Do sự lãnh đạo sai lầm của chủ nghĩa giáo điều “tả” khuynh của Vương Minh, Hồng quân trung ương chưa thể đánh bại được cuộc “vây tiễu” thứ 5 của quân Quốc dân đảng, buộc phải rút về khu căn cứ. Đêm ngày 10 tháng 10 năm 1934, Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc , quân uỷ trung ương, Quân đoàn 5 quân đoàn chủ lực Hồng quân, cơ quan quân uỷ và 8,6 vạn bộ đội trực thuộc  đã thực hiện một cuộc di chuyển lớn chiến lược. Đó chính là cuộc trường chinh vĩ đại.

 Tổn thất do sai lầm “tả” khuynh

        Đầu cuộc trường chinh, những người  lãnh đạo “tả” khuynh lại mắc phải chủ nghĩa chạy trốn, biến cuộc di chuyển chiến lược thành hành động dọn nhà, mang theo quân đội là máy móc in ấn, máy móc công binh xưởng cùng với tất cả những khí tài nặng nề, khiến cho bộ đội hành động chậm chạp, việc hành quân gặp phải bất lợi.

        Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng, Mao Trạch Đông nhận thấy cơ sở đảng và quần chúng khu vực Tương Nam tương đối tốt, có lợi cho tác chiến cơ động của Hồng quân, đề nghị nhân lúc các lộ quân của Quốc dân đảng đang điều động, lúc hai đạo quân chủ lực “truy tiễu” của Tiết Nhạc và Chu Hỗn Nguyên còn chưa phối hợp được với  nhau, tổ chức lực lượng, tiến hành phản kích, tìm diệt một bộ phận Quốc dân đảng, làm thay đổi tình thế, chuyển bị động thành chủ động. Quân đoàn trưởng quân đoàn Hồng quân số 3 Bành Đức Hoài kiến nghị với trung ương: “Bằng linh hoạt cơ động nắm lấy thời cơ chiến đấu tiêu diệt từng bộ phận nhỏ, buộc Tưởng Giưói Thạch thay đổi cách bố trí, chặn đánh, kìm giữ kẻ địch” ; “nếu không, khi bị buộc qua dãy núi Tây Diên gần Tương Quế, cùng quân Quảng Tây tác chiến sẽ gặp bất lợi”. Bác Cổ, Lý Đức đã cự tuyệt những kiến nghị này, né tránh chiến đấu, làm mất đi những cơ hội chiến đấu tương đối tốt. Ngày 25 tháng 11, Quân uỷ trung ương quyết định Hồng quân từ toàn châu Quảng Tây, Hưng An vượt sông Tương, đây là tuyến phong toả lần thứ 4 của quân đội Quốc dân đảng. Ngày 27, bộ đội Hồng quân đi trước đã khống chế thuận lợi bến đò. Nhưng vì đội ngũ mang theo quá nhiều đồ quân nhu, hành động chậm chạp, phần lớn bộ đội còn chưa qua được sông đã bị quân địch đánh gọng kìm.       

        Quân chủ lực của Hồng quân trung ương đột phá tuyến phong toả sông Tương, phá vòng vây làm cho kế hoạch của Tưởng Giới Thạch tiêu diệt Hồng quân ở bờ phía đông sông Tương thất bại, nhưng ngược lại, Hồng quân phải trả cái giá quá đắt, lúc xuất phát có hơn 8,6 vạn người, nhanh chóng mất hơn 3 vạn người.

        Bác Cổ cảm thấy trách nhiệm  nặng nề của bản thân, không biết làm thế nào, Lý Đức một mặt thở dài não nuột, một mặt chối bỏ, đổ cho người khác. Trước hết, ông ta đem Chu Tử Côn, sư đoàn trưởng sư đoàn 22 Hồng quân ra trừng trị. Sư đoàn này ở bên bờ sông Tương chặn đánh địch, bị đánh tan, chỉ có Chu Tử Côn bị thương cùng hơn 10 người phá vây thoát. Lý Đức chỉ trích Chu Tử Côn trốn chạy khi lâm trận, trách mắng thô bạo: “Bộ đội của anh đâu hết rồi? Không có lính còn có gì mà vác mặt về!”  Rồi ra lệnh cho cảnh vệ trói lại, đưa ra toà án quân sự xử lý. Chiến sĩ cảnh vệ không dám thực hiện, Bác Cổ thì để mặc, không nói gì. Mao Trạch Đông bèn trực tiếp can thiệp, nói: “Giao Chu Tử Côn cho tôi xử lý”. Ông cùng Chu Tử Côn trò chuyện, động viên Chu Tử Côn tiếp tục cầm quân đánh giặc. Sau khi biết chuyện, Lý Đức lồng lộn, công kích Mao Trạch Đông “dung nạp kẻ thua trận, lung lạc lòng người”.

        Sau khi qua sông Tương bị tổn thất trầm trọng, cán bộ chỉ huy và chiến sĩ bắt đầu dao động, tất cả những việc làm này nhằm mục đích gì? Lưu Bá Thừa nhớ lại: “Phần lớn cán bộ thấy chống “vây tiễu” lần thứ 5 gặp nhiều bất lợi, đến nay đã gần như rơi vào cảnh tuyệt vọng, so với hoàn cảnh trước khi chống “vây tiễu” lần thứ 4, dần tất cả nhận ra  là do đã đi ngược lại đường lối chính xác mà đồng chí Mao Trạch Đông là đại biểu đã chỉ ra, đã chấp hành máy móc đường lối sai lầm, trong bộ đội, hoài nghi đã tăng lên ngày càng rõ, mọi người đều bất mãn và kiên quyết yêu cầu thay đổi cách lãnh đạo. Tinh thần này làm cho quân ta ngày càng bất lợi, trong chiến dịch sông Tương, bất lợi đã đạt tới đỉnh điểm”.

        Lúc này, Tưởng Giới Thạch đã biết phương hướng tiến quân của Hồng quân là phải đến sông Tương, hợp quân với các quân đoàn 2, 6 Hồng quân, lập tức điều động lực lượng chuẩn bị đánh thẳng vào Hồng quân trung ương. Giữa lúc nguy cấp này, trung ương đảng cộng sản Trung Quốc  tiếp thu chủ trương chính xác của Mao Trạch Đông, bỏ kế hoạch hợp quân giữa quân đoàn 2 và quân đoàn 6, chuyển hướng tiến về Quý Châu nơi lực lượng quân địch yếu kém. Ngày 15 tháng 12, Hồng quân đánh chiếm Lê Bình Quý Châu, ngày 18, tại Lê Bình, trung ương đảng cộng sản Trung Quốc triệu tập hội nghị Cục chính trị, chính thức thông qua quyết nghị, bỏ kế hoạch tiến về phía tây sông Tương, đánh thẳng vào Kiềm Bắc. Hội nghị Lê Bình là mở đầu cho sự thay đổi chiến lược của Hồng quân. Cuối tháng 12, Hồng quân tiến thẳng tới Hầu Trường, bờ nam Điển Giang (nay là Thảo Đường). Ngày 1 tháng 1 năm 1935, tại Hầu Trường, Cục chính trị trung ương triệu tập hội nghị, đề ra “Quyết định phương hướng, kế hoạch hành động mới sau khi vượt sông, đề ra, đầu tiên lấy Tuân Nghĩa làm trung tâm của khu vực Kiềm Bắc, sau đó nhiệm vụ chiến lược là  hướng về Xuyên Nam, xây dựng Xuyên Kiềm làm căn cứ mới. Về sau, Hồng quân vượt sông Điểu, buộc quân truy tiễu của Quốc dân đảng bỏ lại  khu vực phía đông và phía nam sông Điểu, ngày 7 tháng 1 năm 1935 chiếm được thành Tuân Nghĩa.

  Hội nghị Tuân Nghĩa

        Từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 1 năm 1935, trung ương đảng cộng sản Trung Quốc đã triệu tập hội nghị mở rộng Cục chính trị ở Tuân Nghĩa Quý Châu. Đây là lần đầu tiên, một hội nghị mở rộng Cục chính trị được triệu tập khẩn cấp. Lúc đó, do tình hình chiến sự chia cắt, một số uỷ viên và uỷ viên dự khuyết Cục chính trị không thể đến dự, nhưng số người đến dự đã chiếm đa số. Năm trong tổng số uỷ viên Cục chính trị trừ Cố Tác Lâm bị bệnh vừa mất đến dự Hội nghị có 6 người: Bác Cổ, Trương Văn Thiên, Chu Ân Lai, Trần Vân, Mao Trạch Đông, Chu Đức, quá nửa số người, 5 người vắng mặt: Vương Minh và Khang Sinh ở Mat xcơ va, Trương Quốc Đào đang ở Tứ Xuyên, Nhiệm Bật Thời đang ở Xuyên Kiềm, Trương Ngạc, Hạng Anh ở Giang Tây lãnh đạo chiến tranh du kích. Uỷ viên dự khuyết Cục chính trị có 5 người, đến dự Hội nghị có Lưu Thiếu Kỳ, Vương Giá Tường , Đặng Phát, Khải Phong (Hà Khắc Tòan), chỉ có Quan Hướng Ứng ở Xuyên Kiềm, Tương Ngạc không thể đến dự. Bốn thư ký của trung ương (hoặc gọi là uỷ viên thường vụ) trừ Hạng Anh, còn Bác Cổ, Trương Văn Thiên, Chu Ân Lai đều có mặt. Về sau Trương Quốc Đào nói ông ta  không tham gia Hội nghị Tuân Nghĩa là không đúng. Hoàn toàn không đúng.

Bộ tổng chỉ huy Hồng quân và những người  phụ trách các quân đoàn tham gia Hội nghị có: Tham mưu trưởng Lưu Bá Thừa, quyền chủ nhiệm tổng bộ chính trị Lý Phú Xuân (chủ nhiệm là Vương Giá Tường bị thương, Lý Phú Xuân thay mặt), Lâm Bưu, Nhiếp Vinh Trăn ở quân đoàn 1, Bành Đức Hoài và  Dương Thượng Côn ở quân đoàn 3, Lý Trác Nhiên ở quân đoàn 5 (La Yên Huy và Thái Tùng Phiên của quân đoàn 9 ở Tuần Đàm, đông bắc Tuân Nghĩa), Hưng Long phụ trách bảo vệ, 8 quân đoàn vắng mặt, không có người tham gia); còn có người phụ trách  chủ biên báo Sao Đỏ, Đặng Tiểu Bình, bí thư trưởng quân uỷ trung ương. Cố vấn quân sự của Quốc tế cộng sản Lý Đức và phiên dịch Ngũ Tu Quyền cũng tham gia hội nghị. Lý Đức ngồi ở cửa hội trường, ghế đặt sát bậc cửa, nửa đầu ở bên trong, nửa đầu ở bên ngoài. Ông ta không nói một lời nào, chỉ ngồi hút thuốc lá.

Trong khi thảo luận và tổng kết những bài học kinh nghiệm chống “vây tiễu” lần thứ 5, Bác Cổ đầu tiên đọc báo cáo, ông ta cũng thừa nhận một số sai lầm trong chỉ huy quân sự, nhưng khi phân tích nguyên nhân thất bại chống “vây tiễu” lần thứ 5, lại chú trọng nhấn mạnh đây là nguyên nhân khách quan địch mạnh ta yếu. Bác Cổ báo cáo xong, mọi người đều không đồng ý. Tiếp theo Chu Ân Lai đọc báo cáo bổ sung, thái độ của ông và Bác Cổ hoàn toàn không giống nhau, ông xác định và thừa nhận nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong chống “vây tiễu” lần thứ 5 là những sai lầm chiến lược chiến thuật, mà còn chủ động thừa nhận trách nhiệm của mình. Ông cũng phê phán Bác Cổ, phê bình Lý Đức đã sai lầm đề xướng “đột kích vội vã” và tiêu hao kẻ địch. Sau khi Chu Ân Lai tình bày, tình hình đã thay đổi. Chu Ân Lai là một thành viên trong “nhóm ba người” nhưng không giống Bác Cổ, Lý Đức, có kinh nghiệm thực tế phong phú, trong thực tiến đã dần thấy rõ không thể      không thể hiện thái độ rõ ràng, ở hội nghị Lê Bình đã biểu hiện rất rõ điều đó. Ông xuất phát từ công tâm, thái độ rõ ràng, không tính toán được mất cá nhân, có tác dụng quyết định đến  sự chuyển biến tình thế của hội nghị. Nếu không có Chu Ân Lai,  hội nghị không phải dễ dàng đạt được thành công to lớn.

Sau báo cáo của Bác Cổ và Chu Ân Lai, Trương Văn Thiên đã đọc “phản báo cáo”, đầu tiên chỉ ra: “ Báo cáo của đồng chí Bác Cổ về cơ bản là không chính xác”, vì đồng chí “không nhận  ra và không thừa nhận”, “chiến lược chiến thuật về cơ bản là sai lầm”. “Phản báo cáo” của đồng chí Trương Văn Thiên thực tế đã đại diện cho cách nhìn của ba người Mao Trạch Đông, Vương Giá Tường và ông, lấy quan điểm của Máo Trạch Đông làm chủ đạo.

Tiếp theo trong hội nghị, Mao Trạch Đông đã phát biểu ý kiến quan trọng, phê phán một số sai lầm căn bản của chủ nghĩa “tả” khuynh mạo hiểm trong lãnh đạo quân sự, lại dùng thực tế chống “vây tiễu” lần thứ 4 của địch, phê phán chính xác quan điểm sai lầm biện hộ cho những thất bại khi chống “vây tiễu” lần thứ 5 trong báo cáo của Bác Cổ. Sau đó là ý kiến của Vương Giá Tường, Chu Đức và các đồng chí ở các quân đoàn. Trừ Khải Phong, không một ai đứng về phía Bác Cổ.

    Tổ chức hội nghị Tuân Nghĩa đã quyết định mấy điểm trọng yếu: một là Mao Trạch Đông được bầu làm uỷ viên thường vụ, hai là xoá bỏ “nhóm 3 người”, chỉ huy quân sự là Chu Đức  tổng tư lệnh và Chu Ân Lai tổng chính uỷ, mà “Chu Ân Lai là người phụ trách  chỉ huy quân sự có quyết định cuối cùng”. Xoá bỏ “đoàn 3 người” thực chất là xoá bỏ công tác lãnh đạo toàn đảng của Bác Cổ và quyền chỉ huy quân sự của Lý Đức.  Sau khi biểu quyết các quyết định “uỷ viên thường vụ đã tiến hành phân công lại”, sau đó uỷ viên thường vụ đã đồng ý sự phân công: một là,  trong cuộc hành quân đến 3 tỉnh Xuyên Kiềm, Điền Giao Giới, Kê Điểu, Trương Văn Thiên thay Bác Cổ làm tổng chỉ huy, thời gian khoảng từ 5 tháng 2 năm 1935. Vì lúc đó chưa có tổng bí thư nên gọi là tổng phụ trách; hai là xác định Mao Trạch Đông là “người  giúp đỡ chỉ huy quân sự”  cho Chu Ân Lai, đến khi vượt sông Điểu lại quyết định Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, Vương Gia Tường họp thành “đoàn 3 người” phụ trách toàn quyền chỉ huy quân sự.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here