(Khoảng thế kỷ 16 trước CN – thế kỷ 11 trước CN)
Thương là giai đoạn phát triển quan trọng của xã hội nô lệ ở Trung Quốc, văn hóa đồng thau huy hoàng xán lạn của nó giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử văn minh thế giới. Nhờ sự giúp đỡ của Y Doãn, Thương Thang dấy binh diệt Hạ. Hạ Kiệt thất bại, chạy về chết ở Nam Sào, xây dựng triều Thương.
Triều Thương tổng cộng có 30 vua, 17 đời, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước CN. Khi ở ngôi, Thái Giáp, cháu của Thương Thang vô đạo, Y Doãn đuổi đi, tự mình nhiếp chính. Ba năm sau, Thái Giáp hối hận, lại được đón về lên ngôi. Sau đó, cho đến đời thứ 9 là Thái Mậu đều là thời kỳ củng cố phát triển của triều Thương.
Bắt đầu từ đời thứ 10 là Thái Đinh, triều Thương xuất hiện sự hỗn loạn. Sau đó 5 đời 9 vua thường xảy ra tranh chấp quyền lực, phải nhiều lần dời đô, Loạn 9 đời tạo nên một vấn đề xã hội nghiêm trọng, sức mạnh giảm sút, chư hầu không triều kiến, các mâu thuẫn đan xen, nguy cơ ở khắp nơi. Bàn Canh vì thay đổi để cứu vãn nguy cơ của vương triều, dời đô từ Ấp về Ân để tiến hành cải cách khiến cho tình hình dần ổn định, chính trị, kinh tế, văn hóa bắt đầu phát triển nhanh. Sử gọi là “Bàn Canh thiên Ân”.
Từ sau đời vua thứ 24 là Tổ Giáp, mâu thuẫn xã hội gia tăng, vương triều Ân bắt đầu xuất hiện sự suy loạn. Đến đời thứ 30 là Trụ, cuộc đấu tranh giữa vương quyền và quý tộc phát triển đến đỉnh cao. Người Chu từ phương tây thừa cơ phát triển mạnh lên, cuối cùng diệt được Ân Thương.
Nông nghiệp triều Thương đã rất phát triển, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu có tiểu mạch, cao lương, đại mễ. Nghề nấu rượu đã dạt tới trình độ cao. Về chế tạo, người Thương đã sớm đạt thành tựu trong chế tạo đồng thau. “Tư mẫu mậu đại phương đỉnh” là biểu hiện của trình độ phát triển của đồng thau triều Thương.
Triều Thương còn mở đầu lịch sử được ghi chép bằng văn tự của Trung Quốc. Giáp cốt văn và kim văn khai quật được là những tư liệu quý báu để chúng ta nghiên cứu văn minh triều Thương.
NIÊN BIỂU SỰ KIỆN LỚN
Khoảng thế kỷ 16 trước CN: Thương Thang diệt Hạ, triều Thương kiến lập.
Khoảng thế kỷ 15 trước CN: Y Doãn, đại thần của triều Thương giam cầm Thái Giáp. Thái Giáp hối cải.. Y Doãn đón Thái Giáp trở lại ngôi vua.
Thái Giáp năm thứ 10: Thái Giáp khôi phục quyền lực. Triều Thương hưng thịnh lần thứ nhất.
Thời Ung Kỷ ở ngôi: chư hầu không về chầu, triều Thương suy lần thứ nhất.
Thời Thái Mậu ở ngôi: Triều Thương phục hưng lần thứ hai.
Thời Trọng Đinh ở ngôi: kinh đô từ đất Bạc dời về
Thời Tổ Ất ở ngôi: kinh đô từ đất Tương dời về , triều Thương phục hưng lần thứ ba. Bốc từ ghi chép nhật thực. Đây là ghi chép về nhật thực lần đầu tiên của loài người.
Thời Nam Canh ở ngôi: kinh đô từ Tý dời đến Yểm.
Khoảng thế kỷ 14 trước CN: Bàn Canh dời đô đến Ân.
Khoảng 1312 – 1285 trước CN: triều Thương lần thứ 4 hưng thịnh, là thời kỳ toàn thịnh của triều Thương.
1250 trước CN – 1192 trước CN: nghề đúc đồng thời Vũ Đinh phát triển.
1147 trước CN: Vũ Ất ở ngôi. Chu Vương Quý vào chầu, Chu mạnh lên
1113 trước CN: Vũ Ất vô đạo, đi săn ở sông Vị, bị sét đánh chết. Văn Đinh nối ngôi.
1075 trước CN: Tử Tân lên ngôi, tức vua Trụ.