Hồi Thủ đô mới giải phóng (1954), dân số mới có 400.000 người trên diện tích 150 km2. Vắng lắm. Buổi trưa, tan học, cồng trường nào cũng chỉ đông đúc chừng mươi phút là vắng tanh. Có hôm ra chậm, đứng trước cổng trường phố Lý Thường Kiệt nhìn về cả hai phía không có bóng người. Cũng có hàng rong nhưng rất ít, chủ yếu bán quà sáng: xôi, bánh mì, bánh cuốn… người bán chỉ một cái thúng đội trên đầu hay cắp bên sườn, hoặc cái hòm gỗ đeo trên vai. Cồng kềnh nhất là ông bán tiết canh và tào phớ, một cái gánh trên vai, có khách thì dừng lại bán, xong thì đi. Người mua thường ăn trong nhà. Ngày ấy cơm hàng cháo chợ, lê la quán xá là điều tối kỵ với con nhà tử tế. Hoàn toàn không có chuyện bán hàng trên vỉa hè.
Vỉa hè trở thành nơi bán hàng từ khi có chiến tranh. Nơi bán vé của nhà ga, bến xe sơ tán xa ra, thế là xung quanh lập tức hình thành quán nước, và các loại quán phục vụ khách xếp hàng mua vé. Rồi hàng bia của mậu dịch mở cửa, xung quanh cũng lập tức xuất hiện người bán lạc rang, thịt chó, giò chả… Không ai dẹp được mậu dịch vì đó là nhà nước, mấy người bán hàng rong kia cũng được dịp “ăn theo” vì quan hệ gì đó với nhân viên mậu dịch.
Từ ngày nhà nhà làm thương nghiệp (khoảng những năm 80) người người thi đua nhau mở cửa hàng cửa hiệu. Nhà mặt phố thành nơi kinh doanh tất kể cả những con phố xưa nay vẫn vắng lặng như Lý Thường Kiệt, Tràng Thi, …Có nhà không làm cửa hàng được thì cho người ta thuê cái vỉa hè trước mặt, hàng tháng cũng có chút tiền cải thiện đời sống. Có người là kế sinh nhai, chưa tìm được việc gì hơn thế. Nhưng cũng không ít người thấy người khác làm được mà mình không làm thì sợ thiệt nên cũng chiếm một chỗ. Thế là chẳng còn trật tự, mỹ quan gì nữa. Giờ thì loạn. Bán hàng rong còn đẩy cả cái xe, xung quanh giăng, mắc đủ loại, đi hẳn dưới lòng đường. Rồi gồng gánh, quang thúng, cả cái bếp lò cũng được gánh theo, bán trứng vịt lộn, bán ngô khoai nướng, …ngồi bất cứ chỗ nào khi gặp khách. Cái văn minh đô thị mà người Pháp bắt tay xây dựng sau hơn nửa thế kỷ không còn tăm tích.
Lâu nay, người ta luôn nói tới chuyện dẹp hàng rong vỉa hè. Mặc dù đó là việc cần thiết nhưng không dẹp được là do:
Trước hết cái lực lượng làm chuyện này là một đội ngũ “tả pí lù”. Dân phòng ở các phường thường là những người thất nghiệp, không làm sao tìm được việc làm nhưng không chịu làm những việc họ cho là nặng nhọc (nghĩa là kém đủ thứ từ năng lực đến tư cách), nhưng vì con em hoặc dây mơ rễ má với cán bộ phường, quận nên được tập hợp lại để cũng gọi là có chút thu nhập hàng tháng. Cũng phải kể tới một số người thuộc diện bất trị, được đưa vào để thực hiện chính sách “dĩ độc trị độc”. Phụ cấp hàng tháng của họ rất bèo bọt nên nguồn sống chính của đội ngũ này là trông chờ vào những người bán hàng trên vỉa hè. Để được tồn tại, mỗi ngày người bán hàng phải nộp cho mấy ông băng đỏ một số tiền. Nộp tiền rồi thì bán thoải mái. (Cái lực lượng thanh tra xây dựng các phường cũng được tổ chức theo mô hình này, nên có thanh tra mà nhà toàn xây trái phép, vì nhà nào cũng phạt rồi cho tồn tại, giờ đã phải giải tán).Vì đã mua bằng tiền nên họ coi mấy anh dân phòng chẳng ra gì. Tôi dã chứng kiến một bà bán nước (chồng chạy xe ôm) người Thái Bình cho một anh băng đỏ “lên bờ xuống ruộng”, mồ mả tổ tiên bị bà ta đào bới xới trộn lung tung, ông bà cha mẹ bị cho xơi đủ thứ của ngon vật lạ chỉ vì hôm trước, bà ta nộp tiền rồi mà anh này còn tới hạch sách đòi thu một lần nữa. Chắc anh ta quên. Nhưng lạ cái là anh ta nghe chửi bới mà cứ đứng im như tượng gỗ (hình như còn mải nhớ lại xem mình đã thu chưa). Một lúc sau mới bỏ đi. Tư cách của người thi hành công vụ như thế sao giữ được kỷ cương, luật pháp. Nhưng làm việc dưới sự chỉ huy của mấy anh cảnh sát (mà trí não của họ thì coi cảnh sát là “quyền năng vô lượng”), hàng ngày ngồi trên cái thùng xe sơn chữ “police”, họ tưởng mình cũng đã trở thành cảnh sát. Rồi lại để tỏ sự mẫn cán trên mức cần thiết với cấp trên và ra oai với những người thấp cổ bé họng, họ quát nạt, thậm chí đánh đập, còng tay người bán hàng rong như chuyện vừa xảy ra ở Sài Gòn.
Thứ hai là cũng như nhiều chủ trương khác, việc dẹp bỏ hàng rong vỉa hè cũng chỉ được thực hiện theo cảm hứng của nhà chức trách theo kiểu “sớm nắng chiều mưa”. Lúc nào có lệnh cấp trên thì làm. Nhưng làm thì mất nguồn thu hàng ngày, nên những người trực tiếp đi dẹp cũng chỉ làm cầm chừng. Quy trình của họ là khi có lệnh cấp trên, vào giờ nhất định, mấy anh dân phòng đeo băng đỏ ngồi trên thùng cái xe tải loại nhỏ dưới sự dẫn dắt của hai anh công an ngồi trong ca bin. Tới chỗ nào có người bán trên hè, xe dừng lại, một anh công an xuống chỉ trỏ, mấy dân phòng lập tức thi hành công vụ, anh nào cũng tỏ ra rất tận tụy, xua đuổi, giật bàn, ghế, xoong nồi, biển hàng, … vứt lên xe chở về chất đầy trụ sở phường. Nhưng chỉ được vài người thôi, vì thấy bóng cái xe từ xa, người ta đã chạy hết. Chờ vài hôm, chủ nhân mang tiền đến chuộc về. Từ hôm sau, cứ tới giờ ấy thì người ta dẹp, qua giờ ấy, vỉa hè lại đâu hoàn đấy!
Qua vài ngày, hết chiến dịch thì “vũ như cẫn”. Đúng là bắt cóc bỏ đĩa. Những người bán hàng rong cũng thừa biết chuyện bắt bớ chỉ diễn ra vài ngày nên họ không cần chuyển nghề, không cần tìm cách mưu sinh khác.
Cho nên, muốn dẹp được hàng rong vỉa hè, chính quyền cần kiên quyết, làm thường xuyên, liên tục để những người làm nghề này không còn hy vọng, phải tìm công việc khác. Chắc có người sẽ cho rằng, dẹp thì họ sống bằng gì? Nghe ra câu hỏi này tỏ rõ lòng xót thương dân nghèo. Nhưng cả một làng pháo Bình Đà của tỉnh Hà Tây cũ và nhiều nơi làm pháo khác sau khi cấm pháo mười năm nay chẳng thấy ai chết đói, hình như dân ở những nơi ấy lại làm ăn tấn tới hơn bằng nhiều nghề khác.
Thứ nữa là mọi chi phí cho việc này hiện nay (tiền xăng xe, phụ cấp cho cảnh sát và dân phòng, …) nên đem thuê một công ty bảo vệ. Mình chắc một phường chỉ cần vài người là họ làm được.
Mà rõ ràng Đà Nẵng đã không còn chuyện hàng rong và bán hàng trên vỉa hè.
Tư cách của người thi hành công vụ như thế sao giữ được kỷ cương, luật pháp. Nhưng làm việc dưới sự chỉ huy của mấy anh cảnh sát (mà trí não của họ thì coi cảnh sát là “quyền năng vô lượng”), hàng ngày ngồi trên cái thùng xe sơn chữ “police”, họ tưởng mình cũng đã trở thành cảnh sát. Rồi lại để tỏ sự mẫn cán trên mức cần thiết với cấp trên và ra oai với những người thấp cổ bé họng, họ quát nạt, thậm chí đánh đập, còng tay người bán hàng rong như chuyện vừa xảy ra ở Sài Gòn vừa rồi.
Hàng rong là nguồn tiền của phường :đều, nhỏ, đông. Cộng lại cũng khá
Nêu ko nop Hoac nop it bon chung danh cho nhu đon đây chu a. Giơ chau van con bi am anh bơi h.anh bon thu ve chơ danh anh ban hanh tinh le đen vi ko nop ve chơ mac du anh ngôi ngoai đương chu ko phai trong chơ
Nhìn các thanh niên dân phòng dưới 30 tuổi khoẻ mạnh chấp nhận hơn triệu đồng tiền phường trả cho trong tháng mà vẫn tranh nhau đảm nhiệm công viêc này mà mà vỉa hè vẫn như các tháng trước thật buồn.
Sản phẩm này 100% của chủ nghĩa xã hội. Năm 1957 đang học vỡ lòng em thấy Hà Nội vẫn trật tự lắm thầy ạ. Lúc ấy ở trong trại lính (nay hình như nay là bảo tàng PKKQ) trên đường Tàu bay, sáng bố cho một hào, ra đứng ở cổng trại lính đợi bà đội thúng bánh mỳ đến và mua chiếc bánh nhân giò lụa mang về nhà ăn. Hà Nội thời ấy sao thanh bình vậy hay bởi nó vừa thoát khỏi bọn “giẫy chết” hả thầy?