Chương 4. Văn minh thời nhà Hạ
I. Nguồn gốc của Hạ
Lịch sử văn minh của Trung Quốc chủ yếu là lịch sử của dân tộc Hán, nhưng “người Hán” hoặc “tộc Hán” mới chỉ có từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang. Thời Tiên Tần vẫn chưa có cách gọi “Hán tộc”. Người Trung Quốc chính thống lúc ấy gọi là “Hạ” hoặc “Hoa Hạ”.
Hơn nữa, từ “Trung Quốc” cũng ra đời khá muộn. Theo khảo sát, từ này được nhắc đến sớm nhất là cuốn “Hà Tuân Minh” viết từ thời Đông Chu. Sách này viết: “Võ vương khắc Đại Âp đời Thương công bố với thiên hạ rằng: từ kỳ trạch tư Trung ( ) hoặc ( ) tức Quốc ( – ), tự chi trị dân” . Cái gọi là “Trung Quốc” vừa nhấn mạnh tới “Trung” vừa nhấn mạnh tới “Quốc”. “Trung” là nói tới phương hướng, như đông, tây, nam, bắc. “Quốc” là nói tới sự đối lập với “dã”, “Quốc” là chỉ bộ phận hạt nhân hoặc bộ phận chủ thể của nước. Có thể thấy, “Trung” và “Quốc” vốn có phần lặp lại nhau. Nếu so sánh hai từ này, “Trung” ra đời sớm hơn, nó bắt đầu từ quan niệm “ngũ phương”. Quan niệm “ngũ phương” ra đời rất sớm, từ đời nhà Thương đã có rồi. Do cách nói “Trung Quốc” có có liên hệ chặt chẽ với quan niệm về “ngũ phương” và “quốc dã”, nó chỉ khu vực trung tâm nơi các vương triều thống trị, chứ không phải chỉ một khu vực hay địa điểm nào đó. Nhà Thương có “Trung Quốc” của nhà Thương, nhà Chu có “Trung Quốc” của nhà Chu. Từ đây cũng có thể thấy rằng “Hạ” hoặc “Hoa Hạ” không thể xem ngang bằng với ‘Trung Quốc”. Hứa Thận trong trong “Thuyết văn” giải thích “Hạ” “là người Trung Quốc”. Điều này rõ ràng là sai lầm. Ông không thể hiểu được “Trung Quốc” và “Hạ” là hai khái niệm hàm nghĩa hoàn toàn toàn khác nhau. Hơn nữa, “
Trung Quốc” cũng không có nghĩa là “Trung Nguyên”. “Trung Nguyên” là tên gọi một địa danh cổ định không thay đổi, còn “Trung Quốc” hàm nghĩa một sự phân chia về mặt hành chính, nó thay đổi theo khu vực trung tâm mà các vương triều đóng đô. Chữ “Quốc” ( ) vốn chữ “hoặc” ( ), chữ “hoặc” ( ) này là chữ “quốc” ( ) theo nghĩa phân biệt với “quốc dã” ( ), cũng là chữ “vực” ( ) trong nghĩa khu vực trung tâm. Hiểu theo nghĩa này, “Trung Quốc” có thể hiểu là khu vực trung tâm của một vương triều.
Vởy “Hạ” hoặc “Hoa” hoặc “Hoa Hạ” có ý nghĩa gì? Tại sao quốc gia Trung Quốc thống nhất đầu tiên lại được gọi là “Hạ”? Người đời sau tại sao lại gọi chung dt0 Hán là “Hạ”, “Hoa Hạ” hoặc Trung Hoa?
Theo kết quả nghiên cứu của các học giả hiện đại, vốn từ “Hạ” có hai nghĩa: một là địa danh, nghĩa thứ hai là hoa mỹ.
Lã Tư Miễn cho rằng “Hạ là tên hiệu của vua Vũ có thiên hạ. Hạ tức hạ lưu của Hán thuỷ”[1]. Học giả Kim Cảnh Phương cũng cho rằng: “Hạ cũng gọi là Đại Hạ, vốn là một địa danh. Kể từ khi Khải cướp ngôi và kế tục cơ nghiệp của cha mình là Vũ, xây dựng nên một quốc gia theo chế độ nô lệ trong đó lấy vùng Hoa Hạ làm cơ sở thì Hạ mới được chuyển thành tên gọi của quốc gia trong lịch sử”[2] . Hai học giả trên tuy đều đã nêu ra chứng cứ riêng nhưng đều rất khó thuyết phục mọi người. Đúng như Khổng Tử nói: “Ta có thể nói về nghi lễ của nhà Hạ, nhưng lại thiếu chứng cứ”. Còn một lý do nữa làm cho thuyết này không đáng tin là: nếu “Hạ Khư” đã từng là kinh đô thời vua Vũ, vậy thì tại sao vào thời Vũ hay thời đại của Vũ trong truyền thuyết lại không gọi nơi ấy là “Hạ” hay “Hữu Hạ”? Một sự khác nhau cơ bản giữa Khải và Vũ là: Vũ chỉ là thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc còn Khải lại là vua của một quốc gia thống nhất. Thời Vũ không gọi là “Hạ” mà thời của Khải mới được gọi là “Hạ”. Từ đây có thể thấy hàm nghĩa của “Hạ” nhất định có mối liên hệ với quốc gia thống nhất của Khải.
Thiết nghĩ, nếu giải thích “Hạ” có nghĩa là “hoa mỹ” có lẽ phù hợp hơn với nghĩa gốc của từ này. Sách “Vũ cống” viết: “Vũ khuyển Hạ trác”. Trác là tên con chim trĩ. “Hạ trác” làloại vải dùng làm cờ ngũ sắc. Cuốn “Chu lễ. Thiên quan” viết: “Thu tạp hạ” thhì chữ “Hạ” có nghĩa là “ngũ sắc”. Trịnh Huyền cũng giải thích như vậy khi chú giải cuốn “Chu lễ” và chương “Vũ cống” trong cuốn “Thượng thư” nêu trên vốn không được đánh giá cao vì dấu tích của s bịa đặt đã quá rõ. Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với chuyện nói rằng hai tài liệu trên hoàn toàn là đơm đặt, không có chút căn cứ lịch sử nào. Vấn đề nằm chính ở chỗ một số câu chữ trong tư liệu này (cho dù là một bộ phận rất nhỏ) lại có tính xác thực rất cao. Điều quan trọng là các nhà nghiên cứu làm sao tìm ra được điểm này.
Quan trọng hơn nữa, “Hạ” và “Hoa” là từ đồng nghĩa. “Hoa Hạ” đứng song song với nhau trở thành một từ ghép kiểu lặp nghĩa. Nếu nói “Hạ” là tên địa danh. Vậy thì phải giải thích ra sao về sự đồng nghĩa của hai từ này. Chẳng lẽ “Hoa” cũng là địa danh? Thực ra sự đồng nghĩa của chúng được xét trong sự đối lập với Di, Địch. Cuốn “Quốc ngữ”. Tấn ngữ thượng” viết: “Hoà chư Nhung Địch, nhi chính chư Hoa” (hoà với các rợ Nhung Địch chính là các dân tộc Hoa). “Tả truyện, Định công thập niên” nói rõ hơn về điều này: “Duệ không mưa Hạ, Di không làm loạn Hạ. “Duệ” tức là Miêu Duệ cũng có nghĩa là Tam Miêu. Đúng như lời Trần Thừa Dũng: “Trong ba đời Hạ, Thương, Chu, Hạ là tên gọi riêng của vương triều họ Hạ. Ngiã gốc của chữ này là “Hoa”, “hoa mỹ” hay “hoa thái”[3].
Vậy thì “hoa” có nghĩa là gì? “Hoa” ( ) chính là “hoa” ( ). Cuốn “Thi. Chu nam. Đào yêu” viết: “Chước chước kỳ hoa” (hoa sáng quắc). Cuốn “Hoài nam tử. Thời tắc huấn” ghi “đạo lý thuý hoa” (đào mận bắt đầu ra hoa). “Hoa” ở đây đều là hoa lá hay nở hoa. Nhưng vấn đề lại là tại sao người đời Hạ lại phải tự gọi mình là “Hoá”. Trong cổ văn, hai chữ “hoa” ( ) và “hoá” ( ) về mặt hình chữ không có liên quan gì tới chữ “hoa” ( ) chỉ từ khi có chữ giản thể đến nay thì ba chữ này mới có sự liên quan với nhau. Nhưng điều này không có nghĩa là đối với người xưa, ba chữ trên không có quan hệ về mặt nộihàm với nhau. Quan hệ này là tuy chữ “hoa” ( )giống như chữ “hoa” ( ) nhưng đồng thời nó lại có hàm nghĩa là “hoá” ( ). Chữ “hoá” ( ) này không chỉ là sự thay đổi theo nghĩa rộng mà chủ yếu lại là sự giáo dục trên phương diện nhân văn. Khi đó, nó lại có mối liên hệ với chữ “văn” ( ). Sở dĩ chữ “văn” ( ) gắn liền với chữ “hoá” ( ) có thể lý giải là “lấy văn để giáo hoá”, lại vừa có thể hiểu rằng hai chữ này đồng nghĩa với nhau. Hứa Thận giải thích “hoá” có nghĩa là “giáo dục”. Cuốn “Hoa nghiêm kinh. Âm nghĩa thượng” giải thích: “Giáo dục kẻ trên và dung dị kẻ dưới gọi là “hoá”. Cuốn “Luận ngữ.Tử Hãn” giải thích: “Văn vương mất, chữ “văn” không còn được dùng nữa”. Cuốn “Thượng thư. Đại Vũ mô” viết: “Viết văn công bố khắp bốn biển việc mình nối ngôi”. Tất cả các cuốn sách trên đều cho “văn” đồng nghĩa với “hoá”. “Văn” tức là “văn sức” hay làm đẹp bằng ngôn từ. “Hoá” cũng có nghĩa là văn sức. Cuốn “Thuyết văn” giải thích: “văn” là “vẽ tranh”. Cuốn “Thượng thư. Tựa” giải thích: Ngày xưa, Phục Hy làm vua thiên hạ mới làm ra bát quái, sáng tạo ra chữ viết dựa vào các mối thừng. Từ đó mới có sách vở”. Do sự xác lập của quốc gia, các quy định, chế độ cũng sinh ta từ đó> Cũng từ đây, “Văn” không chỉ còn có nghĩa hạn chế là văn tự, mà được hiểu rộng hơn thành lễ nghĩa quy phạm; giáo dục nhân văn. Cũng vì thế mới có sự đối lập giữa “văn” và “dã”, có sự đối lập giữa Di và Hạ. Cũng có thể nói rằng ý nghĩa của cách gọi “Hoa”, “Hạ”, “Hoa hạ”, “Trung Hoa” cũng bắt bguồn từ ý nghĩa giáo dục nhân văn của hai chữ “văn” và “hoá”. Cuốn “Đường luật danh liệt sơ nghị thích nghĩa” cũng có câu rằng “Trung Hoa cũng có nghĩa là Trung Quốc, đất nước này từ khi được giáo dục và thuộc vào Trung Quốc thì đã biết cách ăn mặc, có tậptục hiếu đễ, con người sống có lễ nghã, vì thế mới được gọi là Trung Hoa” Cách thể hiện trên vô cùng xác đáng.
Thưa thầy!
Đình Làng Mỹ Xuyên Tây (Duy Xuyên – Quảng Nam) có tấm bia cổ từ năm Kỉ Tị 1869, mở đầu văn bia có câu: 堂Đường 葉diệp 花hoa 下hạ 息tức 唯duy 吟ngâm; 詩Thi 夾giáp 飯phạn 墳phần 前tiền 人nhân 恩ân.
Xin thầy giải nghĩa giúp 4 chữ “dường diệp hoa hạ” và nghĩa chung của 2 câu trên. Xin chân thành cảm ơn.