Chương thứ bảy     Sự sùng bái thần linh của thời đại viễn cổ

 I. Quy luật về sự sùng bái thần linh của người xưa

 Người và động vật khác nhau ở nhiều mặt, sự khác nhau quan trọng nhất là con người có một thế giới mà động vật không thể có – thế giới của thần.

Vì sao con người lại sáng tạo ra một thế giới thần linh bên ngoài bản thana mình? Vì sao lại giao vận mệnh của mình cho thần làm chủ? Đây là một chủ đề đã có từ lâu, thời cổ Hy Lạp ở phương Tây từ rất sớm nhiều triết gia đã suy nghĩ về vấn đề này. Hàng ngàn năm nay, người ta nhìn chung đã có một câu trả lời  từ sớm, con người đã sùng bái thần do nỗi sợ hãi với tự nhiên. Đêmôcrit, Lucrêtius, Plinuxơ đều theo quan điểm này. Các nhà tư tưởng Khai sáng cận đại Phơbach, Mac, Ăngghen đã phát triển và mở rộng nó. Các tài liệu giáo khoa hiện nay của chúng ta đều được viết theo quan điểm này.

Không thể phủ nhận, thần có nguồn gốc từ sự thiếu hiểu biết tự nhiên của người nguyên thuỷ, từ đó dẫn tới sự sùng bái tự nhiên. Nhưng vấn đề đặt ra là, vì sao người nguyên thuỷ từ sự thiếu hiểu biết tự nhiên lại dẫn tới  sùng bái tự nhiên? Nếu chỉ là do tâm lý khiếp sợ thì họ chỉ có thể sùng bái một số vật tự nhiên và hiện tượng tự nhiên có sức mạnh như gió, mưa, sấm, chớp, mặt trời, mặt trăng, sao, đêm tối,  sói lang, hổ báo, chứ không thể khiếp sợ những đối tượng có tính cách ôn hoà không uy hiếp sự tồn tại của loài người? Nhưng những tài liệu do nhân loạihọc cung cấp lại hoàn toàn trái ngược. Người xưa không chỉ thần thánh hoá các vật tự nhiên uy nghiêm và hung bạo mà phần lớn lại thần thánh hoá các vật chẳng có gì là uy nghiêm hung bạo. Cuốn “Thi. Thương tụng” viết: “Trời ra lệnh cho con huyền điểu hạ xuống sinh ra Thương.”, cuốn “Sử ký. Ân bản kỷ” cũng nói  Giản Địch nuốt trứng của huyền điểu mà sinh ra Khiết, tổ tiên của nhà Thương. Huyền điểu tức là yến tử. Trong các loài thú biết bay, tính cách của yến tử cực kỳ ôn hoà., không gây sự khiếp sợ một chút nào với con người. Nhưng lại được tổ tiên của người Ân thờ là quái vật. Ngoài ra, nhiều dân tộc trên thế giới đều có tậpquán thờ cúng. “Sơn hải kinh. Tây sơn kinh” cũng viết  nhiều bộ tộc nguyên thuỷ ở vùng Cam Túc, Thanh Hải đều thờ thần “hình dê mặt người”. Đến tận ngày nay, tộc Khương ở vùng thượng du sông Mân,  Tứ Xuyên vẫn treo hai sừng dê tượng trưng cho thần dê trên tường. Trong chữ Hán của Trung Quốc, hai chữ “mỹ” (    ) và chữ “thiện” (    ) đều từ chữ “dương” (    ), chứng tỏ dân tộc Hán thời cổ cũng có tập quán thờ dê. Trong các loài động vật có thân hình to lớn, dê là con vật hiền lành nhất. ở Ai Cập cổ đại, người ta thậm chí còn sùng bái cả ruồi, bọ cánh cứng, ếch, châu chấu. Những hiện tượng này đã chứng minh đầy đủ, người nguyên thuỷ sùng bái tự nhiên không phải là từ sự khiếp sợ vật sùng bái.

Nửa cuối thế kỷ 19, nhà văn hoá nhân loại học Taylo trong cuốn “Văn hoá nguyên thuỷ” có giá trị như mở ra một thời đại mới đã đưa ra quan diểm “vạn vật có linh hồn”. Ông cho rằng, người nguyên thuỷ sở dĩ có quan niệm vạn vật có linh hồn điểm quan trọng nhất là sự lý giải  của người nguyên thuỷ về thana thể mình lúc sống và lúc chết. Thứ nhất,  người nguyên thuỷ lý giải nguyên nhân mộng mị, bệnh tật và chết chóc; thứ hai, suy nghĩ về hình tượng  của con người trong giấc mộng và ảo giác. Họ cho rằng,  con người sở hữu hai vật thuộc về họ, đó là sinh mệnh và cái bóng (phanton). Hai loại này đều có quan hệ mật thiết với thân thể. Sinh mệnh khiến cho thân thể có thể có cảm giác, tư tưởng và tiến hành hoạt động, còn cái bóng cũng chính là hình tượng của thân thể và cái tôi thứ hai. Hai thứ trên đều có thể được xem là thứ cách biệt với thân thể. Khi sinh mệnh tách khỏi thân thể,, con người sẽ hôn mê hoặc chết; cái bóng là thứ luôn theo thân thể và luôn có khoảng cách nhất định. Như vậy, người nguyên thuỷ đã đem sinh mệnh và cái bóng liên hệ làm một , cho rằng sinh mệnh và cái bóng đều thuộc thân thể. Cái bóng này chính là linh hồn, “nó có thể tách khỏi  rất xa nhưng lại có thể gắn liền với nhục thể, có thể nhanh chóng di chuyển từ một nơi này đến một nơi khác. Nó không thể sờ thấy hoặc không thể nhìn thấy nhưng rõ ràng nó là một lực lượng vật chất (physicalpower). Đặc biệt nó là một thứ có thể vừa rời xa thân thể, lại giống với cái bóng xuất hienẹ khi con người tỉnh táo hoặc trong giấc mộng, hơn nữa, khi con người chết rồi nó vẫn có thể tiếp tục tồn tại, có thể nhập vào hoặc thông qua một người, động vật hay sự vật  khác, khống chế chúng, hoạt động bên trong chúng.”

Vào buổi đầu, con người khi so sánh với độn gvật, họ không có được cảm giác hơn hẳn như ngày hôm nay, càng không có cách gọi đẹp là “động vật cao cấp”, Sự khác nhau giữa con người và động vật chỉ là sự khác nhau về mặt sinh vật học, không có khái niệm cấp cao hay cấp thấp. Khi so sánh con khỉ với con kiến cũng không thể có kết luận năng lực của con khỉ hơn con kiến. Tất cả mọi vật trên thế giới  đều là những vật tồn tại giống như họ, không phân biệt cao hay thấp, ưu hay liệt. Như vậy, họ rất dễ đem sự thể nghiệm những mộng tưởng của bản thân mình gán cho các động vật khác. Chỉ có điều là các động vật khác có giấc mộng hay không, họ không sao biết được. Sự khác nhau về loài động vật, họ không có cách dùng ngôn ngữ để trao đổi. Người nguyên thuỷ cho rằng, tất cả  (bao gồm cả giới động vật) đều biết chạy nhảu, đều có ngũ quan tứ chi, cũng biết nghe, biết phát ra  âm  thanh, biết hít thở, có sống chết, sinh đẻ, nhất định là cùng giống với người, cũng có giấc mơ, cũng có linh hồn.

Có thể tưởng tượng, quan niệm vạn vật hữu linh ban đầu chỉ có ở giới động vật. Ngày nay, từ trong rất nhiều tài liệu nhân loại học, chúng ta có thể tìm được bằng chứng cho điều này. (1) càng ở những dân tộc hoặc bộ lạc có trình độ văn minh thấp, càng ở trong giai đoạn tôn thờ các thần động vật. Chỉ có ở các dân tộc có trình độ văn minh tương đối cao mới có vừa tôn thờ thần động vật vừa  tôn thờ các thần thực vật và tôn thờ tổ tiên. (2) Trong số các dân tộc ở  trình độ văn minh tương đối cao này, những truyền thuyết phản ánh sự tôn thờ thần động vật    thường có lịch sử lâu đời hơn truyền thuyết phản ánh tôn thờ thần thực vật và thần thiên thể.

Mang lại hứng thú cho chúng ta nhất là thần thoại Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp, hầu hết các thần có lịch sử lâu đời đều có nguồn gốc từ động vật. Thần Apôlô có nguyên nghĩa là “đồ giữ cửa”, một tên khác là sói. Sói và “đồ giữ cửa” có quan hệ như thế nào, hiện chúng ta không thể biết được, nhưng có thể đoán định,  “đồ giữ cửa” nhất định là động vật, cũng có học giả cho rằng  “đồ giữ cửa” là chó。Nữ thần Actêmit từ rất sớm cũng là thần động vật. ảư thi Hômerơ nói, bà là thần động vật chuyển biến thành thần săn bắn. Người Tauris  khi tế thần Actêmit phải cắt một vết nhỏ trên cổ một người để cho máu chảy ra. Người Alikêria ở cách La Mã không xa  cũng có nghi thức lấy máu tế thần như thế. Dùng máu để hiến tế thần ý chỉ ban đầu các thần cũng là động vật ăn thịt. Thần biển Pôdêiđông có một tên khác là    157    tức là thần ngựa, tại nhiều nơi ở Hy Lạp được thờ làm thần bảo hộ cho nghề nuôi ngựa. Đặc biệt ở những nơi cử hành những cuộc thi đấu kỷ niệm đều có đua ngựa.

Tại Ai Cập cổ đại, con người sùng bái sớm nhất  cũng là dê, trâu, sói, cò, hạc, cá sấu, rắn, …, Trung Quốc cổ đại, sùng bái sớm nhất cũng   là các thần động vật  gấu, dê, chó, báo, hổ, lợn, rắn. Cái gọi là “tứ linh” xuất hiện về sau (long, ly, quy, phượng) cũng là động vật hoặc biến dị của động vật. Thần Nông, Phục Hy, Nữ Oa, Tây Vương Mẫu, Hoàng Đế, Viêm Đế, Đại Vũ trong truyền thuyết, ở nghệ thuật tạo hình cổ đại phần lớn đều là hình tượng nửa người nửa động vật cũng có thể chứng minh ban đầu vốn là sùng bái động vật.

Khoảng tjhiên niên kỷ thứ 8 trước công nguyên, loài người đã phát minh ra nông nghiệp.

Trước đó, con người sinh sống bằng săn bắn và hái lượm. Săn bắn gặp rất nhiều nguy hiểm, thường không săn được thú mà ngược lại nguy hiểm cho tính mệnh. Hái lượm hoa quả đòi hỏi phải vượt núi trèo đềo, cũng có khi gặp nguy hại bởi mãnh thú. Sự tiến hoá dần dần và giao tranh với đại tự nhiên  khiến con người quyết định  lựa chọn cách mưu sinh mới. Vì thế, trong quá trình hái lượm , loài người cũng phát hiện ra một số loài thực vật, có quy luật tự nhiên mỗi năm đâm chồi nảy lộc,  ra hoa kết trái, , do nhu cầu sự thay đổi của hình thái hôn nhân, cuối cùng, từ hái lượm chuyển sang trồng trọt, nông nghiệp nguyên thuỷ đã được ra đời.

Điều con người quan tâm trực tiếp nhất đối với nông nghiệp là thu hoạch được sản phẩm. Trong hoàn cảnh tri thức tự nhiên còn nhiều thiếu sót, con người không tránh khỏi việc áp dụng quan niệm vạn vật hữu linh vốn đã có sẵn trong đầu mình với tất cả đất đai, thiên thể và cây cối.  Điều kiện thứ nhất cho sự sinh trưởng của cây cối là đất đai, đất mầu thì bội thu, đất cằn thì thất thu. Nhưng người nguyên thuỷ không thể lý giải được nguyên nhân là do đất đai, thậm  chí còn có thể không biết điều cơ bản đất đại màu mỡ là thế nào, đất đai càn cỗi là sao. Điều mà họ biết chỉ là  vậy thu hoạch sản phẩm được quyết định bở đất đai theo một mối liên hệ nhân quả đơn giản. Sau đó, sự sinh trưởng của vạn vật cần những điều kiện tự  nhiên tương ứng. Các yếu tố ánh sáng, mưa gió, băng tuyết, không thể nhiều cũng không thể ít. nhiều thì thành tai hoạ, ít cũng thành tai hoạ. Thứ ba,  loài người ban đầu dựa vào quá trình sinh trưởng của thực vật như nảy mầm, ra  lá, trổ hoa, kết quả, vào hạt đã hiểu được thực vật cũng như động vật  có sinh mệnh. Có sinh mệnh tức là có linh hồn, nghĩa là có khả năng thành thần. Từ những suy nghĩ đó người xưa đã đem quan niệm vạn vật hữu linh của giới động vật mở rộng sang cả giới thực vật, thiên thể, đất đai, vì thế sinh ra sự sùng bái thần thực vật.

Sự sùng bái của con người với các thần thực vật trực tiếp bắt nguồn từ nông nghiệp. Vì thế,  chúng ta có thể gọi sự sùng bái các thần có liên quan tới nông nghiệp là sự sùng bái các thần thực vật. Nó biểu hiện ở sự sùng bái thần nông sản, sùng bái thần thiên thể, sùng bái thần đất đai.

Trong sự sùng bái các thần nông sản, các dân tộc khác nhau có sự sùng bái khác nhau. Tại vùng Trung nguyên của Trung Quốc cổ đại, sùng bái thần ngũ cốc, đó là Tắc (hạt kê). “Thuyết văn giải tự” giải thích “tắc đứng đầu ngũ cốc”. Trên thực tế, “tắc” là tên gọi sản phẩm nông nghiệp xưa nhất của người Trung nguyên. Về sau, lúa, mạch, thử, đậu đều trở thành thực vật của Trung nguyên, người ta đã lấy thần tắc chuyển nghĩa cho các laọi sản phẩm ngũ cốc, trở thành tượng trưng cho ngũ cốc.. Cuốn “Phong tục thông nghĩa. . Kỵ điển” viết:  “Ngũ cốc có rất nhiều, không thể thờ hết nên lập tắc để thờ.” Chính là nói điều này. “Tắc”  đứng đầu ngũ cốc nên  người xưa gọi viên quan quản lý nông nghiệp là Hậu Tắc. Hậu Tắc nghĩa là “đứng sau Tắc”. “Thuyết văn giải tự” giải thích “hậu” là  “ra lệnh để bố cáo cho khắp bốn phương”. “Tả truyện” cũng viết: ” “Tắc chính là ruộng.” Về sau người ta đem thần ngũ cốc là tắc hợp cùng với người quản lý nông nghiệp là Hậu Tắc gọi là thần Tắc. Cuốn “Lễ ký. Tế pháp” viết:

“Từ khi có thiên địa, con của thần Lịch Sơn được gọi là Nông. Nông có thể sinh rất các loại ngũ cốc. Nhà Hạ suy, nhà Chu lên thay, Nông được tôn làm thần Tắc.”

“Tả truyện. Hoàn công thập nhất niên” cũng nói:

“Con trai của thần Liệt Sơn gọi là Trụ, cũng được gọi là Tắc, từ đời Hạ đã được tôn thờ, đến đời Chu được gọi là Tắc; từ đời Thương  được  thờ cúng.”

ở Hy Lạp cổ đại, nho là cây kinh tế chủ yếu của con người, thần Nho cũng trở thành đối tượng sùng bái chủ yếu  của con người, Sự sùng bái thần rượu Điônidốt thực tế là sự sùng bái thần nho. Trong thần thoại, sự tích chủ yếu của Điônidôt đều có quan hệ với nho. Khi bọn cướp biển dùng xích sắt tró ông ta lại, chuẩn bị bán ông làm nô lệ, xích sắt tự tung ra, trên cột buồm của thuyền lập tức leo đầy những cây nho. Ông đi du lịch các nơi trên thế giới, đến đâu cũng truyền bá cách trồng nho và kỹ thuật làm rượu nho. Trong nghi thức tế lễ ông, trên đầu những  phụ nữ  đều mang những chiếc mũ   được làm  bằng những cành của cây nho.

Cùng với sự sùng bái các thần cây trồng, trong quá trình sinh trưởng của các loại cây trồng, người ta còn phát hiện ra mối quan hệ  nội tại giữa sinh trưởng và thời tiết, do đó, gió, mưa, sấm, chớp đặc biệt là mặt trời có quan hệ to lớn với việc mất mùa của cây trồng. ánh sáng mặt trời quá nhiều, cây trồng thất thu; mưa quá nhiều, cây trồng thất thu. Ngược lại, chỉ khi gió hoà mưa thuận, cây trồng mới có thể bội thu.  Từ  những quan sát đơn giản này, người xưa lại hiểu ra một điều, thành quả của người ta như thế nào, không quyết định bởi bản thân mình, cũng không hoàn toàn quyết định bởi bản thân cây trồng, mà là quyết định do trời. Họ đem  quan niệm vạn vật hữu linh  từ mặt đất đưa lên trời, cho rằng, mặt trời, mặt trăng, , gió mưa sấm chớp đều có thần linh.

Một nội dung khác trong sự sùng bái các thần thực vật là sùng bái thần đất. Đất dai là yếu tố thứ nhất trong sản xuất nông nghiệp. Tuy người xưa chưa thật lý giải được mối quan hệ giữa đất đai cằn cỗi và mầu mỡ, no có một hiện tượng họ thấy được rất rõ ràng, đó là sự khác nhau của sản phẩm thu được trên các mảnh đất khác nhau. Vì thế, trước sự thiếu hụt hiểu biết về đất đai, họ chỉ có thể giải thích sự khác nhau đó do  một lực lượng siêu tự nhiên, tức là sự tồn tại của thần đất. Trước đây, rất nhiều học giả đã chio nguyên nhân sùng bái thần đất là do buổi đầu, loài người khiếp sợ trước một hiện tượng tự nhiên là động đất. Nói như vậy rất khó thuyết phục người hôm nay. Ths nhất, động đất tuy có nhưng không phải là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra. Hơn nữa, người xưa vào buổi đầu không nhà không cửa, lại chẳng có một chút tài sản, sự uy hiếp của động đất với con người không thật sự lớn; thứ hai, sự sùng bái thần đất của nhiều dân tộc thường có quan hệ với  nông nghiệp. Đêmête trong thần thoại Hy Lạp là thần Đất của thời địa Mixen được mọi người sùng bái, bà chủ yếu là thần bảo hộ cho nông nghiệp, trong nghệ thuật tạo hình, tay bà cầm lẵng quả, đầu đội cái mũ tết bằng lúa mạch, hoàn toàn là một dạng nữ thần của mùa màng bội thu. Trong thần thoại Trung Quốc,  sự sùng bái thần đất và sùng bái thần cây trồng  có mối liên hệ vo cùng mật thiết trong truyền thuyết. “Hoài Nam tử” viết: “Vũ vì  thiên hạ nên đã chết vì xã.”  Cuốn “Quốc ngữ. Lỗ ngữ” cũng chép: “Bá Cửu vốn dòng dõi Cộng Công, con Bá Cửu là Hậu Thổ có thể san bằng đất đai nên được thờ làm vị thần gọi là Xã.” Ngoài ra, trong các sách cổ đều cho rằng  Tắc là ngũ cốc, Xã là đất đai. Về sau “ã tắc được ghép lại  gọi chung vơi snhau, hàm nghĩa của “tắc” được chuyển dần vào trong “xã”. Vì “xã tắc”  không chỉ chỉ đất đai mà còn chỉ sản vật thu được trên mảnh đất ấy.

Tiếp theo sự sùng bái thần động vật, thần thực vật là sùng bái tổ tiên.

Xã hội mẫu hệ lấy thị tộc làm đơn vị cơ bản, còn xã hội phụ hệ thị tộc bắt đầu giải thể, xuất hiện hình thức gia đình lấy cơ sở tổ tiên là người đàn ông. Trong gia đình, người đàn ông có tuổi cao nhất có uy quyền rất lớn, các thành viên khác trong gia đình chỉ có việc nghe theo người gia trưởng. Sự kết hợp giữa quyền uy cao nhất và quan niệm linh hồn bất diệt đã làm xuất hiện ý thức sùng bái tổ tiên sớm nhất. Người ta cho rằng tổ tiên đã  chết tuy rời xa thế giới này nhưng vẫn nắm vận mệnh của toàn gia đình cho nên vẫn có sức khống chế không thể coi thường với thành viên trong gia đình. Từ những tài liệu nhân loại học, nhiều dân tộc ở châu Phi, Trung Mỹ đều cử hành sùng bái tổ tiên; các tài liệu lịch sử đã ghi, Nhật Bản, Triều Tiên, Hy Lạp, La Mã cũng từng có tậpquán sùng bái tổ tiên. Đặc biệt ở Trung Quốc cổ đại, việc thờ cúng tổ tiên rất phổ biến. Cuốn “Lễ ký. Tế pháp” ghi  sớm nhất là thời Ngũ Đế, đã có thờ cúng tổ tiên.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here