Chương 3:    Xem xét lịch sử viễn cổ từ truyền thuyết

 I. Những đặc điểm của thần thoại truyền thuyết Trung Quốc

 Lịch sử là do con người sáng tạo ra, nhưng con người sáng tạo ra lịch sử đó lại ghi chép côg lao sáng tạo cho một vị thần nào đó Người Hy Lạp cổ đại đem quy công tích sáng tạo ra lịch sử dưới cái tên của gia tộc Dơt. Họ cho rằng các thần đã trực tiếp can dự vào mọi chuyện ở chốn nhân gian và đã ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử loài người. Sử thi Homerơ đã được sáng tạo dựa theo chủ đề này. Người Xpolaire cổ đại lại coi lịch sử nhân loại chính là  sự thực hiện những kế hoạch của thần thánh. Họ cho rằng mọi chuyện trên thế gian  của loài người đều do Thượng đế sắp đặt ra cả.

Con người ghi công sáng tạo ra lịch sử của mình dưới tên tuổi của các vị thần, nguyên nhân là do họ thấy mình rất nhỏ bé và yếu đuối. Trong con mắt họ, thế giới là do hai bộ phận cấu thành, một bộ phận là do con người cấu thành, một bộ phận còn lại là thế giới của các thần linh. Giữa hai thế giới đó, thế giới trước là vô cùng nhỏ bé và hoàn toàn bị thế giới sau của các vị thần linh  khống chế.  Mọi chuyện của con người, con người không có cách nào tự chủ được, họ chỉ có thể diễn những vở kịch lịch sử  đa dạng dưới sự chỉ đạo của thần linh. Họ sùng bái thần, sợ hãi trước sự uy nghiêm của các thần và kính cẩn coi các thần là tổ tiên chung của loài người.

Đó là thời đại thần quyền chèn ép nhân quyền, hay nói cách khác, là thời đại con người mượn sự che chở của thần quyền để duy trì nhân quyền.Khi so sánh giữa thần quyền với nhân quyền, thần quyền thống lĩnh toàn bộ, nhân quyền hoàn toàn bị che khuất. Hơn nữa, con người lúc ấy  cơ bản vẫn chưa có ý thức về nhân quyền. Họ không nhận thức được thân phanạ và vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử của mình và cũng không nhanạ ra được  ý nghĩa lịch sử trong hoạt động của chính mình, thậm chí còn không ý thức được  ý nghĩa sự sinh tồn của bản thân mình. Họ phủ phục dưới sự che chở của các thần, cam chịu làm nô lệ của thần linh, nhưng sự kỳ diệu của lịch sử  là ở chỗ họ hy sinh nhân quyền và sùng bái thần quyền  lại chính là biểu trưng  cho sự thức tỉnh của ý thức nhân quyền. Họ không nhanạ thức được ý nghĩa của chính bản thân mình, nhưng lại tìm thấy ý nghĩa về sinh mệnh của mình ngay trong sự sùng bái thần quyền. Họ xem thế giới của các thần là thế giới ý nghĩa của mình. Họ tìm ra giá trị của bản thân mình thông qua việc hỏi các vị thần. Đặc biệt, họ coi thần quyền là tối thượng, trên thực tế cũng có ý nghĩa  là  thế giới của con người bình đẳng như nhau. Thần là vô hạn, con người là hữu hạn, thần là cao quý còn con người là nhỏ bé, thấp hèn. Quan niệm sùng bái thần quyền như vậy, trene thực tế cũng đồng nghĩa với việc nói rằng trước mắt thần linh, con người ai cũng là hữu hạn, là thấp hèn; do đó họ đều bình đẳng như nhau cả. Đạo Cơ đốc có nói: trước mắt Thượngđế, con người bình đẳng như nhau cũng chính là nói về điều này.

Từ đó ctcr thấy rằng, sự sùng bái thần quyền của người xưa có ý nghĩa tích cực đối với lịch sử. Tuy đó là sản phẩm của tư duy nguyên thuỷ, là ảo tưởng thjơ ngây của con người vào lúc còn non trẻ, nhưng nó lại định ra sự bảo hộ về quan niệm cho sự phát triển văn minh về sau. Xét bên ngoài, nó có vẻ hoang đường  nhưng do cái hữu hạn của bản thân con người, cái họ cần chính là cái hoang đường như thế. Đây chính là sự hoang đường có lợi cho sự lành mạnh của xã hội và con người. Nếu không có sự hoang đường như thế thật khó đảm bảo bản thân con người sẽ không làm ra đủ mọi thứ chuyện hoang đường.

Nhưng khi lật giở toàn bộ lịch sử nhân loại sẽ không khó phát hiện ra rằng, mọi nơi trên thế giới  đều có sự sùng bái thần quyền, chỉ có duy nhất dân tộc Hán ở Trung Quốc  không xảy ra hiện tượng văn hoá như thế. Chủ đề của sự sùng bái thần quyền  trong xã hội viễn cổ chính là thần thoại, nhưng dân tộc Hán với truyền thống 5000  năm văn minh  của mình lại không có hoặc có rất ít chủ đề này; nếu có hoạ chăng chỉ là truyền thuyết. Mọi người thường đánh đồng cả thần thoại và truyền thuyết khi nói về chúng, và gọi chung là truyền thuyết thần thoại. Trên thực tế, hai lĩnh vực trên có sự khác biệt về bản chất. Chủ  đề của thần thoại là sự tích các thần, còn chủ đề của truyền thuyết vừa là sự tích của các thần, nhưng chủ yếu hơn lại chính là công trnạg của con người. Bởi vậy, nói cho chặt chẽ, sự tích có quan hệ đến thời viễn cổ của dân tộc Hán ở Trung Quốc chỉ có thể gọi là truyền thuyết mà không thể xem là thần thoại. Cuốn sách này sở dĩ gọi chúng là truyền thuyết thần thoại chỉ là do truyền thống trong giới học thuật Trung Quốc, không có sự phân  biệt   thần thoại và truyền thuyết, không cần có sự phân biểtạch ròi về tên gọi của chúng. Hơn nữa, để cho tiện khi so sánh với văn minh của các dân tộc khác, chúng tôi vẫn dùng tên gọi này.

Dưới đây chỉ xin lấy thần thoại Hy Lạp làm tài liệu tham khảo, đối chiếu từ đó xxem truyền thuyết thần thoại do tổ tiên người Hán để lại có diện mạo đặc biệt ra sao.

Thứ nhất, thần thoại Hy Lạp có hệ thống, có phổ hệ các thần, có gia tộc các thần, có thế giới cũng đầy những chuyện tình lãng mạn đầy bi ai, ly hợp của các thần. Nhưng trong truyền thuyết thần thoại Trung Quốc  hầu như không có những điều ấy. ậ Trung Quốc, tuy có các thần như Thần Nông, Phục Hy, Nữ Oa, Hoàng Đế, Cộng Công, v.v.. nhưng không có vị thần nào làm chủ, đứng đầu, lại không có gia tộc các thần; giữa các thần không có quan hệ họ hàng hay hôn nhân, càng không có những câu chuyện, những tình tiết ly kỳ, biến hoá. Hơn thế, những nhân vật truyền thuyết này lại hoàn toàn độc lập, ssự tích về họ cũng rất giản đơn. Ví dụ về Hoàng Đế, chúng ta chỉ biết Hoàng Đế đã từnggiao chiến với Xuy Vưu ở Trác Lộc, giao chiến với Viêm Đế ở Bản Tuyền. Về Nữ Oa, chỉ biết Nữ Oa đã luyện đá ngũ sắc để vá trời và nặn đất để tạo nên con người. Còn những chuyện lãngmạn hay ly kỳ nào đó về họ chúng ta hoàn toàn không hay biết gì.

Thứ hai, các thần  trong thần thoại Hy Lạp cổ đại vừa có thần tính vừa có nhân tính . Thần tính biểu hiện ở chỗ họ vừa có khoảng cách với con người  và thuộc về thế giới hoàn toàn khác thế giới con người, nhưng họ lị dùng sức mạnh thần thánh để can thiệpvào những chuyệnnhân gian. Nhân tính biểu hiện ở chỗ: tuy họ có sự khác biệt với con người, nhưng lại có tính tình sở thích giống như con người, cũng vui buồn yêu ghét. Họ cũng có trái tim biết yêu biết trana trọng tình bạn và biết tiếc thương, họ cũng nghi kỵ, bực tức và tranh cãi như con người. Còn những nhân vật trong truyền thuyết Trung Quốc nói chung vừa không thần thánh vừa không giống con người. Ngoại trừ những nhân vật cá biệt có công trạng đặc biệt như Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa vá trời ra, tuyệt đại đa số các nhân vật truyền thuyết không có sự uy nghiêm của các thần, cũng  không có sức mạnh siêu nhiên. Thậm chí còn có thể nói rằng, họ là người chứ không phải là thần. Nhưng nói la fngf, họ lại không ăn uống lương thực của nhân gian, nói chi đến tình yêu, tình bạn, vui buồn với bi ai. Họ vừa không đáng kính lại cũng chẳng đáng yêu, do đó càng khó toạ nên sự liên tưởng cho người xem. thần thoại vốn là bà mẹ của văn học, nhưng ở Trung Quốc, truyền thuyết thần thoại lại có rất ít mối liên hệ với văn học. Tác phẩm của Khuất Nguyên có thể xem như một ngoại lệ. Nhưng đồng thời cũng cần thấy rằng Khuất Nguyên chỉ là một vị thầy cúng, xét cho cùng, tác phẩm của ông chỉ có thể coi đó là lưói ca dao ma thuật thời nguyên thuỷ mà thôi.    

Thứ ba, thần thoại vốn là phương thức biểu đạt lịch sử viễn cổ, đặc biệt nó là sự giải thích về nguồn gốc của hiện tượng văn hoá  các thần. Trong thần thoại Hy Lạp, sự ghi nhớ về lịch sử viễn cổ của Prometé đem lại  một kỹ htuật cho con người đó là kỹ thuật tạo ra lửa, còn các vị thần khác  lại phân công nhau mỗi thần một chức trách khác nhau. Nói cách khác, công lao sáng tạo ra văn hoá  của con người  đều được các thần hoàn thành, chúng các thần đã đem tới cho con người  những kỹ năng để sinh tồn và phát triển. Còn truyền thuyết của  Trung Quốc thì lại không như vậy, văn hoá của họ không docc thần sáng tạo ra mà do hàng loạt các nhân vật trong truyền thuyết phát minh ra. Ví dụ họ Toại Nhân là “dùi đẽo gỗ lấy lửa”, họ Thần Nông là “người nếm các loại cỏ”, “đào giếng, làm đồ sứ, tạo ra chợ búa”, họ Phục Hy là “người làm ra bát quái”, “kết thừng làm lưới để trồng trọt và đánh cá”, v.v.. Đây đều là những công việc của con người chứ không phải là vj của thần. Đó chúng là những công việc người thường cũng làm được, không có gì kỳ bí cả. Hơn nữa, sức sáng tạo ra văn hoá  của các thần trong thần thoại Hy Lạp vốn đã có sẵn và thể hiệnở sức mạnh siêu nhiên của họ; còn sức sáng tạo ra văn hoá của các nhân vật trong truyền thuyết Trung Quốc  đều là do họ học được, là có sau và được sinh ra nhờ trí tuệ và sự vất vả của họ. Thần Nông phát minh ra thuốc chữa bệnh không phải là do phép thần mà biết được sự ảo diệu của thuốc. Thần Nông đã thông qua “nếm cỏ” mà đã có được tri thức về thuốc; đó là tri thức thực sự được rút ra từ thực tiễn. Thần Nông phát minh ra nông nghiệp  không phải là do bản lĩnh hơn người của mình mà là do trí tuệ của mình, đó là “biết về thời tiết, biết cái lợi của phân đất, chế tạo ra cày cuốc    , dạy dân nghề nông”. Lại như họ Phục Hy làm ra bát quái cũng chỉ là “quan sát thiên văn khí tượng, xem xét quy luật của đất đai, từ quan hệ giữa nam và nữ, biết được ngũ hành, bắt đầu từ đó mới định ra nhân đạo”.

Thư stư, thần thoại vừa là phương thức biểu thị lịch sử của nhânloại, đồng htời cũng là một loại phương thức tư duy nằm giữa tư duy tiền logic và tư duy logic; cái được thần thoại biểu hiện là sự lý giải của người xưa về thế giới các sự vật khi họ vừa đặt chân lên ngưỡng cửa của văn minh, nó bao hàm những tư tưởng bản thể luận, vừa cực kỳ ngây thơ, vừa cực kỳ đơn giản. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong thần thoại của người Hy Lạp cổ. Nguồn gốc của thế giới, sự xuất hiện của trời và đất, chức vị của các thần, tất cả đều cho thấy người Hy Lạp đã xem xét tới vấn đề bản thể luận từ rất sớm. chính vì thế, triết học tự nhiên đã ra đời sớm nhất ở nơi đây. Truyền thuyết   thần thoại của Trung Quốc tuy cũng có Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa vá trời, v.v.. nhưng xét một cách tổng thể, vẫn rất ít xxem xét tới các sự vật của tự nhiên, không quan tâm gì lắm tới chúng. Đây chính là một trong những nguyên nhân về sau này triết học Trung Quốc thiếu sự xem xét về giới tự nhiên.

Thứ năm, thần thoại Hy Lạp rất ít xem xét tới vấn đề đạo đức, các thần đều muốn làm gì thì làm nấy, vừa dã man vừa thô bạo, động một cái là bức hại, báo thù và đổ máu. ở đây cái được đề cao là sức mạnh chứ không phải đức hạnh. Vì ms thoả mãn dục vọng của riêng mình, các thần chém giết lẫn  nhau, lấp sông dời bể. Chỉ vì hư vinh của duy nhất mình, họ có thể huỷ diệt cả thành phố, đẩy dân đen vào bể máu. Các nhân vật trong truyền thuyết Trung Quốc  phần lớn lại đều là hoá thân của đạo đức. Thuấn, Nghiêu, Vũ thì không cần nói làm gì. Ngay tới Hoàng Đế, Thần Nông, Phục Hy đều là những người có đạo đức rất cao. Hơn nữa, nhân vật trong truyền thuyết phần lớn đều được phân chia  thiện ác rõ ràng. Không phải là thiện thì là ác. Cuộc chiến tranh giữa họ chính là cuộc đọ sức giữa hai thế lực lương thiện và tà ác. Ví dụ như Hoàng Đế đánh Xuy Vưu và Viêm Đế, chính là do Xuy Vưu “vô cùng hung bạo”, “làm loạn, không dùng cách trị nước của bậc đế vương”, còn Viêm Đế xâm lăng các nước chư hầu”. Kết quả của tranạ chiến thường là thiện thắng ác.

Thứ sáu, thần thoại Hy Lạp rất có hệ thống, có gia tộc các thần, hơn nữa, còn có thần trị vì và vợ thần trị vì. Trong gia tộc các thần, thần Dơt oai nghiêm cai trị tất cả, có uy lực vô song. Nhưng truyện thần thoại Hy Lạp không thuộc kiểu thuyết giáo chính trị. Hình tượng Dớt không phải là hình tượng bậc đế vương mà   người Hy Lạp yêu mến. Ông ta sống buông thả, buồn vui bất chợt. Ông ta khác xa với nhân vật chính trị lý tưởng của người Hy Lạp. Nhân vật trong truyền thuyết thần thoại Trung Quốc  lại không giống như vậy. Họ djj xây dựng nên hoàn toàn theo mô hình chính trị của nhà Nho: Nghihêu nhường ngôi cho Thuấn, Đại Vũ trueyèn ngôi cho người hiền, chứ không truyền cho con, sự cất quân chinh phạt của Hoàng Đế, … đều là để trị quốc bình thiên hạ. Cuốn “Thượng thư. Nghiêu điển” đã ghi lại điểm tốt của Nghiêu như sau: “Văn tư an an, doãn cung khắc nhượng, quang bị tứ biểu, cách vu thượng hạ. Khắc minh tuấn đức, dĩ thân cửu tộc, cửu tộc khái  mục, bình chương bách tính. Bách tính chiêu minh, hiệp hoà vạn bang.” nghĩa  là người có học thức dồi dào, biết kính trên nhường dưới, rất anh minh, trên dưới phân minh, là người tài đức, thân quen với trăm họ. Trăm họ dưới thời Nghiêu sống rất hoà hợp, bình đẳng. Trăm họ đều chung lòng hợp sức nhờ có sự sáng suốt của Nghiêu”. “Thuấn điển” ghi lại những ưu điểm của Thuấn như “Tuấn triết văn minh, ôn cung hứa tắc, huyền đức thăng vấn, mãi mệnh dĩ vị. Thận vi ngũ điển, ngũ điẻn khắc tùng. Nápư bách quỹ, bách quỹ thời phúc. Tân dư tứ môn, tứ môn mục mục” tức là: là người có học vấn, sáng suốt, biết ôn hoà, cung kính trong việc trị nước, tiếng đức độ đồn xa, được mọi người tôn sùng, lại là người thận trọng trong việc cai trị, các quan lại đều phục tùng. Làm gì cũng cân nhắc kỹ nên việc gì cũng xuôi; khách khứa bạn bè ở khắp mọi nơi, đâu đâu cũng hoà hợp”.  Những đức tính của họ đều là chuyện đức tính trong chính trị. Truyền thuyết thần thoại đã xem Nghiêu và Thuấn là những bậc minh quân vừa hiền tài vừa nhân đức. Đặc biệtqua sự tuyên truyền của các nhà Nho, các nhân vật trong truyền thuyết như Nghiêu, Thuấn, Vũ không những đã trở thành tấm gương của các ông vua về sau mà còn trở thành khuôn mẫu về đạo đức cho toàn dân.

 

 

III. Từ Hoàng Đế đến Ngũ Đế

 

Nhìn lại toàn bộ lịch sử nền văn minh Trung Quốc, điều đầu tiên người ta nghĩ đến  là hai câu: “Từ Bàn Cổ khai thiên lập địa, qua Tam  Hoàng  Ngũ Đế đến tận ngày nay”.

Bàn Cổ là nhân vật thuần tuý hư cấu, hơn nữa, thời gian hư cấu nhân vật này cũng rất muộn, đó là sản phẩm ở cuối đời Đông Hán. Nói một cách nghiêm túc, Bàn Cổ,  không xứng được coi là nhân vật  đứng đầu trong hệ thống truyền thuyết Trung Quốc.. Thêm vàođó, công lao của ông ta chỉ là khai thiên lập địa, chẳng quan hệ gì lắm với những chuyện của con người. Theo “Tam ngũ lịch ký” đã ghi, công trạng của Bàn Cổ là: ” Thiên địa còn hỗn mang như quả trứng, Bàn Cổ sinh ra trong đó và sống tới một vạn tám nghìn năm, khai thiên lập địa, phía có màu xanh mang tính dương là trời, nơi đục mờ mang tính âm là đất, Bàn Cổ ở đó, biến hoá khôn lường, vô cùng thần thánh, trời  mỗi ngày cao thêm một trượng, đất cũng mỗi ngày dày thêm một trượng. Bàn Cổ lớn lên trong đó,  sống đến một vạn tám nghìn năm”. Một  nhân vật như thế,  do thiếu yếu tố chính trị và yếu tố đạo đức nên không thể được các văn nhân Trung Quốc coi trọng. Dù công lao to lớn nhưng Bàn Cổ vẫn chỉ là một vị thần nhỏ, còn lâu mới bằng được Hoàng Đế hay Vũ,… thậm chí không bằng “Tam Hoàng”.

Tam Hoàng là ai, các tài liệu ghi chép không thống nhất, nhìn chung có thể thể bao gồm hai cách nói: một là Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng; hai là Toại Nhân thị, Phục Hy thị và Thần Nông thị. Trong hai cách nói đó, cách nói sau phổ biến hơn. Tuy cũng có  tài liệu nói Chức Nữ, Nữ Oa hay Hoàng Đế thay cho Toạn Nhân thị, nhưng Phục Hy thị và Thần Nông thị được phần lớn các tài liệu ghi nhận.

Người xưa hư cấu và tưởng tượng lịch sử từ thời viễn cổ cho tới tận thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc biên soạn lần lượt là Hoàng, Đế, Vương, Bá, sớm nhất là Tam Hoàng, sau đó là Ngũ Đế sau đó là ba đời Hạ, Thương, Chu, cuối cùng là bá đạo thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Dưới con mắt cổ nhân, bốn giai đoạn này không giai đoạn nào giống giai đoạn nào. “Quản Tử. Binh pháp” nói: “Kẻ sáng suốt là Hoàng, nghi kỵ là đế, kẻ thông đức là vương, ham chuyện đánh thắng là bá”. Sở dĩ Hoàng còn cao hơn cả Đế, theo sách  “Bạch hổ thông. Hiệu” thì,   do Hoàng cũng chính là vua. Hoàng là đẹp, là lớn, là tổng hợp  của trời và người, là cách gọi chung của đẹp đẽ, lớn lao… lấy hiệu là Hoàng. Con người rực rỡ, chói lọi chiến công chẳng qua cũng chỉ là  Hoàng kẻ quấy nhiễu nhân dân , làm phiền kẻ sĩ, làm mệt mỏi thiên hạ thì không gọi là Hoàng. Không phiền hà nhũng nhiễu nhân dân  mới gọi là Hoàng.”. “Bạch hổ thông” tuy là cuốn sách của các nhà Nho nhưng rõ ràng sự ca ngợi thời đại Tam Hoàng trong cuốn sách đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng “vô vi” của Đạo gia, cho rằng xã hội lý tưởng nhất là xã hội “vô vi nhi trị”.

Có điều, thời đại Tam Hoàng với kiểu cai trị vô vi  chẳng qua chỉlà thời đại utopia, viển vông mà con người sùng bái. Nhưng xem xét các tài liệu cổ, ta thấy nhân loại lúc này không hề được sống hạnh phúc chút nào mà ngược lại, họ gặp rất nhiều tai hoạ, người dana oán thán rất khổ cực. Cuốn “Hàn Phi Tử. Ngũ đố” viết: “Vào thời thượng cổ, con người thì ít, muông thú thì nhiều. Con người không thanứg nổi mãnh thú, rắn rết. Lúc này một vịthánh nhân đã dùng gỗ ghép thành lều để tránh cho cộng đồng khỏi bị muông thú làm hại, lại dạy cho nhân dân cách làm ấy, nên được gọi là vua của thiên hạ, hiệulà Hữu Sào thị. Nhân dân ăn hoa quả, trai ốc do mùi vị tanh hôi nên hại dạ dày, sinh ra nhiều bệnh tật. Có vị thánh nhân đã biết ghè đá tạo ra lửa để trừ đi vị hôi tanh và dạy cho dân nên được làm vua thiên hạ, lấy tên gọi  là Toại Nhân thị”. Còn cuốn “Lã thị Xuân Thu. Tư Quân” thì lại nói rằng: “Vốn từ thời thái cổ không có vua, con người tụ tập cư trú thành bầy đàn, chỉ biết tới mẹ không biết tới cha. Không có sự phân biệt người thân thích, anh em, chồng vợ, nam nữ; không có đạo trên dưới, lớn nhỏ, không có lẽ tiến hoá hay nhường nhịn; không có quần áo, giày dép, nhà cửa, sống như súc vật. Họ cũng không có máy móc, xe thuyền, thành quách, không có sự phòng bị nguy hiểm.”

Hơn nữa, trong con mắt người cổ đại, Tam Hoàng tuy đã mang lại phúc kỳ cho nhân dân, nhưng lại không có được sự nghiệp vĩ đại “trị quốc bình thiene hạ”. Toại Nhân thị chẳng qua chỉ là người  “đốn củi, nhóm lửa, dạy dân cách ăn chín, làm con người trở nên có tính ham lợi  và biết khử đi độc hại…” Phục Hy thị chẳng qua chỉ là người  “biết quan sát trời đất, chuyện nam nữ mà định ra ngũ hành, lấy đó làm đạo lý cho con người”. Thần Nông thị chẳng qua cũng chỉ là người  “bắt đầu dạy dân cách trồng ngũ cốc, xem xét đất đại tốt xấu, khô cằn hay ẩm ướt, cao hay thấp, nếm mùi vị của cỏ cây, nếm thử các nguồn nước từ đó biết dạy cho dân biết tránh cái nào, dùng cái nào.” Những điều trên đây tuy công đức là rất lớn nhưng vẫn chỉ toàn nói chuyện trí tuệ, chưa nói tới chuyện phẩm đức. Thần Nông nếm cỏ cây “một  ngày trúng độc tới hơn bảy mươi lần”, phẩm đức vô cùng cao quý, nhưng dẫu sao đây vẫn chỉ là chuyện tu dưỡng của cá nhân mà không hề đề cập tới chuyện văn tri giáo hoá, cho nên ứmc độ lý tưởng của xã hội đó cũng nên châm chước đi ít nhiều.

Từ đó, chúng ta lại có thể thấy rằng  người Trung Quốc cổ đạin ngay từ rất sớm đã xếp đức tính lên trene tri tính, điều này ít nhất cũng đã diễn ra vào giai đoạn trước Tần. Công lao của Tam Hoàng chủh yếu là về mặt trí tuệ. Bất luận là chặt củi lấy lửa, quan sát trời đất hay nếm thử cỏ cây hay dạy dân trồng trọt thì cũng chỉ là chuyện hình  nhi hạ, thuộc về lớp nghĩa máy móc mà thôi. Phục  Hy thị vẽ ra bát quái tuy cũng có chút ít vượt lên hình nhi thượng nhưng rốt cuộc chẳng qua cũng chỉ là  hình mẫu bước đầu của văn tự giáo hoá mà thôi. Cũng có thể nói rằng, công lao của Tam Hoàng chủ yếu biểu hiện ở phương diện văn hoá chứ không phải phương diện văn minh. Công lao của họ chính là giúp nhân loại thoát khỏi trạng thái động vật, chứ không phải ;à thoát khỏi trạng thái dã man của chính họ. 

Chính vì vậy, người Trung Quốc cổ đại,  đặc biệt là  tầng lớp nho sinh tuy xếp Tam Hoàng lên trước Ngũ Đế, họ theo quan điểm lịch sử  kiểu đi ngược từ Hoàng, Đế, Vương, đến Bá nhưng trên thực tế lại là xếp Ngũ Đế lên trước Tam Hoàng. Vì theo họ, người thực sự mở ra thời đại văn minh  cho Trung Quốc  không phải là Tam Hoàng mà chính là Ngũ Đế. Ngay cả đến  Tư Mã Thiên viết “Sử ký”  cũng bắt đầu là “Ngũ Đế bản kỷ”, trong đó lại rất ít nói về công đức của Tam Hoàng.

Cách nói Ngũ Đế cho đến tận thời Chiến Quốc mới có. Theo kết quả nghiên cứu  của học giả Từ Húc Sinh: “Cho đến tận trước thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc vẫn chưa có cách nói Ngũ Đế. Trương các cuốn “Tả truyện”, “Quốc ngữ”, “Luận ngữ”, “Mặc Tử”, “Mạnh Tử” đều không thấy có tên gọi  Ngũ Đế. Đó là chứng cớ rõ ràng nhất. “Chu lễ” ngoài phần Xuân quan ngoại sử tuy có nói “Cầm sách Tam Hoàng Ngũ Đế” nhưng “Chu lễ” lại không phải là cuốn sách “Chu Công đem lại thái bình, mà chỉ là cuốn sách của một ai đó viết vào thời Chiến Quốc. Điều này hiện nay đã được mọi người thống nhất. Tới sau thời Chiến Quốc, cách nói này mới trở nên thịnh hành. (Từ Đán Sinh “Thời địa truyền thuyết trong lịch sử Trung Quốc cổ đại”, Nxb Văn vật, 1985, trang 197). Kết quả nghiên cứu của Từ Đán Sinh tuy không phải là giả nhưng lại quên mất sự khác biệt sau: cách nói “Ngũ Đế”   tuy không phải là mới chỉ thịnh hành sau thời Chiến Quốc nhưng trước đó đã có sự sùng bái “Ngũ Đế” rồi .  It nhất trong cuốn “Thượng thư” đã có các phần “Nghiêu điển” và “Thuấn điển”. Những cuốn như “Luận ngữ”, “Mạnh Tử” lại càng có sự đánh giá cao hơn về Nghiêu Thuấn.

“Ngũ Đế” là chỉ người nào, cách nói của các nhà nghiên cứu rất khác nhau. Cuốn “Quốc ngữ” viết các đoạn như sau: “Hoàng Đế có thể sai khiến vạn vật để khai sáng, làm giàu cho dân. Chuyên Húc có thể sửa chữa vạn vật. Đế Cao có thể tạo ra thời gian để dân yên ổn làm ăn. Nghiêu có thể đặt ra luật lệ để dân biét lễ tục. Thuấn vì chăm lo việc dân mà chết”. Như vậy, “Ngũ Đế” theo cuốn sách này là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cao, Nghiêu, Thuấn. Các cuốn “Ngũ Đế đức”, Đế hệ tính” cũng nói như vậy. Tư Mã Thiên viết cuốn “Ngũ Đế bản kỷ” cũng dựa theo cách nói trên. Cuốn “Lã thị Xuân Thu” lại cho Ngũ Đế là Thiếu Hạo, Thái Hạo, Hoàng Đế, Viêm Đế, Thuấn Đế.  Cách nói của cuốn “Hoài Nam tử” còn khác biệt hơn nữa. Cuốn này cho rằng  Hoàng Đế, Chuyên Húc, Nghiêu, Thuấn, Khải là Ngũ Đế. Sách viết: “Hoàng Đế đã từng giao chiến với Viêm Đế, Chuyên Húc đã từng giao chiến với Cộng Công. Hoàng Đế đánh nhau với Toại Lộc trong rừng rậm. Nghiêu đánh nhau với Đan Thuỷ ở đầm lầy, Thuấn chinh phạt Tam Miêu, Khải đánh Hữu Hỗ. Từ khi có Ngũ Đế, dân không còn khổ nữa, chứ không nói gì tới bị làm hại”. Hồ Hoành, người sáng lập ra Hồ Tương học phái đời Tống lại căn cứ vào “Hệ từ” cho Ngũ Đế là Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn. Nhưng trong số hàng loạt cách nói trên, quan điểm trong cuốn “Quốc ngữ” được mọi người tiếp thu nhiều nhất. Ngay cả cuốn “Lã thị Xuân Thu” một mặt xếp Thiếu Hạo, Thái Hạo, Viêm Đế vào trong Ngũ Đế, nhưng mặt khác vẫn coi Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cao, Nghiêu, Thuấn là Ngũ Đế. Sở dĩ quan điểm trên được nhiều người tiếp nhận là nó được các nhà Nho ra sức khởi xướng  và hơn thế, còn rất phù hợp với xu hướng coi trọng các giá trị đạo đức của người cổ đại. Từ đời Hán về sau, thuyết này được lưu hành rất phổ biến, cũng chính là do ảnh hưởng có sức thuyết phục lớn từ cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên. 

Tư Mã Thiên ghi chép sự tích về Ngũ Đế ngoài một ít chỗ có nói tới hiện tượng  thần thánh như “dạy gấu, ngựa, hổ, báo, lợn cách đánh nhau để chúng giao chiến với Viêm Đế ở vùng Bản Tuyền ra  thìphần lớn đều ghi chép công lao to lớn của họ. Qua đó, Ngũ Đế đều nổi rõ lên là các bậc quân vương anh minh, hiền giả thánh nhân đạo đức.

Viết về Hoàng Đế, sách chép: “Sau khi làm ra gió, lại lấy sức điều khiển súcc vật, muôn loài để an dân. Thuận theo quy luật trời đất phân chia ra tối sáng, sinh tử, tồn vong. Ngài lại còn gieo trồng hơn trăm loại cây rau cỏ, thuần hoá muôn loài. Định ra mặt trời, mặt trăng, các vì sao, canh giờ, nước sóng, đất, đá, sắt, ngọc, lại vô cùng lao tâm khổ tứ lo cho dân, tiết kiệm vật liệu khi nhào nặn ra tạo hoá. Ngài có ơn đức vô biên, vì thế được gọi là Hoàng Đế.”

Viết về Chuyên Húc có đoạn: “Mưu lwocj uyên thâm, tinh thông vạn sự, biết quan sát trời đất, dựa vào quỷ thần để cho dân chế định ra  nghĩa, lấy trị khí để giáo hoá. chính vì thế mà được thờ cúng.”

Viết về Đế Cao: “Bố thí lợilộc cho thiên hạ, không tiếc gì cho riêng mình, thông minh sáng suốt, biết thuận ý trời, thấu hiểu nỗi khổ của dân, lấy nhân đức almf uy, lấy ơn huệ để gây dựng uy tín; tu thân để phục thiên hạ, biết tiết kiệm mọi vật và dạy cho dân điều hay lẽ phải, biết ngheneh tiễn theo ngày tháng, biết kính tọng quỷ thần, công lao hiển hách, đứcvang bốn phương , lay động lòng người kẻ sĩ nơi nơi đều phục. Thế lực của Đế Cao vang khắp thiên hạ. Tới ngay cả ngày đêm, mưa gió cũng phải nghe theo.”

Nói về Nghiêu: “Nhân đức như trời, trí tuệ như thần, công lao nhiều vô kể, biếtnhìn xa trông rộng. Giàu mà không kiêu, quý mà không buông thả. áo quần giản dị, không ngồi xe mà cười ngựa, hiểu rõ đạo đức, gần gũi trăm họ. Trăm họ hoà hợp lại kết hợp với nhau sinh sôi nảy nở. Đất nước nhờ đó yên bình thịnh trị.”

Nói về Thuấn: “Năm 20 tuổi đã nổi tiếng có hiếu. Năm 30 tuổi được Nghiêu trọng dụng, 40 tuổi đã được đề cử làm chức quan to. Được Nghiêu gả con gái thứ hai cho và gần gũi hơn cả chín người con trai của Nghiêu. Thuấn sống ở vùng Quỳ Thuỵ, cai trị rất cẩn thận, con gái thứ hai của Nghiêu không dám cư xử kênh kiệu với họ hàng nhà Thuấn mà còn tỏ rõ đạo làm vợ. Chín người con trai của Nghiêu cũng đều rất phục. Thuấn trồng trọt ở núi Lịch Sơn. Người vùng này đều rất quý trọng, tới cả người vùng đầm Ngư Lôi, đầm Ngư Lôi bân cạnh cũng phải nể phục. Thuấn nắm lấy bát Khải, đứng lên làm chủ đất đai, quyết định mọi chuyện. Ai ai cũng nghe theo lại lấy bán nguyên ban bố khắp mọi nơi làm cho cha nghĩa mẹ hiền, bạn bè hoà hữu, anh em quý trọng nhau, con cái hiếu thuận, lễ nghĩa truyền khắp thiên hạ.”

Tất cả những lời trên đều dẫn từ cuốn “Ngũ Đế bản kỷ” của Tư Mã Thiên. Nhưng sự đánh giá này tuyệt đối không phải là quan điểm  crriêng Tư Mã Thiên  mà nó chính là nhận thức chung của con người thời ngài sống và con người thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đúng như lời ngài nói: “Ta đã từng tây đi tới Không Đồng, bắc qua Toại Lộc, đông vượt biển, nam vượt Giang Hoài. Các bậc trưởng lão mọi nơi đều gọi ta là Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, dạy bảo những điều hay lạ thuở trước. Tóm lại không cách xa quan điểm trước đây là mấy”. (Sử ký. Ngũ Đế bản kỷ). Nếu chúng ta  đem so sánh sự tích về Tam Hoàng Ngũ Đế với nhau, sẽ không khó phát hiện ra rằng  Tam Hoàng có sự khác biệt với Ngũ Đế. Hay nói cách khác, so sánh với Tam Hoàng, Ngũ Đế có mấy điểm nổi bật hơn sau đây: thứ nhất, Tam Hoàng chỉ dạy dân cách mưu sinh, còn Ngũ Đế lại chăm sóc, nuôi dưỡng, đem ơn huệ tới cho dân; thể hiện ở nền chính trị đạo đức. Thứ hai, Tam Hoàng chỉ là người sáng tạo ra văn hoá   còn Ngũ Đế lại kiến tạo ra văn minh. Họ không chỉ là tấm gương sáng về đạo đức mà còn xây dựng nên quy phạm đạo đức, chuẩn mực hành vi cho người đời sau. Thứ ba, tuy Tam Hoàng vô cùng tài giỏi, nhưng vẫn chỉlà thông minh hơn người thường mà thôi, còn Ngũ Đế bằng sự tu dưỡng của mình, có thể đem đức của mình sánh với trời đất, có thể so sánh sựanh minh với mặt trời, mặt trăng, có thể so sánh ự linh hoạt với bốn mùa, hung cát, có thể hợp với quỷ thần. Cũng có nghĩa là, chỉ tới thời đại Ngũ Đế  thì mới có sự liên kết theo ý nghĩa thực sự  giưa xý trời và chuyện của con người. Đây chính là nguồn gốc sâu xa của quan niệm trời và người hợp nhất, đạo đức của trời và người thống  nhất với nhau về sau này.   

Do sự tích về Ngũ Đế tốt đẹp hơn về Tam Hoàng, nên người xưa nhìn nahạn “Đế” còn linh thiêng hơn cả “Hoàng”. “Hoàng” chỉ có ý nghĩa là lớn và đẹp, còn “Đế” lại có nghĩa là linh thiêng. Vì thế vào hai đời Ân Thương chie có sự kiêng sợ “Đế” chứ không có sự kiêng sợ “Hoàng”. Vì kiêng sợ “Đế” nên mới có tục lệ tế lễ. Trong “bốc từ”   cũng có ghi chép về chư “đệ” (    ).này, cuốn “Quốc ngữ. Lỗ ngữ hạ” nói rõ hơn: “Ngu thị thờ Hoàng Đế mà được làm Giao Cao tổ là Chuyên Húc, Tông là Nghiêu. Từ đời Hạ về sau Hậu thị thờ Hoàng Đế  mà được làm Giao Cổn, tổ là Chuyên Húc, tông là Vũ. Người thời Ân thờ Cao mà được làm Giao Minh,tổ là Khế, Tông là Thang. Người thời Chu thờ Cao mà được làm Giao Tắc, tổ là Văn vwong, tông là Võ”. Quan hệ giữa “Đế” Giao, tổ, tông” trong phần trene ra sao, những từ ấy cụ thể chỉ nghi thức tôn giáo gì, xin không  bàn sâu thêm, nhưng rõ ràng “Đế” là một nghi thức tôn giáo rất quan trọng. Cuốn “Lễ ký. Điển lễ” cũng viết: “Xây miếu, lập đquyết để “Đế” thờ cúng”. Trịnh Huyền khi chú cuốn “Đại truyền” cũng nói: “Những cuộc tế lễ lớn đều gọi là “đế”. Từ đó có thể thấy “đế” gắn liền với hai nghi thức giao tế và minh đường là thờ Hoàng Đế, coi Hoàng Đế là tổ tiên của mình.

Để nâng cao địa vị của Ngũ Đế, khi xử lý mối quan hệ giữa Ngũ Đế với Tam Hoàng, người xưa thường nói tới Ngũ Đế mà không nói tới Tam Hoàng. Cuốn “Quản Tử. Cấn tăng” viết: “Từ khi có thiên hạ, những kẻ dựa vào tình cảm mà cai quản đều được gọi là “Đế”, những kẻ cai quản chỉ chú trọng công việc  được gọi là “vương”, những kẻ dựa vào chính quyền  để cai trị được gọi là “bá”. Cuốn “Trang Tử. Nhân gian thế” cũng viết: “Ngũ Đế ngày xưa quý tọng đức, tam vương thihchs dùng nghĩa, Ngũ bá dựa vào sức mạnh. Ngay cả cuốn “Hoài Nam tử. Bản kinh huấn” cũng nói: “Đế thể hiện cai trị ở sự thái nhất, vương dùng phép âm dương. Bá lại hiểu rõ tứ thời, Quân dùng lạc luật”.

 

IV.  Thuyết thiền nhượng và chế độ dân chủ nguyên thuỷ

 

Người xưa xếp Ngũ Đế lên trước Tam Hoàng là xuất phát từ quan điẻm lấy đạo đức làm tọng. Trong số Ngũ Đế, hình tượng Nghiêu Thuấn là huy hoàng nhất, nguyên nhân cũng do lấy đạo đức làm trọng. Nói cụ thể là việc Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn đã thể hiện rõ nhất xu hướng giá trị của người xưa.

Nhường ngôi là một phương thức chuyển giao quyền lực lý twongr. Trong cuốn “Ngũ Đế bản kỷ”, Tư Mã Thiên đã miêu tả việc này như sau: “Nghiêu trị vì 70 năm thì được Thhuấn, hai chục năm sau Nghieue già, liền giao cho Thuấn quyền thay mình điều hành đất bước. Nghiêu truyền ngôi 28 năm thì băng hà. Dân trăm họ đều xót thương như xót thương cha mẹ, ba năm liền không tổ chức vui chơi để tưởng nhớ tới Nghiêu. Nghiêu biết con trai mình là Đơn Châu không có năng lực, không đủ sức gánh vác thiên hạ vì thế liền giao chính quyền  cho Thuấn. Thụphong cho Thuấn, thiên hạ được lợi, còn Đơn Châu buồn. Nếu thụ phong cho Đơn Châu, thiên hạ sẽ khổ, chỉ mình Đơn Châu được lợi. Nghiêu đã nói: “Dỗu sao cũng không thể để cả thiên hạ lo buồn mà chỉ có lợi cho một người”. Vì thế liền giao thiên hạ cho Thuấn. Nghiêu mất, thời hạn để tang ba năm đã hết, Thuấn nhường Đơn Châu chuyển về phân nam Nam Hà. Các chư hầu không theo Đơn Châu mà theo Thuấn. Thiên hạ ca ngợi Thuấn chứ không ca ngợi Đơn Châu. Thuấn nói “Đó là ý trời”. Vì thế đã thay trời quản lý Trung Quốc, được gọi là Đế Thuấn”.

“Đế Thuấn tiến cử Vũ với trời làm người thay thế mình. Đế Thuấn trị vì được mười bảy năm thì băng hà. Sau ba năm mãn tang, Vũ rời bỏ Thương Quân là con Thuấn ở thành Dương Thành. Các chư hầu trong thiên hạ lúc này đều không theo Thương Quân mà theo Vũ. Vũ liền đứng lên kế vị, nhìn xuống phía nam để trị vì thiên hạ; lấy quốc hiệu là Hữu Hạ, lấy họ là Tự Thị”.

Ngoài cuốn “Ngũ Đế bản kỷ” nói về sự nhường ngôi giữa Nghiêu, Thuấn, Vũ ra, các cuốn sách cổ như “Thượng thư”, “Tả truyện”, “Quốc ngữ”, “Trang Tử”, “Mạnh Tử”, “Tuân Tử” cũng nói tới điều này. Nói chung, các cách nói đều nêu rõ mấy điểm sau: Thứ nhất, người già rút về phía sau để người trẻ tuổi nắm giữ chuyện chính sự. Thứ hai: đối tượng được lựa chọn phải trải qua một thời gian thử nghiệm. Thứ ba: sau khi tiên vương băng hà, người kế vị thường có hành động tránh đi nơi khác. Chỉ trong tình huống bất đắc dĩ mới quay về trong nước kế thừa vương vị.

Trong lịch sử chính trị lòai người, những sự “nhường ngôi” tốt đẹp như vậy  được mọi người rất quý trọng. Đặc biệt ở một quốc gia thiên hạlà nhà như Trung Quốc, mô hình chuyển giao chính trị như vậy  có sức hấp dẫn về đạo đức. Các nhà nho trong lịch sử  đều lấy đó làm chuyện vui mừng. Nguyên nhân chính là họ muốn dùng mô hình ấy để quy phạm hoá nền chính trị của các vương triều; đồng thời  dùng nhân cách của Nghiêu, Thuấn, Vũ để gợi ý các bậc quân vương thực “đức trị”. Hàn Dũ đời Đường có viết trong cuốn “Đối Vũ từ”: “Truyền ngôi cho kẻ xứng đáng ấy là Nghiêu, Thuấn  đã làm. Không truyền ngôi cho kẻ không lo nghĩ cho vận mệnh quốc gia, ấy là Vũ. Thời thế thật khó lường, kẻ được nhường ngôi lại phải tranh cướp với kẻ đã được định sẵn. Nếu truyền ngôi cho con thìbsẽ không sinh ra tranh chấp. Truyền ngôi cho con tuy không chọn được kẻ hiền, nhưng dù sao vẫn giữ được phép nước. Nếu truyền ngôi cho người ngoài mà không gặp được người hiền, nước sẽ loạn… Kẻ được truyền ngôi phải là người xứng đáng thì thiênhạ mới không có tranh chấp. Nếu truyền ngôi cho con mà gặp kẻ đại ác thì muôn dana phải chịu loạn.” Theo cách nhìn của Hàn Dũ, sự chuyển giao chính quyền không nằm ngoài bốn tình huống sau: Thứ nhất, kẻ được nhường ngôi là người hiền. Thứ hai,kẻ kế vị là kẻ ác. Thứ ba, con kế vị là người hiền. Thứ tư,  con kế vị là kẻ ác. Trong bốn tình huống trên, nhường ngôi cho người ngoài là kẻ hiền, lý tưởng nhất, sau đó là truyền ngôi cho con trai là người hiền.

Nhưng vẫn còn không ít người giữ quan điểm nghi ngờ về truyền thuyết nhường ngôi của Nghiêu, Thuấn, Vũ. Hàn Phi tử trong sách “Thuyết nghi” có viết: “Thuấn bức Nghiêu, Vũ bức Thuấn, Thang đuổi Kiệt, Võ vương đánh đuổi Trụ, cả bốn vị vương trên đều là bề tôi giét vua. Nhà sử học phê phán Lưu Tri viết về điều này rõ hơn trong cuốn “Nghi cổ”: “Theo cuốn “Cấp trủng toả ngữ”: “Thuấn đuổi Nghiêu ở Bình Dương”. Sách còn viết rằng “xây dựng một toà thành ở nơi nọ để làm nơi giam giữ Nghiêu. Một người biết chuyện này đã tỏ ra nghi ngờ về sự nhường ngôi. Theo cuốn  “Sơn hải kinh”  Chu Đơn là người con có nhiều công trạng của Nghiêu, kẻ được quyền kế vị vốn sẽ thay Nghiêu khi Nghiêu mất chứ không phải Thuấn. Chuyện Nghiêu thụ phong cho Thuấn có gì mờ ám, đây chẳng qua chỉ là lời nói của những kẻ phụ hoạ theo mà thôi!”.

Trên thực tế, hai quan điểm trên rất khó thuyết phục được mọi người. Vì nếu dựa theo sử liệu thì  cả hai cách nói này đều có thể đúng và cũng có thể sai. Vấn đề     mấu chốt là xem xét ra sao về tính chất của truyền thuyết. Nếu quá để ý đến những tình tiết nhỏ trong truyền thuyết  thì không bao giờ tìm được lời giải. Hơn nữa, tuy cùng trong một tài liệu nhưng có tình tiết lại tự mâu thuẫn. Tư Mã Thiên trong “Ngũ Đế bản kỷ” nói: ” Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn, hai mươi tám năm sau  mới chết. Theo lẽ thường, Thuấn đã làm vua hai mươi tám năm, đâu có chuyện chuyển tới “phía nam Nam Hà”  sau khi Nghiêu mất rồi lại nhường ngôi cho Đơn Chu con của Nghiêu? Ngầm ý của cách nói này  chính là  vào thời ấy, cha chết con nối ngôi đã là quy định. Nếu không tại sao Thuấn lại phải nhường ngôi, kẻ được nhường ngôi lại chính là con trai của Nghiêu. Nhưng vấn đề còn ở chỗ nếu việc cha chết con nối ngôi đã thành quy định, tinh thần  cầu hiền trong chế độ nhường ngôi có thể thực hiện được? Hay nói cách khác, bản thân chế độ nhường ngôi làm sao có thể phù hợp với thực tiễn? 

Vì thế, không nên bám lấy những sự miêu tả cụ thể trong truyền thuyết cổ mà câng nắm vững nội hàm được biểu hiện trong đó. Nói ngay việc nhường ngôi giữa Nghiêu, Thuấn, Vũ; cách suy nghĩ đúng đắn là:

Thứ nhất, có quyền nghi ngờ trong lịch sử  thực sự cõ nc nhân vật như Nghiêu, Thuấn, Vũ hay không.

Thứ hai, Càng có quyền nghi ngờ xem họ có phải là ba vị vua kế tiếp nhau không.

Thứ ba, hệ thống Tam Hoàng Ngũ Đế do người xưa hư cấu nên liệu có phù hợp với sự thực lịch sử không? Mối liên quan giữa Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông trong lịch sử không hề nói rõ. Nhưng lại có đế hệ rất rõ từ Hoàng Đế đến Thuấn rồi tới Vũ. Đế hệ này rất đnág nghi ngờ, ít nhất cũng là về mặt thời gian. Nếu cho rằng thời gian tại vị của mỗi người là khoảng 30 năm, Ngũ Đế tính thêm Vũ nữa thì chẳngqua tổng thời gian trị biv của họ cũng chỉ có 180 năm. Rõ ràng, thời địa Ngũ Đế  mà truyền thuyết nhắc tới không hề chỉ có 180 năm. Cuốn “Cổ bản trúc thư kỷ niên” có chép: “Từ Hoàng Đế tới Vũ là hơn 30 thế kỷ”.

Thứ tư, ba điểm nghi ngờ ở trên đồng nghĩa với việc chúng ta không phải tốn nhiều công sức vãon tình tiết cụ thể trong truyền thuyết. Điều này không có nghĩa là đem phủ định thời đảitt trong lịch sử. Còn chuyện các nhân vật truyền thuyết Nghiêu, Thuấn, Vũ có thực hay không, việc nhường ngôi giữa họ có thực hay không đều không quan trọng. Điều quan trọng  là truyền thuyết đã dùng tới lối nói đặc biệt của mình  để nói với người sau rằng: Tổ tiên người Trung Quốc đã trải quan một thời đại không phải là thời đại thiên hạ là  nhà.

Thứ năm, phải xét theo đại thể phát triển của lịch sử loài người  để tìm ra nội hàm lịch sử  nằm bên trong truyền thuyết về việc nhường ngôi. Đặc biệt  phải dựa vào những tư liệu nhân loại học của các dân tộc trên thế giới để xem chuyện “nhường ngôi” theo lớp ý nghĩa nào.

Thứ sáu, trong sự tích về Ngũ Đế, truyền thuyết vê việc nhường ngôi được người đời sau ca tụng nhiều nhất. Cổ nhân nói “Đâu phải ai ai cũng có thể như Nghiêu Thuấn”. Người hôm nay nói “Lục ức thần châu  không bằng Nghiêu Thuấn”. Điều nổi bật ở đây là nền chính trị nhân đức lấy “thiền nhượng” làm hạt nhân cũng có nghĩa là tinh thần thời đại thể hiện qua việc “nhường ngôi” này mới là điều người nghiên cứu không thể xem nhẹ.

Sau khi ánh sáng văn minh xuất hiện, phương thức sống và cách thức tổ chức xã hội của nhân loại  đã cơ bản thay đổi. Trước đó, con người  chỉ lấy quần thể nhỏ làm đơn vị sinh sống, nhưng văn minh đã liên kết họ lại với nhau trên phạm vi rộng lớn theo cách nói của Morgan quá trình này diễn ra trong một thời gian rất dài. Đầu tiên, các thị tộc liên kết lại thành bào tộc, từ bào tộc lại liên kết thành bộ alcj, sau cùng các bộ lạc liên kết lại thành liên minh bộ lạc. Theo nghĩa này, thời đại Ngũ Đế trong truyền thuyết chính là thời đại của liên minh bộ lạc.

Do tàn sư của xã hội nguyên thuỷ, liên minh bộ lạc vẫn  áp dụng kiểu tổ chức xã hội  tương đối dân chủ. Morgan và Ăngghen gọi đây là “chế độ dân chủ quân sự”. Lúc này quyền lực được cấu thành bởi ba bộ phận, đó là đại hội công dân, các thủ lĩnh quân sự và ban nghị sự bộ lạc. Ba cơ cấu quyền lực này không phải là cố định không thay đổi, mà cùng với sự phát triển của lịch sử, nói chung quyền lực của đại hội công dân  ngày càng giảm đi, quyền ưlcj của các thủ lĩnh quân sự và ban nghị sự bộ lạc ngày càng tăng lên. Nhưng đồng thời do nhà nước vẫn đang ở giai đoạn hình thành nên các thủ lĩnh bộ lạc vẫn có sự khác biệt với vua, người nắm quyền trong nhà nước thật ssự sau này: thứ nhất, chế độ thừa kế theo dòng tộc vẫn chưa xuất hiện, các thủ lĩnh đều được bầu lên trong hội nghị các ban nghij sự bộ lạc, cũng có thể do đại hội công dân tổ chức bầu lên. Thứ hai,  người ứng cử buộc phải là người có thế ưlcj, có khả năng, cuộc liên minh bộ lạc công nhận. Họ phải là người thực sự anh dũng, người khở mạnh nhất, người đứng đầu trong các hoạt động săn bắn, trồng tọt, chiến tranh. Thứ ba, quyền hạn của người này buộc phải chịu sự hạn chế của các trưởng lão trong ban nghị sự bộ lạc, họ không được độc đoán. Với toàn dân, cùng với các bậc trưởng lão, họ cấu thành tập  đoàn quý tộc, còn đối với các trưởng lão trong ban nghj sự, họ chỉ là đại biểu cho các trưởng lão, bị họ kiểm soát. Thứ tư, khi già yếu, họ buộc phải nhường lại quyền lực cho những người trẻ tuổi, còn bản thân họ lúc này chỉ là một trưởng lão bình thường  được kính tọng mà thôi.

“Chế độ dân chủ qân sự” như vậy là kiểu tổ chữc xã hội  tương đối phổ biến vào buổi đầu của thời đại văn minh và đã được  chứng minh bằng  rất nhiều tư liệu của nhân loại học. Cuốn “Xã hội  cổ đại” của Morgan ghi chép rất rõ về điều này. Ông đã viết:  

Khởi nguồn của thủ lĩnh quân sự “có thể tìm  về từ các tù trưởng quân sự bình thường. Đàu tiên, họ phát triển thành “Đại chiến sĩ” trong liên minh Iroquo. Bước thứ hai họ phát triển thành thống soái quân sự  trong liên minh Ilaker  tiến bộ hơn và kiêm luôn cả chức chủ trì tế lễ thần giống như Turkerteley trong liên minh của Aztec. Bước thứ ba, họ trở thành thống soái quân sự của dân tộc, tổ chức taok thành bởi liên minh nhiều bộ lạc với nhau; kiêm luôn cả chức chủ tế và pháp quan; giống như parkisier  của người Hy Lạp; sau cùng họ trở thành người đứng đầu nền chính trị xã hội cận đại. Người Aten dùng phương pháp bầu cử để chọn người thay thế cho packiser. Các nước Cộng hoà ngày nay lựa chọn tổng thống theo nhiệm kỳ. Đây chính là sản phẩm tự nhiên của chế độ thị tộc”. (Morgan: “Xã hội cổ đại” Nxb Thương vụ ấn quán – 1983,  trang 253, 254).

Tư liệu thực mà cuốn “Xã hội cổ đại” của Morgan dựa vào chủ yếu là các cư dân nguyên thuỷ người Iđian và cư dân nguyên thuỷ ở quần đảo Thái Bình Dương cho tới truyền thuyết cổ đại Tây Âu. Ông tuy không hiểu biết nhiều tình hình của châu Âu và châu á nhưng hệ thống giải thích lịch sử viễn cổ mà ông xây dựng  lại mang ý nghĩa phổ biến cho toàn thế giới. Ăngghen cũng đã từng đánh giá:

“Kể từ khi những tác phẩm chủ yếu của Morgan ra đời tới nay đã hơn 40 năm. Trong 40 năm ấy, những tư liệu về lịch sử xã hội  của người nguyên thuỷ  đã phong phú lên rất nhiều. Ngoại trừ sự tham gia của các nhà nhân loại học, các nhà du lịch, các nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử xã hội  nguyên thuỷ ra, các nhà so sánh học cũng đã tham gia vào lĩnh vực này. Có nhà nghiên cứu đã đưa ra những tư liệu  mới, có nhà nghiên cứu đã đưa ra những kiến giải mới. Kết quả một số giả thuyết của Morgan đã bị lung lay, thamạ chí đã bị bác bỏ. Có điều, những tư liệu mới vừa thu thập được  bất kể trong lĩnh vực nào đều không thể dẫn tới việc buộc phải thay thế quan điểm  chính nó đã phản ánh. Tổ tiên người Trung Quốc cũng đã từng trải qua thời đại”chế độ dân chủ quân sự” như vậy. Các nhân vật truyền thuyết Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ chính là thủ lĩnh quân sự  của liên minh các bộ lạc thời bấy giờ. Họ không nhất định tên là Hoàng Đế, Nghieue hay Thuấn, tên hiệu cũng không nhất định là “đế”, “vương” nhưng việc có những nhân vật thủ lĩnh như vậy thì không còn gì phải nghi ngờ nữa. Hoàng Đế, Nghiêu hay Thuấn chỉ là một loạt các ký hiệu dùng để gọi tên. Còn xét về góc độ là những nhân vật lịch sử, họ không thể không có thật. Nhưng điều này không hề quan trọng. Quan trọng là ở chỗ những ký hiệu phiếm chỉ này lại ẩn chứa những sự thực xác định, đó là nó phản ánh bối cảnh lịch sử có thật. Ví dụ chúng ta không cần quá tốn công sức tìm hiểu về tính xác thực của Thuấn đế, nhưng phải khẳng định rằng  theo một góc độ nào đó thì nội hàm lịch sử mà Thuấn Đế đại diện là có thực.   

Xét từ mặt chữ nghĩa của các truyền thuyết có liên quan, các thủ lĩnh quân sự thời Ngũ Đế cũng được bầu ra, họ cũng dùng phương thức dân chủ. Tuy người thủ lĩnh trước có quyền xem xét đề cử thủ lĩnh sau nhưng qd quyết định cuối cùng lại hoàn toàn không phải ở ông ta mà được quyết định bởi sự đồng ý của các trưởng lão. Hơn nữa, trene một góc độ rất lớn, việc đề cử người ứng cử có lúc cũng do chính các trưởng lão quyết định. Tư Mã Thiên viết: “Thuấn năm 20 tuổi đã nổi tiếng có hiếu. Năm 30 tuổi được vua Nghiêu tin dùng. Năm 40 tuổi được đề cử. Vì thế Nghiêu gả con gái thứ hai cho và tin dùng hơn cả chín người con trai của mình”. Lúc này, thủ lĩnh quân sự  chưa có quyền lực tuyệt đối, những chuyện lớn của liên minh bộ lạc phải do các trưởng lão bàn bạc quyết định. Người thủ lĩnh như vậy rõ ràng rất khác với quân vương về sau này.

Điều đnág chú ý nhất là vào thời Ngũ Đế cũng đã có một ban nghị sự các trưởng lão như vậy. Ban này được cuốn “Ngũ Đế bản kỷ” gọi là “Tứ nhạc”, “bát nguyên” hay “bát khải”. Ban này có tác dụng quyết định  đối với những việc lớn trong liên minh bộ lạc. Ban này không có quan hệ quân thần với Nghiêu, Thuấn như thời kỳ sau này. Cuốn “Thượng thư. Nghiêu điển” viết:

Nghjiêu nói “nay nước lụt đã tràn tới, thé mạnh vô cùng, khắp nơi ngập mênh mông. Trăm họ hy vọng có người đứng lên cứu giúp. Các ngài xem ai có thể đảm nhiệm trọng trách này? Các Tứ nhạc đều nói: “Cổn có thể làm được”. Nghiêu nói: “Không được, hắn không phải là người trong tộc”. Tứ nhạc nói: “Đây là hai chuyện khác nhau, cứ cho hắn thử xem! Vì thế, Nghiêu không khăng khăng giữ ý kiến của mình nữa mà đồng ý để Cổn đi trị thuỷ.

Tuy vậy, việc “nhường ngôi” trong truyền thuyết Trung Quốc đã làm lộ ra tin tức về chế độ dân chủ nguyên thuỷ, nhưng người đời sau lại không hề có dụng ý như thế khi hư cấu ra truyền thuyết ấy. Chúng ta còn phát hiện ra rằng người thêu dệtthêm và việc “nhường ngôi” chính là các nhà nho. Cuốn sách đầu tiên ghi chép rõ nhất về câu chuyện “nhường ngôi” chính là cuốn kinh điển của Nho gia – “Thượng thư”. Sau này, cuốn “Ngũ Đế bản kỷ”, “Hạ bản kỷ” của Tư Mã Thiên phần lớn chính là dựa vào cuốn sách này. Vởy thì tại sao các nhà Nho lại quan tâm nhiều như vậy đến việc “nhường ngôi”? 

Nguyên nhân do tông chỉ của các nhà Nho chính là muốn xây dựng một xã hội đức trị. Theo Khổng Tử, điểm mấu chốt của xã hội lý tưởng chính là sự tu dưỡngbản thân của  kẻ thống trị. Chỉ cần kẻ thống trị cai trị nhân đức thì xã hội sẽ yên định. Khổng Tử nói: “Cái đức của nhà vua như ngọn gió, đức của kẻ tiểu nhân như cây cỏ, cây cỏ nào chẳng động khi có gió?” Ông còn nói: “Kẻ thống trị chính trực, cai trị chính trực thì còn kẻ nào dám bất chính?” Mạnh Tử cũng nói: “Đắc đạo thì nhiều kẻ giúp đỡ, không có đạo thì ít kẻ theo”. Theo các nhà Nho này, mâu thuẫn chủ yếu giữa quân và thần, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị là do kẻ đứng trước (quân, kẻ thống trị ) gây nên chứ không phải do kẻ sau. Nếu kẻ làm vua không có đạo đức của kẻ làm vua thì dân tất sẽ dứng lên làm loạn, thiên hạ tất không thái bình. Vì thế họ vô cùng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức của kẻ làm vua. Cũng có thể nói rằng, bản thân Nho học là một môn học đã được chính trị hoá, môn ọhc về trị quốc, bình thiên hạ. Để đạt tới mục đích chỉ dẫn các vua, các nhà Nho đã dùng truyền thuyết liên quan tới thời đại Ngũ Đế. Họ sanmgs tạo thêm các truyền thuyết về việc “nhường ngôi” , từ đó tạo nên những mô hình về nhân cách đạo đức cho người đời sau như Nghiêu, Thuấn, Vũ. Sự phát huy có tính sáng tạo  các truyền thuyết của thời đại Ngũ Đế chủ yếu thể hiện ở hai phương diện sau: Thứ nhất, họ đã cải toạ mối quan hệ giữa Nghiêu, Thuấn với các trưởng lão trong “Tứ nhạc” thành mối quan hệ quân thần phù hợp với quy phạm lý luận Nho gia. Thứ hai, họ thay đổi tiêu chuẩn để lựa chọn người tài từ tài năng thành đức hạnh. Cho dù những sự tích dùng để biểu hiện tài năng thì vẫn có thêm màu sắc của đức hạnh đi kèm. Có thể nói rằng, truyền thuyết về việc “nhường ngôi” dù bản thân nó còn hàm chứa rất nhiều  sự thực lịch sử và từ trong đó, người đời sau có thể thấy được hình ảnh chung về chế độ dân chủ nguyên thuỷ vào thời viễn cổ, nhưng vẫn hoàn toàn phải tồn nghi về những tình tiết cụ thể và màu sắc đạo đức của nó.

 

V. Lời giải cho câu đố về Đại Vũ và Hồng thuỷ

 

Tròn số những nhân vật anh hùng trong truyền thuyết Trung Quốc cổ đại, Vũ là một nhân vật quan trọng. Công lao trị thuỷ và tinh thần quên mình vì mọi người  “ba lần qua cửa mà k0vào thăm nhà” hàng trăm nghìn năm nay vẫn luôn khích lệ tinh thần vượt khó đi lên của bao thế hệ người Trung Quốc. Tương ứng với nó, những ghi chép và nghiên cứu về điều này cũng phong phú  đa dạng hơn nhiều so với những nhân vật truyền thuyết khác.

Công lao chủ yếu của Vũ là trị thuỷ. Về trận lụt lớn này, cuốn “Mạnh Tử” có viết: “Vào thời Nghiêu, thiên hạ còn chưa ổn định, nạn Hồng thuỷ lan tràn, khắp nơi chìm tỏng biển nước”. Cuốn “Sơn hải kinh” viết: “Nước Hồng thuỷ mênh mông ngập khắp mọi nơi”. Tư Mã Thiên cũng viết: “vào thời vua Nghiêu, nước Hồng thuỷ dâng ngập trời, nhấn chìm cả gò đống, dân cực kỳ khốn đón”.

Những truyền thuyết về Hồng thuỷ  không chỉ có vậy ở Trung Quốc mà còn có ở rất nhiều dân tộc khác trên thế giới. Điển hình nhất là chuyện ông già Nôê thả thuyền được viết trong “Kinh Thánh”. Trước đây, mọi người thường đi theo hai lối suy nghĩ sau để giải thích tính lịch sử tức là coi đó như một sự thực lịch sử. Người Trung Quốc đi theo lối nghĩ này và coi đó là sự thực được viết trong các sách lịch sử. Một cách khác là giải thhích theo thần thoại, tức là coi Hồng thuỷ là sự trừng phạt của các thần đối với con người. Ngoài người Hán Trung Quốc ra, các dân tộc khác trên thế giới hầu như đều theo cách giải thhích này. Từ đầu thế kỷ này, các học giả đã không còn coi tọng cách giải thhích theo lịch sử. Nhưng vấn đề là ở chỗ, theo nội dung truyền thuyết  thì đây không phải là một trận lụt có tính chất huỷ diệt toàn nhân loại. Rất rõ ràng     , nếu giải thhích theo nguyên nhân thông thường  của Hồng thuỷ (tức nạ lụt lội do mưa lớn gây nên) thì sẽ không thể tìm ra đáp án. chính vì vậy, rất nhiều học giả trong và ngoài Trung Quốc đã tìm cách giải thhích khác. Họ đã dưa ra hàng loạt các kiến giải khác nhau, tỏng dó có ảnh hưởng nhất là các truyền thuyết về phóng địa sự thực, thuyết về sự tan băng, thuyết về đại dương hoá toàn cầu, thuyết biển xâm lấn. Nhưng nễu tìm hiểu kỹ thì những giả thuyết trên đều rất khó đứng vững vì nó vi phạm những tri thức thông thường.. Có thể phân tích như sau:

1. Thuyết phóng đại sự thực cho rằng truyền thuyết về Hồng thuỷ có dựa trên tranạ lụt lớn đã từng phát sinh vào thời viễn cổ, tuy mức độ ngập lụt trên thực tế không tới mức nghiêm trọng như trong truyền thuyết  nhưng dầu sao trậnlụt có thực ấy đã đem tai nạn tới cho mọi người để lại ký ức đau đớn cho họ và được  lưu truyền như một tư liệu lịch sử. Vì vào thời trước  khi văn tự được phát minh, việc ghi chép lịch sử của con người chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng, những truyền thuyết truyền miệng này rất dễ đem phóng đại sự thực, đồng thời còn mang theo cả màu sắc ly kỳ nữa. Vì thế, một trận lụt khác thường khó tránh bị phóng đại thành một trận Hồng thuỷ uy hiếp tới sự sinh tồn của toàn nhân loại.

Cách giải thhích này có hai điểm khó hiểu: Thứ nhất, với con người tượngời cổ đại, những tai nạn do thiên nhiên đem tới không chỉ có Hồng thuỷ, hoả hoạn và độngđất, có lẽ còn có sức uy hiếp lớn hơn nữa. Tại sao họ không đem phóng đại những tai nạn trên mà chỉ đem phóng địa mỗi lũ lụt? Thứ hai, phương thức bảo tồn lịch sử của nhân loại vào viễn cổ đích thực là trueyèn miệng. Nhưng việc truyền miệng lúc ấy đâu có giống việc truyền miệng đầu đường xó chợ của con người hiện đại, đem bóp méo sự thật nà được tiến hành theo phương thức đặc biệt. Phương thức đó là sử thi. Sử thi đều có sự phối hợp giữa lời và nhạc, được xướng lên chứ không phải là được đọc ra. Đặc điểm lớn nhất của phương thức này là không gây nên sự biến dạng khi được lưu trueyèn. Sử thi Hômerơ của người Hy Lạp và sử thi tây Tạng “Cách  Tát Nhĩ vương truyện” đều được lưu truyền bằng hình thức diễn xướng.

2. Thuyết tan băng cho rằng sau khi phát minh ra nông nghiệp, con người phần lớn đều cư trú ở khu vực trung, hạ lưu c ccon sông; họ sống cuộc sống trồng trọt tương đối ổn định.  Băng trên núi cao tan ra đã tạo thành những trận lụt lớn.

Xem xét từ lịch sử văn minh nhân loại vào buổi đầu, những người văn minh đầu tiên quả thực đã cư trú ở tung hạ lưu các con sông. Ví dụ khu vực sông Nin Ai Cập, sông Lưỡng Hà ở Tây á, lưu vực sông ấn ở Nam á, lưu vực sông Trường Giang và Hoàng Hà ở Trung Quốc. Tại hạ lưu các con sông này đều đã phát hiện được di chỉ có tuổi khoảng 5000 năm của người xưa. Đối với những cư dân ở khu vực này, sự tan băng của lớp băng tích luỹ trên các núi cao quả thực có thể gây ra các tai hoạ cho họ. Nhưng vấn đề ở chỗ, truyền thuyết về hồng thuỷ đâu chỉcó nói riêng về những vùng này mà nó còn nói chung cho cả những bộ lạc sống ở vùng núi hay những khu vực chẳng có liên quan gì tới sự tan abưng của núi cao. Ví dụ người Hy Lạp cổ đại sống trene lãnh thổ Hy Lạp hoặc sống trene các đảo giữa biển Đại Trung Hải. Họ chẳng liên quan gì tới các dòng sông lớn cả, càng không có chuyện gặp tai hoạ do nạn tan băng. Nhưng trong thần thoại Hy Lạp vẫn có một hệ thống truyện về nạn Hồng thuỷ. Lạinhư người Spacta, 4000 năm trước đây họ còn sống đời sống du mục, sau khi vào Pakixtan không có những dòng sông lớn,không thể có nạn hồng thuỷ do tuyết tan gây ra, nhưng hệ thống truyền thuyết về nạn Hồng thuỷ của họ vẫn rất hoàn chỉnh.

3. Thuyết hải dương hoá toàn cầu cho rằng trong lịch sử lâu dài trái đất đã trải qua mấy lần đại dương hoá. Đây là hiện tượng nước biển dâng cao nhấn chìm tất cả các đại lục. Chứng cứ là những tư liệu khảo cổ khoa học của thế kỷ này cho thấy núi Anđet ở châu Âu, núi Thái Hành sơn, Kỳ Liên sơn cho tới Hymalaya, nóc nhà thế giới ở Trung Quốc đều tìm thấy hoá thạch của các sinh vật biển.

Nhưng nếu suy nghĩ kỹ một chút, ta sẽ thấy thuyết này rất hoang đường. Thứ nhất, nếu theo tri thức thông thường thì chuyện toàn trái đất bị ngập mênh mông , tới cả nóc nhà thế giới  còn bị ngập là chuyện không tưởng tượng nổi. Thứ hai, trái đất bị đại dương hoá thì con người không thể tồn tại được. Nói ngược lại, nếu con người đã tuyệt diệt, sao còn có nhân loại ngày hôm nay? Thứ ba, địa chất học hiện đại cho thấy vỏ trái đất luôn biến đổi không ngừng. Nóc nhảtái đất sở dĩ có hoá thạch sinh vật biển bởi vì lúc đó chúng đã từng bị chìm dưới đáy biển.

4. Thuyết biển xâm lấn. Đây là quan điểm tương đối thịnh hành ở  thế kỷ này và được giới học thuật khá coi trọng. Quan điểm này cho rằng nước biển đã rừng dâng dần theo từng mức trong lịch sử. Mỗi lần dâng lên qua một độ cao nhất định sẽ gây nên lũ lụt. Người ta có thể tìm thấy bằng chứng của điều này ngay trong những tài liệu cổ. Ví dụ, Mạnh Tử đã viết trong “Mạnh Tử. Đằng Văn Công Hạ” rằng: “Vào thời Nghiêu, nước dâng lên gây lụt lội khắp Trung Quốc.”

Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, ta cũng sẽ thấy thuyết này khó đứng vững. Thứ nhất, nước biển xâm lấn là một quá trình lâu dài. Do vậy người xưa rất khó cảm nhận thấy sự biến đổi tự nhiên này nên sẽ không xxem nó như tai hoạ. Thứ hai, cho dù họ có cảm nhận được  sự biến đổi này thì do nó diễn ra trong quá trình lâu dài nên họ có đủ thời gian để ứng phó, do vậy nó không gây ra thiệt hại cho sản xuất và đời sống của họ. Thứ ba, nếu nước biển dâng lên nhanh tới mức trông thấy được thì con người không có khả năng và cũng không cần thiết phải trị thuỷ nữa.

Rõ ràng trong lịch sử con người không thể có một trận lụt lớn mang tính huỷ diệt như vậy. Người xưa hư cấu ra truyền thuyết này chắc chắn có ý gì khác nữa. Nếu muốn tìm lời giải cho câu đối này, buộc phải đi tìm từ những nhân vật truyền thuyết có công trị thuỷ.

Theo truyền thuyết, anh hùng trị thuỷ chính là Vũ. Các tài liệu đều không nghi ngờ gì điều này mà còn xxem Vũ  là nhân vật lịch sử có thật. Đầu thế kỷ này, Cố Hiệt Hương đưa ra nghi ngờ và cho rằng Vũ chẳng qua “chỉ là  một con rắn”, cụ thể là con thằn lằn, về sau lại cho rằng đó là một con rồng. (“Cổ Sử Biện” chương III, Nxb Cổ tịch, Thượng Hải, 1982, trang 155). Thực ra, hai cách nói anưng này lại tự mâu thuẫn với nhau. Cả hai đều nói là “một con trùng có chân”. Vài năm gần đây, ông Vương Vũ Tín lại cho rằng Vũ là “một con rắn giàu sức sống”. (Vương Vũ Tín, “Bàn về ảnh hưởng lịch sử trong truyền thuyết  về Tắc Vũ từ khi Tắc Vũ trong “Sử ký” bị mai một, dẫn từ Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1989).

Nói Vũ là một loại côn trùng, điều này rất khó được người Trung Quốc chấp nhận. Khi Cố Hiệt Hương nêu ra thuyết trên đã gặp phải sự chê cười của giới học thuật. Nhưng thuyết của họ Cố và họ Vương lại không phải không có căn cứ.

Chữ “Vũ” trong kim văn “Thúc hướng đỉnh”, “Vũ đỉnh”,  “Tần Công Quỹ” đều có hình một con trùng. Hứa Thận nói rõ hơn và khẳng định trong cuốn “Thuyết văn” rằng: “Vũ, trùng dã”. Trên thực tế nói Vũ là một con trùng, thực ra là một cách nói ẩn dụ đặc biệt của người xưa. ý nghĩa rằng Vũ là tượng trưng cho nam quyền . Theo nghiên cứu của Triệu Quốc Hoa, thằn lằn là con vật người xưa rất sùng bái, nó tượng trưng cho sự sùng bái giống đực ( Triệu Quốc Hoa “Luận về sùng bái phồn thực” Nxb KHXH Trung Quốc , 1980, trang 128) vừa là sùng bái giới tính, vừa là sùng bái nam quyền.

Về điểm này, chúng ta cũng có thể tìm thấy chứng cứ trong truyền thuyết về Tắc. Cuốn “Sơn hải kinh”. Hải nội kinh” có viết: “Nạn Hồng thuỷ lụt lội khắp thiên hạ, Tắc không chờ lệnh của Đế mà tự ý lấp đất để ngăn hồng thuỷ. Đế liền ra lệnh cho Chúc Dung giết chết Tắc ở Vũ Giao. Tắc lại đầu thai trở lại biến thành Vũ.” Vũ là con của Tắc nhưng Tắc làm sao lại có thể đẻ ra Vũ từ trong bụng của mình được? Khuất Nguyên trong bài thơ “Thiên vấn” đã nêu ra câu hỏi sau: “Bá Tắc sinh ra Vũ từ trong bụng, vậy đã biénhoá thế nào đây?” Thực ra Tắc trong truyền thuyết của người xưa không phải là giống đực mà là giống cái. Cuốn “Thuyết văn” viết: “Tắc ngư giới” (Tắc là bài cá). Cuốn “Thập di ký” cũng viết: “Tắc từ khi bị chết chìm ở Vũ Uyên biến thành cá đen,lúc nổi lên thường ngồi trên lưng con cá lân, cưỡi trếnóng Hoàng Tu, người trông thấy gọi là hà tinh. Với người Trung Quốc cổ đại, cá luôn là ẩn dụ dùng để chỉ người phụ nữ. Học giả Văn Nhất Đa mấy chục năm trước đây đã viết cuốn “Thuyết ngư”, phân tích về điều này một cách rất có hệ thống. Ông cho rằng tất cả mọi chỗ có nhắc đến cá trong “Kinh Thi” đều có hàm nghĩa là giao phối, đều tượng trưng cho hành vi tình ái giữa nam và nữ. Quẻ “Dịch” tương quẻ Khôn ở dưới và Cấn ở trên được giải thích rằng: “Quẻ Bác Khôn dưới Cấn trên, ngũ âm nhất dương, chúng âm ở dưới nâng nhấc dương ở trên tựa như xâu cá vậy. Cuốn “Lục ngữ” viết: “Loài cá rất được người yêu quý vì đem lại cho họ nhiều lợi ích”. Lý Đỉnh Tộ đời Đường trực tiếp giải thích  rằng: “Cá là âm vật”. Cuốn “Hậu Hán thư. Hoàng hậu kỷ” có chép một đoạn về lời của Lương Hoàng hậu như sau: “Dương lấy bố thí rộng rãi làmđức, âm lấy bất chuyên làm nghĩa. Âm dương nhiều lần kết hợp với nhau  để sinh sản. Phúc do đó mà thịnh. Do bệ hạ lúc nào cũng muốn chuyện mây mưa thứ tự như xâu cá nên xin miễn tội cho kẻ tiểu thấp có những lời này”. ở đây toàn nói chuyện gối chăn nam nữ. Cuốn “Hán hậu thư. Dương Chấn liệt truyện” cũng viết: “Cát dụng bản chi ân, thận quán ngư chi thứ.”  Lý Hiền đời Đường giải thích  rằng: “Vua ngự lãm các cung nhân, thứ tự như xâu cá vậy”. Học giả trên đã giải thích ngắn gọn, tỉ mỉ thật đã rõ ràng.

Từ ngữ gốc về Vũ và Tắc có thể thấy rằng những truyền thuyết liên quan tới việc trị thuỷ của họ, vốn dĩ không phải nói về chuyện trị thuỷ mà có hàm nghĩa khác. Hơn nữa, chúng ta còn có thể thấy rõ điểm này qua sự thành bại khi trị thuỷ của cha con họ. Phương pháp trị thuỷ của Tắc là lấp đất, phương pháp trị thuỷ của Vũ là sơ tán. “Lấp đất” có nghĩa là bồi đất vào giữa dòng nước. Cách hiểu này không xuôi. Vốn nước lũ ngập mênh mông, nếu đổ thâm đất vào chỉ có thể làm nước lũ cao hơn mà thôi; thế nước càng thâm mạnh. Thực chất “lấp” ở đây có nghĩa là đắp đê, phương pháp gần giống với phương pháp trị thuỷ ngày nay. Nếu nói như vậy ta có thể thấy rằng phương pháp của Tắc còn đáng áp dụng hơn phương pháp của Vũ. Theo truyền thuyết, Tắc, Vũ trị thuỷ không phải là làm thuỷ lợi trước khi có nước lũ tới để đề phòng mà là  công việc chống lụt khi nước lũ đã dâng cao mênh mông khắp nơi, không thể ngăn chặn. Việc chống lụt thì không thể sơ tán, cũng không có cách nào sơ tán được. Phương pháp duy nhất là phải “lấp”, tức là đắp đê; tránh nước lũ lan rộng. Tuyền thuyết  lại cho rằng  cách làm của Vũ là chính xác và còn lập nên công lớn; Tắc do cách làm không đúng lại còn bị chết. Từ đó có thể thấy rằng việc trị thuỷ của cha con Tắc Vũ không phải là trị thuỷ theo nghĩa thực sự.

ở đây lại liên quan đến một vấn đề khác,  đó là “hồng thuỷ” chỉ cái gì?. Cuốn “Hoài Nam Tử” viết: Hồng thuỷ vốn là do Cộng Công phát động”. Cuốn “Bản kinh huấn” ghi: “Cộng Công dâng dòng nước hồng thuỷ  để rửa sạch lá dâu”. Cuốn “Toàn ngôn huấn” lại ghi: “Cộng Công do gây ra lụt lội nên bị Hiên Viên giết chết”. Do Cộng Công   gây ra lụt lội nên có tài liệu nhầm lẫn thành chuyện vua Vũ đánh Cộng Công. Cuốn “Sơn hải kinh. Đại hoang tây kinh” viết: “Vũ đánh Cộng Công ở Quốc Sơn”. Cuốn “Tuân Tử. Nghị binh” có viết: “Vũ đánh Cộng Công”. Cuốn “Thành Tương” lại  viết: “Vũ … đuổi Cộng Công”. Vì thế, Cộng Công và “hồng thuỷ” là một, từ đó “Tả truyện. Chiêu Công năm thứ mười bảy” nói: “Cộng Công vốn họ là nước, do giỏi về thuỷ nên có tên như vậy”. Trong văn tự thời thượng cổ chữ “cộng” (    ) và chữ “hồng” (    )vốn là một chữ, “hồng thuỷ” cũng chính là “cộng thuỷ”. Vởy “cộng thuỷ” là gì? Có học giả cho rằng “cộng thuỷ” chính là nơi cư trú của thị tộc Cộng Công, nằm ở huyện Huy tỉnh Hà Nam hiện nay. (Từ Đán Sinh – Thời đại truyền thuyết trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tr 133) Đây chỉ là một cách bày đặt giống như nói về các di chỉ lăng Hoàng Đế, lăng Viêm Đế coi đó là những sự thật về Viêm Hoàng vậy. Trên thực tế, “cộng thuỷ” hay “hồng thuỷ” đều là tên gọi khác của “dâm thuỷ”. Hứa Thận có viết trong “Thuyết văn”: “Mưa lâu thì gọi là dâm” “Hoài Nam tử. Lãm minh huấn”  có viết về chuyện “Nữ Oa vá trời” như sau: “Nữ Oa tích tro của cỏ thi để chặn dâm thuỷ, láy thương để vá trời, bốn bề đều đứng vững, nước ltụ bị chặn lại, Ký Châu được bình yên”. Nữ Oa vá trời thực chất là trị thuỷ, cái gọi là “dâm thuỷ” cũng chính là chỉ “hồng thuỷ”.  Học giả Viên Kha cũng cho rằng “luyện đá vá trời” đá được Nữ Oa dùng để luyện thành đá vá trời là một vật cần thiết để lấp dòng nước lũ. Cái gọi là “Nữ Oa vá trời” ban đầu cũng thuộc vào hệ thống thần thoại truyền thuyết về trị thuỷ. (Viên Kha – Từ điển thần thoại truyền thuyết Trung Quốc. Mục Nữ Oa). 

Trong truyền thuyết của dân tộc Hán những truyền thuyết về trị thuỷ không chỉ có chuyện Tắc Vũ trị thuỷ, ngoài nó ra, còn có một số truyền thuyết khác.  Nữ Oa luyện dá vá trời cũng chính là do “nước lụt mênh mông khắp nơi không rút”. “Lã thị Xuân Thu. Bản vị”  viết “có cô con gái họ Tiên đi hái dâu nhặt được một cậu bé trong đám không tang (một loại cây dâu). Mẹ của cậu bé này vốn sống ở Y Thuỷ,khi mang thai cậu, có lần bà mơ thấy thần bảo rằng “Khi nào thấy Cữu lộ ra khỏi mặt nước  thì hãy đi về hướng đông, không được chần chừ”. Hôm sau khi nhìn thấy Cữu nổi lên trên mặt nước, bà liền bảo hàng xóm láng giêng cùng đi về phía đông mười dặm khi ngoảnh lại nhìn thì thấy nơi ở cũ đã ngập trong biển nước. Lúc này bà hoá thành đám không tang, cậu bé do bà sinh ra được đặt tên là Y Doãn. Đây chính là  chuyện Y Doãn sinh ra trong đám không tang”. Học giả Vương Dật đời Đông Hán chú giải “Thiên vấn” có ghi chép về chuyện này hơi khác như sau: “Mẹ Y Doãn khi mang thai ông nằm mơ thấy Thần nữ nói rằng: “Cữu Táo (vua bếp) sinh ra ếch, phải bỏ đi ngay lập tức.” Không bao lâu sau, Cữu Táo (vua bếp) sinh ra một  con ếch. Bà mẹ Y Doãn liền đi về phía đông   . Khi nhìn lại ấp của mình thấy tất cả đã ngập trong nước. Bà mẹ Y Doãn bị chết đuối, thân hoá thành cây không tang. Sau khi nước rút, thấy có một đứa trẻ mới sinh khóc ở trên  bờ. Người ta liền nhặt cậu đem về nuôi. Khi lớn lên, cậu rất tài giỏi”.

Sự sùng bái Nữ Oa thực chất chính là sự sùng bái khả năng sinh sản của giống cái. Trong văn tự cổ, ba chữ “oa” (    ) con ếch, (    ) bé gái và (    ) Nữ Oa đều có thể dùng lẫn với nhau. Khi dùng cho động vật, người ta dùng chữ (    ), dùng chỉ người, người ta dùng hai chữ (    ) và (    ). Truyền thuyết  về Nữ Oa chủ yếu kể về hai công trạng lớn của bà là nặn đất thành người và Luyện đã vá trời. Sự thực của hai việc  này chỉ là một việc, đó là việc sản sinh ra loài người, tức là nói Nữ Oa là mẹ của loài người. Còn truyền thuyết Y Doãn sinh trong đám cây không tang lại có ý nghĩa chỉ sự sinh đẻ. Trong văn học Trung Quốc, “không tang” xưa nay vẫn luôn là ẩn dụ chỉ giống nữ hoặc giống âm.

Từ đó có thể thấy rằng , không kể là Tắc Vũ trị thuỷ,  Nữ Oa luyện đá vá trời hoặc “Y Doãn sinh trong đám cây không tang” đều xoay quanh một chủ đề, đó là sự sinh đẻ của con người. Thú vị nhất  là trong “Hạ bản kỷ”, Tư Mã Thiên đã ghi lại một đoạn do chính vua Vũ nói như sau: “Dữ thú Đồ Sơn, Tân nhân kỷ giáp, sinh Khởi, dữ tất tử, dĩ cố năng thuỷ tổ công.” Có lẽ ngay cả Tư Mã Thiên cũng không thực sự rõ hàm nghĩa của đoạn văn này, đúng như “Tập giải” viết: “Thái sử công tin đó là sự thật nhưng cũng không hiểu nghĩa của nó”. Nhưng đoạn văn trên của Tư Mã Thiên lại hoàn toàn không phải là bịa đặt mà có căn cứ lấy từ cuốn “Thượng thư”. Cuốn “Cao đào mạt” viết: “Vũ nói, ta lấy Đồ Sơn, Tân Nhân kỷ giáp, Khải oa oa cất tiếng khóc chào đời. Dữ phi tử, duy hoang đô thổ công.” “Dữ bất tử” và “dữ phi tử” trong đoạn trên có nghĩa là gì? Học giả Trương Thủ Tiết đời Đường trong cuốn “Sử ký. Chính nghĩa” giải thích rằng: “không nhập môn ta không đặt tên cho.” ý nghĩa là, sở dĩ Vũ trị thuỷ là do sự ra đời của Khải chứ không phải nước hồng thuỷ  mênh mông. Vũ lấy Đồ Sơn ba ngày sau đã sinh hạ ra Khải. Rõ ràng Khải không phải là con đẻ của Vũ. Chính vì vậy mà Vũ trị thuỷ. “Thuỷ” mà Vũ trị không phải là nạn hồng thuỷ  mà là “dâm thuỷ” trong quan hệ nam nữ. Nói chính xác hơn, Vũ trị thuỷ chính là xử lý tình trạng hôn nhân của con người lúc bấy giờ, chuyển từ hôn nhân huyết thống trong gia tộc, con chỉ biết mẹ không biết cha hoặc hôn nhân pulaluaya sangh chế độ hôn nhân một vơmột chồng, chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ. Cũng theo cuốn sách này đây là một bước vô cùng quan trọng trong sự ra đời của văn minh. Cũng có thể nói rằng, việc Vũ trị thuỷ là bình minh của nền văn minh Trung Quốc. Hàm nghĩa của việc ấy, chính là sự cáo biệt chế độ hôn nhân nguyên thuỷ  của  người Trung Quốc  xưa< cũng có lẽ chính vì vậy, nên trong hệ thống truyền thuyết thần thoại của người Trung Quốc, Vũ là anh hùng, được sùng bái sớm nhất . Khoảng vào đời Tây Chu đã có sự sùng bái này rồi. 

Về điểm này, chúng ta có thể thấy rõ hơn qua truyền thuyết nạn hồng thuỷ  của các dân tộc khác. Về chuyện ông Nôê đóng thuyền trong “Kinh Thánh”, nhiều học giả phương Tây hiện đại cho rằng, đóng thuyền chính là ẩn dụ của phồn thực. Thượng đế dùng hồng thuỷ để trừng phạt con người, chính là đưa con người vào một kiểu hôn nhân mới. Điều cần chú ý hơn là trong truyền thuyết về hồng thuỷ của rất nhiều các dân tộc đều có chuyện về cái hồ lô và chuyện về anh em nhà nọ tái tạo loài người. Hồ lô theo quan niệm của người xưa chính là vậtthần tượng trưng cho sinh đẻ. Trong “Thi. Đại nhã. Miên” có viết: “Miên miên qua điệp, nhân chi sơ sinh”. “Qua điệp” chính là hồ lô. Cuốn “Quốc ngữ. Sở ngữ thượng” cũng viết: “Tiên quân Trang Vương vi đào cư chi đài”. “Bào cư chi đài” chính là đài té nơi thờ thần Hồ lô. “Lễ ký. Giao đặc tính” cũng viết: “Đào bào dĩ  tượng thiên địa chhi tính”. “Đào bào” chính là hồ lô nặn bằng đất, dùng để cúng tế. “Tượng thiên địa chi tính” tượng trưng cho sự giao hoà trời đất, bản thân nó đã nói rõ hàm nghĩa về sưj sinh đẻ. Về điều này, sau này, cuốn “Tấn Thư. Lễ chí thượng” nói rõ hơn: “(Tế) vật tế dùng đào bào, sự tích về vật tế bắt đầu từ thời nguyên thuỷ, chính là nói về hôn phối của tổ tiên thời xưa.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here