìn thấy một sự vật cụ thể họ đều có những cảm giác sinh động dùng trí tưởng tượng mạnh mẽ để lĩnh hội và phóng đại sự vật, dùng trí tuệ mẫn nhuệ để đưa về loại khái niệm của tính tưởng tượng, dùng sức ghi nhớ mãnh liệt để bảo tồn nó.”[4] Các dân tộc trong thế giới cổ đại đều có sử thi và truyền thuyết thần thoại của mình, nguyên nhân là do đó.
Thứ tư, thời đại anh hùng tuy đã bước qua ngưỡng cửa của văn minh, nhưng phương thức của cuộc sống truyền thống và hệ thống tín ngưỡng vẫn chiếm địa vị chi phối. Đặc biệt alg về quan hệ giữa Trời và người vẫn còn hỗn độn, chưa phân được chủ khách. Đây là Trời và người hợp nhất của thời nguyên thuỷ, là trạng thái tinh thần trong thời đại ấu thơ của nhân loại. Họ tin rằng Thần và người dung hợp, tin rằng sức mạnh của vu thuật. Tuy tư tưởng khoa học đã manh nha tức là đã có thể trừu tượng thần trong tính cách siêu nhân,nhưng tất cả tâm trí của nhân loại vẫn ở trong giai đoạn Trời và người hợp nhất. Trong quan hệ giữa người và Thần, họ cho rằng con ngflà nhỏ bé, tất cả đều nằm trong tay của thần. Còn thần ở khắp mọi nơi, chi phối mọi mặt của đời sống con người.Vì thế, thời đại anh hùng đồng thời là thời đại con người cực kỳ khiếp sợ. Họ thành kính thờ cúng thần, mọi chuyện trong cuộc sống đều có dấu ấn của thần thánh. Có lẽ chính vì thế, họ mới thấy được nét gần gũi, đáng yêu của thế giới mới thấy được cuộc sống có ý nghĩa.
Bốn điều nói ở trên là đặc trưng văn minh của thời đại anh hùng. Hoặc có thể nói, đặc trưng này là con người vừa đón nhận luồng gió của văn minh, đồng thời lại vẫn cố giữ lại những thói quen dã man thời nguyên thuỷ. Cái dã man này không phải là giết người tàn khốc, không phải là không biết đạo lý, mà là một loạidiệnmạo tinh thần, là một khúc ca của đưòi sống nguyên thuỷ chưa được văn minh gột rửa. Nó sùng bái nhục thể, sùng bái sức mạnh, không phân biệt Trời và người, không có ngăn cách chủ và khách, lãng mạn , sống như tự nhiên.
Thời đại ấy, xem các thần thoại truyền thuyết của các dân tộc được lưu truyền, các tài liệu nhân loại học và khảo cổ học gần đây thấy vốn là một giai đoạn lịch sử đã trải qua. Về điều này, có thể chứng minh mấy điểm sau: thứ nhất, các dân tộc văn minh đều từng trải qua sử thi và thần thoại truyền thuyết của mình; thứ hai, các dân tộc văn minh đều có một giai đoạn lịch sử cảm tính được trọng hơn lý tính, sức mạnh trọng hơn quy tắc; thứ ba, các dân tộc trong buổi đầu văn minh đều có trạng thái tư duy hợp nhất trời và người; thứ tư, các dân tộc trong buổi đầu văn minh đều trọng việc của thần hơn việc của người.
Cần phải chỉ ra là, rốt cuộc thời đại anh hùng là tính chung của lịch sử thế giới, nhưng cũng không loại trừ cá tính giữa các dân tộc, đặc biệt là phương thức biểu đạt cụ thể không giống nhau. Thời đại anh hùng của Ai Cập cổ đại, Babilon cổ đại rõ ràng khác với thời đại anh hùng của Hy Lạp, như sử thi (130) của Babilon cổ đại và sử thi Homere của Hy Lạp cổ đại hoàn toàn khác nhau, nhưng cá tính của thời đại anh hùng các dân tộc chỉ là cá tính với tiền đề là tính chung. tính chung là nguyên tắc, là tiền đề lớn mà cá tính chỉ là biến dị. Sự tồn tại của cá tính không phủ định sự tồn tại của tính chung. Vì trong thời đại anh hùng, đặc sắc văn minh do diễn tiến tư duy chung của nhân loại quyết định. Nói cụ thể, đây là hình thái văn minh xuất hiện trong hình thái quá độ từ tiền tư duy logic đến tư duy logic.
Vấn đề là, nếu nói thời đại anh hùng là giai đoạn trải qua của các dân tộc, vậy thì thời đại anh hùng của dân tộc Hán của Trung Quốc có diện mạo như thế nào? Theo sự lý giải về thời đại anh hùng của Ăngghen, tức thời đại chế độ dân chủ quân sự thì không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã trải qua, sách giáo khoa lịch sử mấy chục năm trở lại đây cũng đại thể viết như vậy. Nhưng, trong đoạn văn trên chúng ta đã nói, thời đại anh hùng không chỉ có thể hiểu là thời đại của chế độ dân chủ quân sự. Nó có một mặt coi trọng sức mạnh và hiếu chiến, nhưng cái chủ yếu là tinh thần thời đại độc đáo và phẩm cách văn minh, điểm chủ yếu của nó là lĩnh vực tinh thần, chứ không phải là lĩnh vực kinh tế hoặc quân sự. Chỉ cần chúng ta đi saua vào truyền thuyết của Trung Quốc,, hoặc dùng con mắt văn hoá học xem xét những tài liệu khảo cổ còn lại của thời viễn cổ của Trung Quốc, sẽ phát hiện, rất sớm từ thời Ngũ Đế và hai đời Hạ, Thương, văn minh Trung Quốc cũng là có phẩm cách anh hùng, giống như hình thái văn minh mang dáng vẻ độc đáo vừa không giống với xã hội thị tộc cũng không giống với xã hội sau đời Chu. Các học giả thường gọi ba đời Hạ, Thương, Chu, thực tế là, Hạ, Thương (đặc biệt là đời Thương) rất khác với đời Chu. Nói chính xác, thời đại Ngũ Đế trong truyền thuyết và hai đời Hạ, Thương chính là thời đại anh hùng trong lịch sử Trung Quốc.