Ngày 1 tháng 1 năm 1912, khi thành lập Trung Hoa dân quốc, đại tổng thống lâm thời Tôn Trung Sơn đã chủ trì việc định ra quốc kỳ, dự kiến lấy năm màu đỏ, vàng, đen, lam, trắng, tượng trưng cho năm dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng hoà hợp (cũng chính  là đại biểu cho các dân tộc Trung Quốc). Sau năm 1917, Tôn Trung Sơn thành lập chính phủ cách mạng ở Quảng Châu, lại đổi dề án quốc kỳ thành “thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng”, tượng trưng cho ánh sáng mặt trời chiếu dọi khắp trái đất. Nhưng ở khu vực chính phủ Bắc Dương thống trị vẫn lấy cờ ngũ sắc làm quốc kỳ. Quốc kỳ thay đổi trở thành tiêu chí thể hiện  chính quyền. Trong lịch sử cận, hiện  đại Trung Quốc, Đông Bắc đổi cờ là một sự kiện lịch sử trọng yếu, nó có ý nghĩa to lớn trong lịch sử dân tộc Trung Hoa.

 

        Cái chết của Trương Tác Lâm

        Quốc Cộng hợp tác được coi  là cơ sở cho cuộc chiến tranh cách mạng trong nước lần thứ nhất. Tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch đã thất bại trong việc phát động cuộc chính biến phản cách mạng, nhưng vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh Bắc phạt,  quân cách mạng Quốc dân dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch, đại quân các lộ tiến thẳng về Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh ấy, Trương Tác Lâm, đầu não của chính phủ quân phiệt  Bắc Dương  trên danh nghĩa điện báo, lấy lý do nội chiến tác động đến ngoại giao, tạo nên nỗi khổ mà nhân dân cả nước phải nếm trải, lo lắng đến nỗi thống khổ của muôn dân, quyết định hoà bình giải quyết xung đột Nam  Bắc, tuyên bố ngay trong ngày sẽ rút khỏi Bắc Kinh, mọi việc hành chính giao cho Quốc vụ viện thay mặt thực hiện, việc quân sự do các quân đoàn trưởng  phụ trách, vấn đề chính trị  để nhân dân cả nước quyết định. Sau đó sẽ chuẩn bị xoá bỏ căn cứ địa Đông Bắc.

        Trương Tác Lâm là nhân vật quân phiệt quan trọng được chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản tại Trung Hoa nâng đỡ, có tác dụng to lớn với Nhật Bản. Trương Tác Lâm tuyên bố rút quân là đã xâm phạm đến lợi ích của Nhật Bản, để không ngừng mở rộng lợi ích của bản thân, quân Quan Đông Nhật Bản quyết định thanh toán Trương Tác Lâm, “thay ngựa giữa dòng”. Lúc đó, Trương Tác Lâm cũng đã nảy sinh hoài nghi  với Nhật Bản, ông  lo lắng bị Nhật Bản báo thhù. Để đảm bảo an toàn, ông định đi ô tô theo hướng đường Cổ Bắc, nhưng vì đường quốc lộ rất xấu, Trương Tác Lâm khó chịu nổi cái khổ của đường xóc nên ông quyết định về Phụng bằng xe hoả. Trên đường trở về, Trương Tác Tương, người thân tín quan trọng của ông bảo vệ ông từ Bắc Kinh đến Du Quan, dọc đường đi, quân đội bố phòng nghiêm mật đề phòng bất trắc. Việc đảm bảo an toàn đoạn từ Du Quan đến Thẩm Dương do đại tướng hệ Phụng Ngô Tuấn Thăng phụ trách.

        Trong hoàn cảnh  ấy, Trương Tác Lâm còn chưa yên tâm, ông còn thực hiện nghi binh, tuyên bố ngày 1 tháng 6 sẽ rời Bắc Kinh, nhưng lại thay đổi ngày 2 mới đi, rồi ngày 2 vẫn lưu lại Bắc Kinh chưa đi. Sáng ngày 3 ông mới bí mật lên xe lửa, giữ Dương Vũ Đình, Trương Học Lương ở lại Bắc Kinh thay mặt tiếp Diêm Tích Sơn, đợi  quân Tấn vào nhận thành một cách hoà bình.

        Nhưng cho dù đã cẩn thận  như vậy, trương Tác Lâm vẫn chưa thoát khỏi hành  động ám sát của quân Quan Đông Nhật Bản. Năm giờ rưỡi ngày 4,  khi xe hoả chở Trương Tác Lâm đi Thẩm Dương đến ga Đồng Cô cách Thẩm Dương 6 km về phía tây bắc, một quả mìn đột nhiên phát nổ, chiếc cầu trên đường sắt Nam Mãn đổ sập, chuyến xe lửa của Trương Tác Lâm từ toa số 4 đến toa số 7 bị phá huỷ, Ngô Tuấn Thăng ngồi cùng toa bị bom phá vỡ bụng, ruột lòi, óc phọt, chết ngay tại chỗ. Trương Tác Lâm dù bị thương nặng chưa chết, nhưng khi người ta khiêng ông từ gầm  xe đã bị phá nát  lên ô tô  về Thẩm Dương thì đã hôn mê không biết gì, đến 16 giờ thì chết.

        Sau khi xảy ra sự kiện đồn Đồng Cô, phía Nhật tìm mọi cách che giấu thực chất của vụ án, ra sức bảo vệ Phổ Nghi, đưa Phổ Nghi từ Thiên Tân về Đại Liên, chuẩn bị dùng ông ta thay thế quân phiệt hệ Phụng, khiến Đông Bắc thoát ly khỏi bản đồ Trung Quốc  để lập  vương quốc bù nhìn.

         Thiếu sư Trương Học Lương

     Đế quốc Nhật Bản dùng tiếng mìn ở đồn Đồng Cô giết chết Trương Tác Lâm  khiến cho  cục diện ở Đông Bắc lập tức rơi vào hỗn loạn, họ chỉ cần dùng một lực lượng quân đội nhỏ cũng có thể nắm gọn được Đông Bắc. Ai biết được ý định liệu có thành! Tuy xảy ra chuyện mìn nổ nhưng Đông Bắc vẫn bình yên như thường, chính trị, kinh tế và đời sống nhân dân không có gì biến động. Nguyên nhân quan trọng của tình hình này là do Trương Học Lương dù còn  trẻ tuổi, ông đã rất nhanh chóng – không thể  ngờ- trở thành người lãnh đạo của ba tỉnh Đông Bắc.

        Trương Học Lương là con trưởng của Trương Tác Lâm, sinh năm 1901. Từ nhỏ ở nhà học “tứ thư ngũ kinh”, tiếp thu giáo dục đạo đức phong kiến. Về sau ra nước ngoài học tập lịch sử, địa lý, tiếng Anh và các tri thức khác, mở đầu cho việc tiếp thu một số tư tưởng tư bản chủ nghĩa. Năm 1915,  cha ông được thăng chức sư đoàn trưởng sư đoàn 27 đóng ở Thẩm Dương, ông cũng theo cha đến Thẩm Dương. Năm 1916, ông kết hôn với nữ sĩ Phụng Chí. Tháng 3 năm 1919, học khoa pháo binh của giảng võ đường Đông Bắc, tháng 7 năm đó tốt nghiệp, được phong hàm thượng tá pháo binh. Từ đó ông hoạt động trong quân đội Đông Bắc, liên tục tham gia chiến tranh quân phiệt, Trương Học Lương xuất thân quyền quý, tuổi thanh niên cũng học đòi nghiện thuốc phiện, nhưng cuộc đời binh nghiệp lâu dài, đặc biệt là khi  kết bạn với Quách Tùng Linh, hàng ngày chịu ảnh hưởng tốt ông đã bỏ được thói quen xấu, trở lại cuộc sống lành mạnh.

        Trương Học Lương trở về Thẩm Dương, chưa làm tang lễ ngay. Muốn che mắt mọi người, lấy danh nghĩa Trương Tác Lâm ông cho gửi bức điện “Văn phòng tỉnh trưởng  Phụng Thiên điện nhân viên giao thiệp đặc phái”, sau khi bức điện được phát đi, mọi người trong ngoài không biết sự thực, đều cho rằng Trương Tác Lâm chưa chết, cơ quan đặc vụ Nhật Bản, nhân viên của Tổng lãnh sự quán đóng ở Phụng Thiên đều tìm kiếm tin tức nhưng vẫn không rõ đầu đuôi, trong lòng hồ nghi như rơi vào cảnh sương mù mờ mịt.

        Về vấn đề người kế thừa Trương Tác Lâm, những người cao tuổi của quân phiệt hệ Phụng và phái quân nhân cũ đều cho rằng Trương Học Lương còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm cai trị, khó có thể lãnh đạo, vì thế, nhất trí cử Trương Tác Tương làm “vua Đông Bắc”; nhưng một phái khác, phái mới của quân nhân, đặc biệt là một số người đã học ở Nhật Bản về đều ủng hộ ý đồ sớm phong Dương Vũ Đình của Mang Tất Lộ kế tục. Hai phái tranh cãi mãi không xong, cuối cùng, Trương Tác Tương đưa ra một ý kiến dứt khoát  –  thấy Trương Tác Tương trong quá khứ đã cùng Trương Tác Lâm cộng tác – cho rằng người kế thừa Trương Tác Lâm thích hợp nhất là Trương Học Lương. Ông nói rằng Trương Học Lương trẻ tuổi, anh tuấn, đã được rèn luyện, điều này có thể thuyết phục được mọi người, đoàn kết được các tầng lớp nhân sĩ Đông Bắc, lại ứng phó được với các tình thế bên trong và bên ngoài đang có khó khăn. Ông kiên quyết từ chối việc kế thừa chức vụ của Trương Tác Lâm, tiến cử Trương Học Lương đảm nhận trọng trách, lại thể hiện mong muốn chân thành giúp đỡ Trương Học Lương. Đồng thời, ông còn  chủ động thuyết  phục phái quân nhân cũ đồng ý với chủ trương của mình, khiến cho những người đã từng cho rằng thay thế Trương Tác Lâm nếu không phải là Dương Vũ Đình thì không còn ai khác cũng đành phải tán thành. Thế là  ngày 20 tháng 6, sau khi Trương Học Lương gửi bức điện “Trương Học Lương nhận chức đốc biện quân vụ Phụng Thiên”, trong ngày, tỉnh trưởng Phụng Thiên Lưu Thượng Thanh công bố tin Trương Tác Lâm bị thương nặng, điều trị không khỏi đã tạ thế và phát tang Trương Tác Lâm.

        Ngày 3 tháng 7, hội nghị liên hợp ba tỉnh tiến cử Trương Học Lương làm tổng tư lệnh bảo an ba tỉnh Đông Bắc, kiêm tư lệnh bảo an tỉnh Phụng. Cùng ngày tại Thẩm Dương, Trương Học Lương nhậm chức tổng tư lệnh bảo an ba tỉnh Đông Bắc.

   Đông Bắc đổi cờ

       Sau khi Trương Tác Lâm trúng mìn chết, Phùng Ngọc Tường, Lý Tông Nhân và một số người của quân Bắc phạt lập tức thừa thắng đem quân truy kích, hòng triệt để giải quyết quân hệ  Phụng. Nhưng Tưởng Giới Thạch kiên quyết không đồng ý, ông ta cho rằng người Nhật Bản từ lâu đã muốn xâm nhập Đông Bắc, một khi chiến tranh bùng nổ tất không thể giải quyết. Lại cho rằng Trương Học Lâm không phải là Trương Tác Lâm, ông ta đã sớm chán ghét chiến tranh, mang tư tưởng thống nhất đất nước, có thể dùng thủ đoạn hoà bình để giải quyết vấn đề Đông Bắc. Thế là Tưởng Giới Thạch cử Phương Bản Nhân, Bạch Sùng Hỷ cử  Hà Thiên Lý đi Thẩm Dương, một là để thay mặt quân câch mạng Quốc dân viếng Trương Tác Lâm, thể hiện sự đồng cảm với hoàn cảnh của Trương Học Lương, đồng thời, tỏ ý sẽ không tiếnquân vào Đông Bắc; thứ hai là mưu cầu con đường thống nhất hoà bình, dù cho nhất thời Nhật Bản có ngan cản, tạm chưa thể đổi cờ được cúng không làm nảy sinh những hiểu lầm giữa quân đội hai bên, dẫn đến xung đột, cũng bàn bạc về việc khôi phục tuyến đường sắt Bình Phụng; ba là mong phía Phụng nhường  địa bàn Nhiệt Hà do Phương Chẫn Vũ làm chủ tịch tỉnh. Trương Học Lương chấp nhận những điều kiện của chính phủ Nam Kinh.

        Cùng với Phương Bản Nhân, Hà Thiên Lý đi Thẩm Dương, người Nhật Bản cũng cử Lâm Quyền Trợ, nguyên đại sứ ở Anh đi Phụng Thiên,  cùng với Tổng lãnh sự ở Phụng Thiên  Lâm Cửu Trị Cấp phúng viếng, thực ra là nhằm gia tăng áp lực với Trương Học Lương, ngăn cản Đông Bắc và phương Nam hòà giải. Trong lúc nói chuyện, Trương Học Lương đã nói với họ: “Tôi là người Trung Quốc, cho nên suy nghĩ của tôi tất nhiên là vì lợi ích của Trung Quốc; nguyện vọng của tôi là muốn thoả hiệp với chính phủ Quốc dân, là hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc, thực hiện việc hợp tác phân trị, thực hiện khát vọng của nhân dân ba tỉnh Đông Bắc. Quyết tâm của tôi là dựa vào mong ước của nhân dân ba tỉnh Đông Bắc, tôi không thể làm gì xúc phạm đến lòng dân ba tỉnh”. Lát sau, Trương Học Lương lại đem chuyện này nói  với Phương Bản Nhân, Hà Thiên Lý trong trạng thái buồn bực, khó chịu nổi. Ông xúc động nói: “ Đây không phải là tham quyền, tôi không thèm chức tổng tư lệnh”. Nói rồi tay đỡ trán, nước mắt ràn rụa.. Phương Bản Nhân, Hà Thiên Lý cũng xúc động theo, biểu lộ sự đồng cảm sâu sắc với Trương Học Lương, cho rằng dã tâm của Nhật Bản đối với Đông Bắc khó mà lường hết, việc đổi cờ đương nhiên không thể làm quá nhanh. Trương tức giận, đập tay xuống bàn: “Điều này tôi còn chưa nói. Các vị cứ tin rằng Trương Học Lương không phải là kẻ vong quốc”. Chính phủ Nhật Bản định dùng khoản tiền 60 triệu đồng cho Trương Học Lương  để chỉnh đốn mọi việc, định lấy đó làm miếng mồi lung lạc Trương Học Lương, để ông chống lại việc đổi cờ ở Đông Bắc. Trương Học Lương rất tức giận, ở trong cơ quan Bộ tư lệnh, ông phẫn nộ nói: “Phía Nhật ức hiếp ta quá, thề là phải đổi cờ, dù chết cũng phải  treo được  cờ xanh trắng, dù chết cũng cam tâm”.

        Âm mưu ngông cuồng của người Nhật Bản chưa thể thực hiện, nhưng dã tâm vẫn còn, sau đó họ lại xới lên chuyện cờ hiệu của Đông Bắc độc lập, ép Trương Học Lương phải thực hiện cái gọi là  lời đảm bảo và lời hứa của cha ông trước đây, để  hưởng thụ ngày càng nhiều đặc quyền ở Đông Bắc; đồng thời cũng chuẩn bị để biến ông thành bù nhìn của họ, răm rắp theo họ, nếu không thực hiện được, họ sẽ lập tức tìm người thay thế.

        Nước Mỹ lúc ấy cũng chỉ ngồi nhìn. Cùng lắm họ chỉ dùng thủ đoạn ngoại giao hai mặt, nổi bật của biểu hiện này là họ  vừa một mặt tán thành Trung Quốc thống nhất, thúc giục Trương Học Lương đổi cờ, nhưng ngược lại, họ lại ngấm ngầm ủng hộ Nhật Bản, chiếm Đông Bắc. Việc làm này trước mắt có thể làm cho Tưởng Giới Thạch  ôm hoài bão có thể hướng tai hoạ về phía bắc, tiến công Liên Xô, mà người Mỹ thì không cần hành động, ngồi hưởng cái lợi của ông lão đánh cá.

        Chính vào lúc này, quân phiệt Trương Tông Xương, Chử Ngọc Phác  câu kết với người Nhật, sau khi họ đưa quân Trực Lộ rút lui khỏi tuyến Tân Phố, Trương Tông Xương đề xuất với Trương Học Lương đưa quân về Phụng, yêu cầu chỉnh đốn quân đội, lại yêu cầu cắt khu chiếm đóng lâu dài hòng chiếm lấy Đông Bắc. Đồng thời, ông ta còn nguỵ xưng, muốn đưa quân đi báo thù cho Trương Tác Lâm. Đối với hai người này, Trương Học Lương đã sớm đề phòng. Ngày 3 tháng 8, khi Trương Tông Xương, Chử Ngọc Phác đem quân mở đầu cuộc tiến công Đông Bắc, quân Đông Bắc lập tức chuẩn bị chống lại. Qua mấy ngày chiến đấu quyết liệt, quân Đông Bắc  đã tiêu diệt được liên quân Trực Lỗ của Trương, Chử. Trương Tông Xương vội lên máy bay trở về Đại Liên..

        Ngày 28 tháng 10, tại Thẩm Dương, Trương Học Lương triệu tập hội nghị nghiên cứu vấn đề đổi cờ và cắt giảm quân số. Trước hết không phải vì những điều kiện của Quốc dân đảng mà quyết định đổi cờ. Trương Học Lương đã mang những đồ thu được  trong chiến tranh Bắc phạt gồm 200 xe các loại              10 cái giao cho chính phủ Quốc dân. Ngày 12 tháng 11, đường sắt Bình Phụng bắt đầu thông xe. Đối với việc đổi cờ, nhân dân Đông Bắc đã  có sự ủng hộ to lớn, những hoạt động dồn dập diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu Trương Học Lương sớm thực hiện đổi cờ.

        Trung tuần tháng 12, chính phủ Quốc dân dảng cử Trương Quần, Ngô Thiết Thành, Lý Thạch Thăng, Phương Bản Nhân đến Thẩm Dương mang cờ và giấy bổ nhiệm đến. Ngày 29 tháng 12, Trương Học Lương tiến hành lễ đổi cờ và  tuyên bố đổi cờ. Sáng ngày 29 tháng 12, ba tỉnh Đông bắc cùng hạ cờ ngũ sắc, kéo cờ thanh thiên bạch nhật, biểu thị sự phục tùng chính phủ Quốc dân Nam Kinh, đưa chủ quyền vùng Đông bắc về với chính phủ trung ương.

        Trương Học Lương gửi điện đi cả nước “điện thông báo đổi cờ: “ Chấp hành ý nguyện của đại nguyên sư, mong ước thống nhất, mang lại hoà bình, từ ngày hôm nay, tuyên bố, tuân thủ chủ nghĩa tam dân, phục tùng chính phủ Quốc dân, thay đổi cờ hiệu,  thực hiện nguyện ước không thay đổi”.             

        Ngày 30 tháng 10, chính phủ Quốc dân Nam Kinh chính thức giao cho  Trương Học Lương làm tư lệnh trưởng quân biên phòng Đông Bắc, Trương Tác Tương, Vạn Phúc Lâm làm phó tư lệnh, giao cho Địch Văn Tuyển làm chủ tịch chính phủ tỉnh Phụng Thiên, Trương Tác Tương làm chủ tịch chính phủ tỉnh Cát Lâm, Thường Âm Hoè làm chủ tịch chính phủ tỉnh Hắc Long Giang, Thang Ngọc Lân làm chủ tịch chính phủ tỉnh Nhiệt Hà.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here