V. Phương quốc của đời Thương

 Nhà Hạ từ việc nhường ngôi chuyển thành truyền ngôi cho con, Trung Quốc từ đó có nền chính trị vương triều đại thống nhất. Nhưng việc đại thống nhất lúc này có sự khác biệt với đại thống nhất thời Tần Thuỷ Hoàng. “Trung Quốc” là một khái niệm động, không chỉ phạm vi dần được mở rộng, mà nội hàm của văn hoá cũng không ngừng được phong phú thêm.

Hai đời Hạ và Thương, người ta mặc dù đã có khái niệm về trung ương và ngoại vi, nhưng cách hiểu không giống nhau. Sau thời Tần, Hán, nói  “trung ương” là chỉ kết cấu quyền lực, còn trước đời Tần “trung ương” là chỉ khải niệm địa vực đối lậpvới các bộ tộc ở ngoại vi. “Chu biên” (ngoại vi) sau đời Tần Hán chỉ  những khu vực, quốc gia  ở bên ngoài biên giới còn thời Tiên Tần chưa có biên giới rõ ràng., đặc biệt hai đời Hạ Thương điều này càng rõ, “chu biên” (ngoại vi) là chỉ khu vực ở bên ngoài sự thống trị của vương triều. Vì thế, đại thống nhất ở hai đời Hạ Thương không phải nói quan hệ các địa phương với trung ương tập quyền mà chỉ  sự thống nhất  và mở rộng tương đối của khu vực thống trị trung tâm.. Đi sâu nghiên cứu quan hệ với ngoại vi cũng chỉ là  xem nơi nào chiếm địa vị bá chủ, vế tính chất không phải là như thời Hán Đường về sau, ngay với thời Chu ngay sau đó cũng không giống nhau.

Vương Quốc Duy từng nói: Hai đời Hạ Thương, “chư hầu phụ thuộc vào Thiên tử, chịu sự cai quản của minh chủ, chưa có phân ngôi quân thần”[1]. Cách nói của Vương Quốc Duy đúng một nửa, sai một nửa. Hai đời Hạ và Thương đúng là với các bộ tộcngoại vi chưa có phân ngôi quân thần, nhưng không giống như hình thế chính trị thời Xuân Thu. Sự khác biệt ở hai điều: thứ nhất, thời kỳ Xuân Thu, các chư hầu có một   Chủ chung danh nghĩa là Chu thiên tử, về danh nghĩa họ có quan hệ bình đẳng, còn hai đời Hạ Thương cùng với các bộ tộcngoại vi chưa có một Chủ chung, quan hệ cũng không bình đẳng, tuy không phải là quan hệ quân thần nhưng các bộ tộc ngoại vi phải dựa vào vương triều Hạ hoặc vương triều Thương. Thứ hai, thời kỳ Xuân Thu, các chư hầu có nguồn gốc từ sự phân phong của nhà Chu, có cùng chế định lễ nhạc quy phạm như vương triều Chu. Tuy lễ nhạc băng hoại nhưng văn hoá lễ nhạc được coi là hệ thống quy phạm quan phương,  có tác dụng như chế ước. Cũng có thể nói, các chư hầu xưng hầu ở vùng đất riêng, không coi Chu thiên tử vào đâu, nhưng  vẻ đẹp của văn hoá lễ nhạc trải qua mấy trăm năm đã trở thành văn hoá chung. Còn ở hai đời Hạ, Thương, chưa có một hệ thống văn hoá thống nhất. Các bộ tộc ngoại vi  tuy có chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung nguyên ở mức độ khác nhau, nhưng những ảnh hưởng này phân tán và chưa chính thức, vương triều Thương hoặc vương triều Hạ cũng chưa muốn đem hình thái văn hoá của mình áp đặt cho các bộ tộc ngoại vi.

Những thế lựa lớn ở đời Thương bao gồm hai bộ phận, một là Vương kỳ, hai là Phương quốc. Vương kỳ tức là trung tâm thống trị của triều Thương, hoặc  là bộ phận chủ thể của vương triều Thương. Cuốn “Thi. Thương ngợi. Huyền điểu” viết: “Bang kỳ thiên lý, duy dân sở chỉ”. “Thiên lý” ở đây chỉ là một hư số, không phải nói đât đai Vương kỳ của Thương là ngàn dặm. Nhưng những tài liệu khảo cổ của thế kỷ này, đặc biệt là trong Ân khư bốc từ đã làm rõ, đất Vương kỳ của vương triều Thương là đến ngàn dặm. Vương Quốc Duy nói:

“Trong Ânkhư bốc từ có thể thấy được tên đất thời cổ, có đến hơn hai trăm địa danh, phần lớn chữ không thể biết. Những chữ biết được lại ít gặp trong các sách cổ, những chữ thấy được trong sách cổ như     (111), như “Hoắc     “, như “triệu”, như “ngạc”, như “cương”, như “hướng”, như “hoạ”, như “THƯ” ĐềU CáCH ThờI Thương rất xa, chưa dám chắc là vùng đất, chỉ dám xác định , thứ nh slà “cùng”, thứ hai là “mạnh”, thứ ba là “ung”, cả ba đều là ở Hà Bắc; còn ở Hà Nam có  Bội, Tào, Khởi,     (111)   tám tên đất này đều ở trong vòng ngàn dặm của Hà Nam và Hà Bắc có thể tin đều do triều Thương cai quản.[2] 

Phương quốc đời Thương là một khái niệm rất phức tạp. Tuy trong bốc từ đều gọi là “Phương”   , như Thổ phương, Tỉnh phương, Triệu phương, Ba phương,        Quỷ phương, Đại phương , ấn phương , Cang phương, Hộ phương, Nguy phương, Mạnh phương, Lâm phương, Mã phương, Cát phương, Long phương, Hổ phương, Đan phương, Tỉnh phương, Quy phương, … nhưng quan hệ với triều Thương của các phương quốc này có khác nhau. Có thể chia làm hai loại. Một loại là đối tượng vương triều Thương chinh phục, có nghĩa vụ cống nạp với triều Thương; một loại khác là các phương quốc chưa chịu hàng phục.

Xem trong bốc từ, sự thống trị của vương triều Thương mấy trăm năm nhiều lần phải dùng binh đánh dẹp các phương quốc để mở rộng địa dư và giành giật tài sản và con người. Một khi Phương quốc bị đánh bại   , nhân dân thường bj dùng làm đồ tế lễ, thủ lĩnh các phương quốc có khi cũng bị giết để hiến tế.

Dùng 300 đinh của tộc Khương (đọc 2.16.3)

Dùng  nhị Phương bạc cho Đinh phụ giáp (Kinh tân 4034)

Bạch Lâu và Đại Kỷ, dùng tế Bạc ấn và Tổ Kỷ  (đọc còn 915)

Dùng Khương Phương Bách để tế tổ tông, hay trong lễ phong vương (Giáp 507)

[1]Vương Quốc Duy, “Bàn về chế độ Ân Chu”, “Quan đường tập lâm”, quyển 10.

[2]Vương Quốc Duy, “Khảo sát những địa danh tỏng bốc từ Ân khư”, “Quan đường tập lâm” quyển một.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here