Từ đầu, triều Đường đã có ý muốn xâm lược vùng đông bắc để ngăn chặn những cuộc quấy nhiễu của các dân tộc thiểu số ở đây đã gây nhiều bất ổn. Sau triều Tuỳ, phía đông bắc của đế quốc Trung Hoa có sự quật khởi của một dân tộc trở thành một cường quốc, đó là Cao Lệ. Cao Lệ đã buộc các nước xung quanh thần phục mình, dần trở thành bá chủ của  khu vực đông bắc, không chỉ có thế, Cao Lệ còn làm ảnh hưởng đến sự nghiệp thống nhất Trung Quốc. Tất cả đã trở thành nguyên nhân để Tuỳ Dạng Đế, Đường Thái Tông và ĐườngCao Tông nhiều lần tiến hành đưa quân đánh Cao Lệ.

 Tuỳ Dạng  Đế đem quân đánh Cao Lệ và sự diệt vong của triều Tuỳ

 Cao Lệ còn gọi là Cao Câu Lệ, nằm ở phía bắc bán đảo Triều Tiên, năm Khai Hoàng thứ 18, vua Cao Lệ là Cao Nguyên tiến công Liêu Tây, bị Tổng quản Doanh Châu đánh lui. Tuỳ Văn Đế đã từng mang đại quân đánh Cao Lệ, nhưng rồi phải rút về. Đến đời sau,  Dạng Đế lại ba lần thân chinh đưa quân đánh Cao Lệ.

Lần ra quân thứ nhất vào năm Đại Nghiệp thứ 7 (611), Dạng Đế hạ lệnh chuẩn bị mọi mặt đánh Cao Lệ. Mùa xuân năm thứ 8, tập hợp khắp bốn phương được 13 vạn quân về Trác Quận, chia làm 12 quân, cử Vũ Văn Thuật chỉ huy, qua Liêu Đông tiến vào Cao Lệ, Dạng Đế đến tận Liêu Đông đốc chiến. Mặt đường thuỷ  do Thuỷ sư Giang Hoài chỉ huy, từ Sơn Đông vượt biển lên bờ, đến ngoại ô Bình Nhưỡng, gặp phục binh của Cao Lệ đột kích, thất bại phải rút lui. Phía đường bộ, 30 vạn quân Tuỳ vượt  sông Áp Lục,  quân Cao Lệ thua chạy, đại quân đuổi đến Bình Nhưỡng thì bị bao vây. Quân Tuỳ đại bại, chỉ còn 2700 người rút về được Liêu Đông.

Mùa xuân năm Đại Nghiệp thứ 9 (613), quân Tuỳ lần thứ hai đánh Cao Lệ, vua Dạng Đế lại đích thân đến Liêu Đông đốc chiến. Dương Huyền Cảm lợi dụng thời cơ quân Tuỳ đi đánh Cao Lệ  liền làm phản ở Lê Dương  (nay là  đông bắc huyện Tuấn, Hà Nam), đem quân đánh Đông Đô, Dạng Đế hoảng sợ vội đưa quân về.

Mùa xuân năm Đại Nghiệp thứ 10 (614), Dạng Đế lại đến Trác Quận, lần thứ ba đốc quân đánh Cao Lệ. Do chiến tranh liên miên, hai bên đều bị tổn thất nghiêm trọng, nội bộ triều Tuỳ  xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân rồi lan rộng ra toàn quốc, Dạng Đế đành phải từ Liêu Đông quay về. Việc mang quân đi đánh Cao Lệ kéo dài 4 năm, tốn rất nhiều tiền của và công sức, phải trả cái giá rất lớn, sức mạnh của  triều Tuỳ đã giảm sút. Việc huy động quá sức  khiến  “thiên hạ chết không chỉ vì phu dịch mà còn thiệt hại vì đóng góp”, đặc biệt nghiêm trọng là  ở khu vực  Sơn Đông, Hà Bắc, trầm trọng hơn, năm Đại Nghiệp thứ 7 (611) có sâu bệnh, hạn hán ở hơn 30 quận, đó là nguyên nhân đầu tiên khiến các cuộc bạo động nông dân bùng nổ.

Năm Đại Nghiệp thứ 7, khi Tuỳ Dạng Đế chuẩn bị cuộc đánh chiếm Cao Lệ lần thứ nhất, Vương Bạc ở  núi Trường Bạch  (nay là đông bắc Chương Khâu, Sơn Đông) đã nổi dậy chống nhà Tuỳ, ông ta tự xưng là Tri Thế Lãng, trong “Vô hướng Liêu Đông lãng tử ca”, ông kêu gọi mọi người  đừng đến Cao Lệ mà tìm đến cái chết. Đặc biệt năm Đại Nghiệp thứ 9 (613), khi Dạng Đế lần thứ hai đem quân đánh Cao Lệ, các cuộc nổi dậy của nhân dân các nơi phát triển. Trong thời kỳ này ở Lê Dương (nay là phía đông huyện Tuấn, Hà Nam), nhà quý tộc Dương Huyền Cảm ( ? – 613) làm việc đốc thúc  vận chuyển quân lương đã nhân thời cơ khởi binh chống nhà Tuỳ  dưới lá cờ  “cứu nguy khốn cho thiên hạ, cứu   tính mệnh     cho muôn dân”, số người tham gia mỗi ngày tăng thêm hàng nghìn. Dương Huyền Cảm tuy rất nhanh chóng bị quân Tuỳ đàn áp, nhưng nhìn chung xu thế của các cuộc nổi dậy khó mà dập tắt.

Trước năm Đại Nghiệp thứ 9, dân nổi dậy chủ yếu ở vùng Sơn Đông, Hà Bắc, từ sau năm Đại Nghiệp thứ 9, phong trào nhanh chóng mở rộng ra Hà Nam, Giang Nam, Lĩnh Nam, Quan Trung, Hoài Nam rồi mở rộng ra toàn quốc. Ngoài nông dân nổi dậy, còn rất nhiều quý tộc, quan chức cũng  đứng dậy phản đối, hình thành thế chống lại nhà Tuỳ rộng lớn. Lịch sử chép những cuộc nổi dậy chống Tuỳ có đến hàng trăm.

Năm Đại Nghiệp thứ 13 (617), Lý Uyên giữ Thái Nguyên của nhà Tuỳ cùng  với con là Lý Thế Dân (566 – 635) bàn tính khởi binh ở Thái Nguyên, đem quân về đánh Trường An, lập  cháu của  Dạng Đế  làm Cung Đế, tôn Dạng Đế làm Thái thượng hoàng. Uyên tự xưng là Thừa tướng. Năm Đại Nghiệp thứ 14 (618), ở Giang Đô, Dạng Đế bị bộ hạ là Vũ Văn Hoá Cập (? – 619) giết, Lý Uyên phế Cung Đế lên ngôi, lấy quốc hiệulà Đường, triều Tuỳ diệt vong.

 Nhà Đường đánh Liêu

    Năm 644 của thế kỷ thứ 7, ở Trung Quốc, triều đại thứ hai của Đường  là Đường Thái Tông  cai trị thiên hạ. Ông đã chờ đợi rất nhiều năm, kiên quyết đánh Cao Lệ ở vùng đông bắc. Thời kỳ này, Cao Lệ không chỉ xưng bá ở vùng bán đảo Triều Tiên bành trướng  thế lực ở phương bắc  mà còn mở rộng  ảnh hưởng đến lưu vực Liêu Thuỷ thuộc vùng đông bắc Trung Quốc, những việc làm này của chúng khiến cho vua Đường Thái Tông không thể nhẫn nại được  nữa. Không thể chờ đợi nhưng cũng  không thể nhẫn nhịn, nhưng ông cũng không thể không cân nhắc vì hơn 30 năm trước, triều Tuỳ mang quân đánh Cao Lệ làm tình hình trong nước nguy cấp, dẫn tới những cuộc nổi dậy, nhân cơ hội ấy, Đường Thái Tông mới diệt Tuỳ, xây dựng triều Đường. 30 năm sau, ông tự thân phát động cuộc tiến công nên không thể không  cân nhắc.

    Kế hoạch của  Đường Thái Tông là, dùng hơn 20 vạn quân, nhanh chóng tiến công, tốc chiến tốc thắng. Ông đem kế hoạch này trình bày với các tướng sĩ hơn 30 năm trước đã đánh Cao Lệ, nhưng các tướng sĩ này nói:  Liêu Đông ở rất xa, rất nhiều khó khăn, người Cao Lệ rất giỏi giữ thành, tốc chiến tốc thắng sợ không dễ. Nhưng trước những lời khuyên ấy, Đường Thái Tông không nghe, cuối cùng  một  đại thần là Nguỵ Trưng cất lời khuyên, nhưng ông vẫn kiên quyết hành động theo ý mình. Tháng 3 năm 645, ông để cho con ở lại giữ hặu phương,  người con khóc mấy ngày, nhưng cuối cùng   ông cũng lên đường, khi chia tay, ông chỉ vào cái áo đang mặc trên người, nói: “Đợi khi nào nhìn thấy con, ta mới thay áo” ý nói sẽ nhanh chóng đánh thắng trở về. Tháng 5, đại quân của triều Đường đánh đến thành Liêu Đông, Liêu Đông tức là thành Liêu Dương ở vùng đông bắc của Trung Quốc hiện nay, sau một   trận quyết chiến, quân Đường hạ được thành. Tháng 6, quân Đường đã đến An Thị (đông bắc huyện Cái Bình, Liêu Ninh). Cao Lệ động viên 15 vạn quân, hai bên triển khai trận thế, quân Cao Lệ không địch nổi bèn quyết định rút quân, làm vườn không nhà trống, hàng trăm dặm tuyệt không một bóng người khiến quân Đường không thể tìm được những thứ cần thiết, cuộc chiến đành phải dừng lại.

     Mùa hạ đến rất nhanh, Đường Thái Tông vẫn  mặc cái áo cũ, còn chưa cởi ra. Tháng 7 đã hết, rồi tháng 8 cũng qua, lương thực dự trữ của quân Đường ngày càng cạn, thời tiết vùng đông bắc lại rất lạnh, cái áo của Đường Thái Tông cũng đã rách. Đưa cái áo mới, ông nhất định không thay, ông nói,  áo của tướng sĩ cũng đều rách cả, ta làm sao lại mặc áo mới? Cuối cùng, đành phải rút quân, tháng 9, quân  trên đường về, tháng 10, quân vẫn trên đường về, tháng 11 mới về đến U Châu, lúc này, số ngựa chỉ còn lại một phần năm. U Châu chính là  Bắc Kinh.

    Đường Thái Tông rất đau buồn, ông thay áo cũ nhưng sao có thể thay được vết thương này. Ông nghĩ Nguỵ Trưng đã nói rất đúng, nên cho người đến mộ của Nguỵ Trưng đặt bia đá, lại cho tìm vợ con của Nguỵ Trưng, chăm sóc đặc biệt với họ biểu thị lòng tưởng nhớ tới Nguỵ Trưng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here