Chương thứ năm: Văn minh nhà Thương

 I. Quan hệ giữa nhà  Thương và nhà Hạ

 Thương là vương triều thứ hai trong lịch sử Trung Quốc, do lật đổ được sự thống trị của vương triều Hạ mà giành được chính quyền.

Nhà Thương có thể thay thế nhà Hạ, đứng về mặt văn hiến là do ông vua cuối cùng của nhà Hạ là vua Kiệt hoang dâm vô đạo. Cuốn “Thượng thư. Thang thệ” viết: “Vua Hạ nhiều tội nên bị trời giết”, , sau đó lại liệt kê những tội ác của vua Kiệt như: Vua Kiệt kìm kẹp nhân dân, chia cắt đất đai. Dân chúng vì thế mà lười nhác, không chịu đoàn kết lại. Họ còn nói: nhà Hạ chưa tàn, ta còn quyết chết cùng ngươi (vua Kiệt)”. Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc có thuyết nói rằng vua Kiệt do ham mê nữ sắc mà mất nước. Cuốn “Sở từ. Thiên vấn” cũng nói: “Kiệt đánh Mông Sơn nhưng không chiếm được  Muội Hỷ, Kiệt lại đam mê nữ sắc, ca hát nên bị nhà Thương thay thế.” Về sau, cuốn “Thái bình ngự lãm” quyển thứ 82 dẫn lời cuốn “Đế vương thế kỷ” viết càng ly kỳ:

“Vua Kiệt hoang dâm bạo ngược, chỉ lo thu nạp mỹ nữ vào cung. Để xây lầu son gác tía phải dùng tới ba nghìn cột nhà bằng vàng. Bắt đàu làm nhà ngói để trông mây mưa, bắt nhiều ngflàm con hát, say sưa bày ra trò vui lạ, đàn ca dìu dặt, ngày đêm cùng Muội Hỷ và cung nữ uống rượu, thường đặt Muội Hỷ trên đầu gối. Muội Hỷ thích nghe tiếng xé lụa, Kiệt cho lụa để làm vừa lòng. Dùng người kéo xe, núi thịt rừng nem, đổ rượu thành ao, một tiếng trống, hơn ba nghìn người ngưu ẩm, say rồi chết đuối, cho hổ vào phố để thấy sự sợ hãi của mọi người.”

Vua Kiệt nhà Hạ hủ bại tới mức ấy, khó có thể nghi ngờ, được làm vua thua làm giặc đó là quan niệm về giá trị của người Trung Quốc , văn nhân các đời cũng thường tuyên truyền quan niệm trên. Trên thực tế,  xã hội viễn cổ rất tôn sùng nền chính trị thực lực, ai có thực lực mạnh, người đó có thể làm chúa tể Trung Nguyên. Thời kỳ Xuân Thu, vua Sở đã hỏi thăm các vương tôn về sự nặng nhẹ của đỉnh, thực chất là dựa vào sức mạnh quân sự để khống chế Trung Nguyên, làm chủ Hoàng Hà. Trước đó hơn nghìn năm, vua Thang nhà Thương cũng như thế. Ông ta nhân vương triều Hạ dân oán nước nhược, có ý cướp quyền thay thế nhà Hạ, liền mượn cớ thay trời hành đạo, lấy hữu đạo đánh vô đạo. ấn tượng để lại cho mọi người là ách thống trị của nhà Hạ là thiên hôn địa ám (vô cùng tăm tối), dân không còn đường sống, từ đó dẫn tới cách mạng xã hội để trừ ông vua bạo ngược. Cuốn “Thượng thư. Thang thệ” và “Ân bản kỷ” của Tư Mã Thiên đều xem xét lịch sử theo cách nhìn đó.

Trên thực tế, việc vua Thang nhà Th- đánh đuối vua Kiệt nhà Hạ  khác với cuộc đấu tranh giữa nông dân khởi nghĩa với thế lực quý tộc sau này. Những cuộc cách mạng xã hội từ thời Tần Hán về sau, chủ yếu là tầng lớp dưới đánh tầng lớp trên, hoặc là sự phản kháng của tầng lớp bị trị, hoặc là cuộc tranh giành quyền lợi trong nội bộ tầng lớp thống trị. Cuộc “cách mạng” của Thương Thang là vấn đề tranh quyền làm chủ Trung Nguyên, là cuộc đấu tranh giữa nước chư hầu với vương triều chuyên chế. Cho dù mối quan hệ giữa Thương Thang và Hạ Kiệt là mối quan hệ quân thần, nhưng lại không hoàn toàn như vậy. Quan hệ quân thần lúc ấy dựa vào vũ lực chứ không phải là cương thường đạo lý. Hơn nữa, quan hệ giữa các nước chứ hầu với nhà nước chuyên chế cũng không phải là quan hệ giữa địa phương với trung ương. Các nước chư hầu có nghĩa vụ “tuỳ theo đât đai để cống nạp”, nhưng dù sao, họ vẫn là thế lực cát cứ một vùng, vương triều nhà Hạ không thể tuỳ ý sai khiến. Nếu nước chư hầu không nghe theo, vương triều nhà Hạ chỉ có cách dùng vũ lực trừng phạt, thậm chí là tiêu diệt, chứ không thể dùng chiếu thư để giải quyết vấn đề.

Hơn nữa, quan hệ giữa nhà Thương và nhà Hạ còn có một hàm nghĩa riêng, đó là tổ tiên của họ đều là thành viên của ban nghị sự trưởng lão vào hai thời Nghiêu, Thuấn. Theo cách nói hiện đại, họ là đồng sự. “Ân bản kỷ” viết:

“Khế  thời Ân có mẹ là Giản Địch, con gái là Nhung Thi là thứ phi của Đế Cao. Khi ba người đi tắm, nhìn thấy chim huyền đẻ ra quả trứng. Giản Địch liền nuốt lấy, về nhà mang thai, sinh được Khế. Khế lớn lên từng có công giúp vua Vũ trị thuỷ. Đế Thuấn ra lệnh cho Khế: Ngươi phải coi trăm họnhư người xa lạ, không được lấy ngũ phẩm làm trọng. Ta phong cho ngươi làm quan Tư đồ để định ra ngũ giáo, từ đó đem giáo dục, phổ biến cho dân chúng.” Và phong cho Khế nhà Thương , cho lấy họ là Tử thị. Khế hưng thịnh vào các thời Đường, Ngu, Đại Vũ, công lao ai cũng biết tới, thiên hạ được bình yên.”

Khế là tổ tiên của người Thương. Theo “Ân bản kỷ”, Khế là đời sau của Đế Cao, một trong Ngũ Đế, tuy mẹ nuốt trứng chim mà sinh ra Khế,, Khế không được coi là con của Đế Cao, nhưng xét theo thế hệ, Khế là đời sau của Đế Cao, điều đó không còn phải nghi ngờ. Cũng là nói, theo truyền thuyết, Khế là người cùng thời với Nghiêu, Thuấn, Vũ, cùng là quý tộc trong liên minh bộ lạc đương thời. “Ngũ Đế bản kỷ” cũng viết  Khế là đồng liêu của Bá Di, Khí, Vũ:

“22  người  đó đều lập nên những công trạng lớn. Hão Đào làm đại lý, dân chúng đều phục và làm theo, Bá Di chủ lễ, trên dưới đều phải nhường nhịn. Thuỳ quản việc làm ăn, việc nào cũng hoàn thành. Ich quản việc tính toán, lo chia sông ngăn núi.  Khí lo việc trồng trọt, cây cối nào cũng đều gieo trồng theo thời vụ. Khế lo việc tư đồ, trăm họ hoà hợp với nhau. Long lo việc khách khứa, người xa cũng năng đến chơi. Công việc của họ được thi hành khắp mười hai mục, Cửu Châu không nơi nào dám trái lời. Duy có công lao của Vũ là lớn nhất, Vũ san bằng chín trái núi, thông chín đầm, ngăn chín con sông, định ra Cửu châu; lại tuỳ theo chức vụ của từng châu thu đồ cống tế, việc gì cũng rất hợp lý.”

Về những sự tích liên quan đến Ngũ Đế, tuy ghi chép của Tư Mã Thiên không hoàn toàn phù hợp với sự thực lịch sử  no việc ông cho rằng tổ tiên của người Thương và người Hạ là cùng một thời , hơn nữa đều có công trạng hiển hách là điều có thể tin được. Nhà Hạ có 17 vua, trải 14 đời, còn tộc Thương tính từ Khế đến Thang cũng là 14 đời. Cuốn “Quốc ngữ. Chu ngữ hạ” viết: “Huyền vương chăm công việc nước Thương[1]  , trải 14 đời  mới bắt đầu hưng thịnh.” Cuốn “Tuân Tử. Thành Tương” viết: “Vua Khế sinh ra  Chiêu Minh, ẩn trong hòn đá Thương mới lộ ra. Được 14 đời, có Thiên Ât được Thành Thang.” “Ân bản kỷ” của Tư Mã Thiên cũng chia thế hệ theo 14 đời như trên, đồng thời còn ghi rõ:

“Vua Khế mất, con là  Chiêu Minh lên thay. Minh mất, con trai là Tương Thổ lại lên thay. Tương Thổ mất, con trai Xương Nhược lên thay, Xương Nhược mất, con là Tào Linh lên thay. Tào Linh mất, con là Minh lên thay. Minh mất, con là Chấn lên thay. Chấn mất, con là Vi lên thay. Vi mất, con là Báo Đinh lên ngôi. Báo Đinh mất, con là Báo Ât lên ngôi; Báo Ât chết, con là Báo Bính lên thay. Báo Bính chết, con là Chủ Nhâm lên thay. Chủ Nhâm mất, con là Chủ Quý lên thay, Chủ Quý mất, con là Thiên Ât lên thay, đó là Thành Thang.”

Đièu đáng chú ý là sự phân chia thế hệ của Tư Mã Thiên cũng có thể tìm thấy nhiều dấu tích chứng minh trong giáp cốt văn. Ví dụ trong bốc từ đều có ghi chép về Báo Ât, Báo Bính, Báo Đinh, Chủ Nhâm, Chủ Quý, …

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here