Thần Héc-met hóa thân thành người bình thường xuống nhân gian. Ông tới một cửa hàng bán tượng. Trong tủ kính, trong nhà, ông thấy rất nhiều tượng các thần, trong đó có cả tượng mình. Ông muốn thông qua giá cả các bức tượng thần ở đây để biết địa vị của mình trong cuộc sống của con người, xem mức độ tôn trọng đối với mình ra sao.
Hec-met mở cửa bước vào. Chủ cửa hàng thấy khách đến, vội đón vào, hỏi:
– Thưa ông, ông cần bức tượng nào, tôi có thể giới thiệu giúp ông.
Hec-met nói:
– Để tôi xem đã, ông đừng vội.
Hec-met bước đi vài bước, giả bộ như đang thưởng thức vẻ đẹp của các bức tượng, ông ta bất ngờ thốt lên kinh ngạc, như là bị vẻ đẹp nghệ thuật của các bức tượng hấp dẫn, say sưa trước tài năng của các nhà điêu khắc.
Sau đó, ông chỉ vào bức tượng thần Dớt, hỏi chủ cửa hàng:
– Xin hỏi ông, bức tượng này giá bao nhiêu?
Chủ cửa hàng nói:
– Một lạng bạc.
Hecmet lại chỉ bức tượng Hê-ra, vợ của Dớt bên cạnh, cười, hỏi:
– Bức tượng này giá bao nhiêu?”
Chủ cửa hàng trả lời:
– Tượng thần Hera giá đắt hơn một chút.
Chủ cửa hàng thấy Hec-met hỏi giá cả của những bức tượng thần, nghĩ người khách này nhất định sẽ mua tượng..
Hec-met đi tới trước bức tượng mình, nghĩ: “Ta là thần, lại là thần hộ mệnh cho nghề buôn, người ta nhất định sẽ kính trọng ta, giá có thể còn đắt hơn tượng thần Hera.” Sau ông hỏi chủ cửa hàng:
– Vậy thì, bức tượng này giá bao nhiêu?”
Người chủ cửa hàng muốn nhanh chóng bán được hàng, không cần suy nghĩ, trả lời:
– Nếu ông mua hai bức tượng kia, cái này tôi sẽ thêm cho ông, ông không phải trả tiền.
Râu ông nọ cắm cằm bà kia, thì thế là chuyện bình thường thôi. Giá trị bức tượng cắm vào giá trị Thần thì chỉ thế thôi. Mỗi người, mỗi thứ có vị trí rieng của mình, chớ nẫn nộn giữa nụa với náng !