(Sự thái bình thịnh trị thời Trinh Quán)

      Đường Thái Tông Lý Thế Dân 18 tuổi đã xúi giục cha là Lý Uyên nổi dậy, thủ hạ của ông trí năng đã nhiều, sự nghiệp của Đường Cao Tổ phần lớn là do ông xếp đặt. Bản thân trong chiến trận luôn đi trước binh lính, thời trai tráng  đã chỉ huy hơn 10 vạn  người, đảm nhận cả công việc chính trị, quân sự, có thể nói ông không một chút sai sót thì quá đáng  nhưng từ trong các tài liệu để lại, ông trù tính mọi việc đầy đủ, bản thân ông thường xuyên xuất hiện ở những nơi nguy hiểm trên trận tiền hay các cuộc tranh cãi nhưng  ông đã xây dựng được uy tín cá nhân và uy tín ấy đã phát huy cao độ trong  sự nghiệp của ông.

 Thời thịnh trị của Trinh Quán

 Đầu đời Đường vào thế kỷ thứ 7, có thể nói lịch sử Trung Quốc bước vào một thời kỳ mới. Năm 630, Lý Tĩnh phá Đột Quyết, Đường Thái Tông  Lý Thế Dân được  vua các nước Di tôn làm “Thiên Khả Hãn”. Khi ấy, Cao Tổ Lý Uyên đã thoái vị làm Thái thượng hoàng chỉ một việc chè rượu chúc mừng. Thượng hoàng tự gảy đàn tỳ bà,  Hoàng đế cùng mọi người nhảy múa, về những điều này trong lịch sử Trung Quốc  chưa bao giờ có. Sau đó quân Đường lại tiến công các nước Tây Vực, khiến cho uy thế của Trung Quốc bao trùm cả phía tây, tiếp xúc với cả Ba Tư, Ai Cập. Đầu đời Đường, chỉ có Cao Lệ là có khả năng đối địch với Trung Quốc, nhưng đến đời Cao Tông đã đánh thẳng đến Bình Nhưỡng, lập An Đông đô đốc phủ.

Triều Đường ngoài mặt võ công, còn được cả văn trị. Kinh đô Trường An từ đông sang tây 9,66 km, từ nam lên bắc 8 km, toàn bộ  thành Tây An hiện đại cũng chỉ có diện tích bằng một phần tám. Thành phố được xây dựng một cách có tổ chức, toàn thành chia làm 110 ô, đường ngựa chạy rộng 500 xích, có thể nói điều này đã phá kỷ lục thế giới lúc bấy giờ.

Vì thế các nước đến triều cống, cử sứ đến rất nhiều, các loại trang phục kỳ lạ, Trung thư thị lang Nhan Sư Cổ năm Trinh Quán thứ 3 (629) đã mời hoạ sĩ đến vẽ bức Vương hội đồ để kỷ niệm sự thịnh trị. Đến cuối triều Đường, Ba Tư đã cử sứ đến 10 lần. Những đoàn sứ giả Nhật Bản đến  với quy mô rất to lớn. Những lần đầu, mỗi   chuyến đi sứ khoảng 3 đến 500 người, về sau, mỗi  chuyến đi sứ có tới 2.000 người, ngoài chánh phó sứ ra, còn có  lưu học sinh và “học vấn tăng”. Trong đó, có một số người ở lại Trung Quốc mấy mươi năm. Sau khi về nước, họ phỏng theo chế độ pháp trị của triều Đường, đến nay trong lịch sử Nhật Bản còn gọi  “uỷ lệnh chính trị”. Dựa theo chế độ ruộng đất của triều Đường, Nhật Bản có “Ban điền”. Nại Lương Hoà Bình An (nay là kinh đô) dựa theo kinh đô Trường An (dù việc xây dựng ở Trường An chưa hoàn thành) để xây đựng, nhưng  quy mô còn xa mới được như Trường An. Trường An có phố Chu Tước Môn thì đường cho ngựa chạy ở Nại Lương Hoà Bình An cũng được gọi là đường  Chu Tước. Căn cứ vào những ghi chép trong “Tân Đường thư”, “Cựu Đường thư”, Đặng Chi Thành     thống kê và phân tích triều Đường đã  tiếp xúc với tổng cộng 48 “nước”, trong đó có 29 “nước” triều cống,  6 “nước” nạp sĩ, 5 “nước” quy phục,  4 “nước” có khi hoà bình có lúc chiến tranh, hai “nước” sính môn,  một “nước” cử người đến học và một “nước” kết thông gia. Có thể nói đây cũng biểu thị quan hệ rộng khắp của triều Đường.

Vì thế, trong lịch sử Trung Quốc, triều Đường thuộc loại rất hướng ngoại. Những năm đầu, triều Đường với lòng tin mãnh liệt đã nâng đỡ nhiều tôn giáo, không ngăn cản. Khi Huyền Trang đi Ấn Độ trở về, vua Thái Tông đã cho triều kiến, lại còn lấy tiền của của nhà nước hỗ trợ cho công việc phiên dịch. Về sau, số cao tăng từ Ấn Độ và các nước Tây vực sang Trung Quốc phiên dịch kinh Phật không dưới 10 người, các tôn giáo khác cũng đều có tự viện ở Trường An, các bậc Trưởng lão không phân khu vực cũng đều được triều đình  cho hưởng phẩm chức. Trong “Lịch sử giản yếu Trung Quốc”, L. Carrington Goodrich đã dẫn quan sát của một học giả thời ấy: “Trường An không chỉ là một nơi truyền giáo, mà còn là một nơi đô hội có tính quốc tế, ở đó có người Tư Lợi Á, người Arập, người Ba Tư, người Đát Đát, người Tây Tạng, người Triều Tiên, người Nhật Bản, người An Nam,  và những người theo những tín ngưỡng khác nhau thuộc rất nhiều dân tộc khác nhau cũng đều có thể chung sống ở đây, khác hẳn với châu Âu là nơi thường   xảy ra các cuộc chiến tranh tôn giáo, sự đối chiếu này thật là rất thú vị”.

Về việc này, có thể nói Lý Thế Dân khi ấy là người có lực lượng vững mạnh. Vì bản thân  là người   có cùng  huyết thống với người dân tộc thiểu số nên không kể là dân tộc nào, ông cũng đều coi trọng như nhau. Tác phong này đã có ảnh hưởng  quyết định đối với triều Đường. Lý Thế Dân đã nói với các bề tôi: “Từ xưa các bậc đế vương đã bình định được Trung Nguyên nhưng mấy ai đã chinh phục được Nhung Địch. Trẫm tài không bằng cổ nhân, mà thành công cũng chưa bằng, từ trước chỉ coi trọng Trung Hoa mà coi thường Di Địch. Trẫm thì yêu quý như nhau, cho nên họ đều coi trẫm như cha mẹ”. Cho nên , triều Đường phiên tướng rất nhiều,  Sách “Cai dư tòng khảo” của Triệu Dực có nói đến việc này.

Thế kỷ thứ 7 là thời đại  các vua Đường dã có nhiều công sức đưa triều Đường đến thời đại hoàng kim, nó là phôi thai của “đế quốc thứ hai”, là thời kỳ dòng máu còn pha trộn Hồ Hán, trong lập quốc vẫn lấy nông nghiệp làm cơ sở. So với triều Tuỳ,  xét về mặt kỹ thuật, những chính sách   đàn áp lâu dài trong lịch sử đã có hiệuquả.  Hơn nữa, nhìn lại việc Dạng Đế bị Đường Cao Tổ giết , lòng người nhìn vào sự cai trị, như Nguỵ Trưng nói: “Ví như kẻ đói dễ   ăn, kẻ khát dễ   uống”. Lý Thế Dân lúc này đã chăm việc nội chính, dám nghe lời khuyên can, triệt để vận dụng những dịp  may mà đạt tới “Trinh Quán chi trị” trong lịch sử. Nhà sử học Diệm Xưng đã nói: “phía đông đến biển, nam đến bên ngoài núi Ngũ Lĩnh, đi xa không cần mang theo lương ăn nhờ có đường lớn”. Các nhà Hán học phương Tây có nhiều lời phê bình đối với các hoàng đế Trung Quốc, nhưng với Đường Thái Tông Lý Thế Dân dường như đều ca ngợi. Năm 628, Lý Thế Dân cho 3000 cung nữ về quê lấy chồng. Năm 633, ông cho 390 tử tù được về nhà hẹn đến mùa thu năm sau đến chịu tội, nhưng đến kỳ hạn  lại tha cho tất cả. Bạch Cư Dị có thơ ca tụng đức độ của  Thái Tông: “Oán nữ tam thiên xuất hậu cung, Tử tù tứ bách lai qui ngục” (Ba nghìn cung nữ được ra khỏi cung, Bốn trăm tử tù ra khỏi ngục).

 Nguồn gốc của Trinh Quán chi trị

     Sau khi Đường Thái Tông lên ngôi, ông là người đã trực tiếp chứng kiến sự diệt vong của triều Tuỳ, cho nên thường  xuyên lấy Tuỳ Dạng Đế làm tấm gương khuyên mình, lại luôn cảnh giác với các thuộc hạ. Ông giống như Tuân Tử,  so sánh nhân dân và nhà vua như nước với thuyền, cho rằng nước có thể đẩy thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền, vì thế ông chú ý trong việc cai trị, lựa chọn người hiền tài, biết nghe lời can gián. Đối với ông, có tài là chọn, không kể hoàn cảnh xuất thân, không hỏi đến ân oán. Trong các văn thần võ tướng, Nguỵ Trưng vốn là một đạo sĩ, nguyên là cựu thần của Thái tử Kiến Thành, từng có âm mưu hãm hại Thái Tông; Uý Trì Cung vốn là một anh thợ rèn, lại là hàng tướng, nhưng đều được trọng dụng. Thái Tông khuyến khích các đại thần trực tiếp can gián. Nguỵ Trưng trước sau đã can gián trên 200 việc, việc nào cũng được ông chú ý lắng nghe, rồi cứ lẽ phải mà theo. Sau khi Nguỵ Trưng chết, Thái Tông thương tiếc, nói: “Ông như một tấm gương, có thể soi vào mà sửa mũ áo, là tấm gương của đời xưa, nhìn vào có thể biết hưng phế; là tấm gương cho người, nhìn vào, có thể rõ việc được mất. Nguỵ Trưng chết, trẫm  kính trọng lắm thay”.

    Về kinh tế, Thái Tông đặc biệt chú trọng đến sản xuất  nông nghiệp thực hành chế độ quân điền và chế độ tô thuế, “hạn chế xa xỉ, giảm lãng phí, giảm lao dịch, tô thuế” khiến cho nhân dân cơm áo có thừa, an cư lạc nghiệp. Về mặt văn hoá, ông ra sức khuyến khích học thuật, tổ chức cho các văn sĩ sửa chữa kinh sách và viết sử; ở Trường An lập Quốc tử giám, con em các nươc chư hầu đến học tập. Ngoài ra, Thái Tông lại nhiều lần trực tiếp cầm quân, đi khắp bốn phương, đánh Đột Quyết, bình định Diên Đà, đánh Cao Lệ, hàng phục Thổ Phiên, dẹp Hồi Hột, khiến uy danh triều Đường vang khắp bốn phương. Vua Thái Tông được nhiều nước vùng  tây bắc tôn  là “Thiên Khả Hãn” trở thành một ông vua sáng suốt tầm cỡ quốc tế lúc đó.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here