VI. Tế và tuẫn bằng người

 Dùng người làm vật hy sinh và tuẫn táng là một đặc điểm lớn của văn minh đời Thương. Người đời Thương đặc biệt tín sùng quỷ thần, rất nhiều các buổi tế lễ, nhiều cuộc tế lễ đều giết người để cúng bái. Dựa theo nghiên cứu của học giả Hồ Hậu Tuyên trong các tư liệu ghi lại bằng chữ giáp cốt, bốc từ ghi lại việc tế người có hơn hai nghìn điều, trong đó thời Vũ Đinh chiếm số lớn, có tới mjnghìn linh sáu điều, số người dùng làm vật hy sinh tới một vạn chín nghìn người, ngoài ra còn hơn năm trăm điều không ghi rõ số người, số người đem hiến tế ít là mấy người, nhiều có tới mấy trăm người.[1]  

Năm 1976, tại thôn Vũ Quan, An Dương phát quật một nơi tế lễ, phát hiện  hơn  1.100  di hài đã dùng làm vậthy sinh. Con trai thành niên đã bị chặt đầu, chưa bị chặt đầu là phụ nữ vị thành niên vảtẻ con. Cuộc sống của tầng lớp thống trị đời Thương xa hoa, đặc biệt trong việc kiến trúc cung điện. nhiều lần dời đô, nhiều lần xây dựng lớn mà cứ mỗi lần xây dựng cung điện đều giết người để đặt móng.  Như tại khu cung điện Ân Khư ở một làng nhỏ ở  Hằng Nam, các nhà khảo cổ đã khai quật mười sáu vị trí, phát hiện hơn tám trăm di hài dùng để tế. Ngoài kinh đô, các kiến trúc chung hoặc xây dựng các trường sở tôn giáo cũng giết người để đặt móng. Như ở  Khâu Loan huyện Đồng Sơn thuộc bắc thành phố Từ Châu, Giang Tô, có một di chỉ của đời Thương, ở giữa của di chỉ có một tảng đá thần được coi là xã chủ, xung quanh có tới hơn hai mươi di hài, thân người cúi xuống, mặt hướng về xã chủ, đây rõ ràng vì được coi là các tế phẩm của xã chủ mà bị giết.

Quy mô tuẫn người so với tế người đời Thương còn lớn hơn. Các nhà khảo cổ  trong các lăng mộ của vua Thương  ở Ân Khư đã thấy mỗi di hài của người bị tuẫn táng, mỗi mộ, ít cũng có khoảng chục người, nhiều có tới cả trăm người, thậm chí có mộ hàng nghìn người. Hơn nữa, không chỉ có mộ của những người trong vương thất, mộ của các quý tộc khác cũng có hiện tượng tuẫn.

Giới sử học Trung Quốc thế kỷ này đã chứng minh tính phổ biến của “năm phương thức sản xuất”, phần lớn cho rằng xã hội đời Thương là chế độ nô lệ, cho rằng hiện tượng tế và tuẫn đã chứng tỏ điều đó. Quan điểm học thuật này đã thống trị trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc hơn nửa thế kỷ, tới nay vẫn không có gì thay đổi, người ta còn dựa vào cách nhìn lịch sử Trung Quốc trong xã hội viễn cổ   được Quách Mạt Nhược viết trong “Nghiên cứu xã hội cổ đại Trung Quốc”.

Quan điểm này có cơ sở lý luận từ Marx và Ăngghen. Marx nói:

  Dựa vào cách nói của người xưa, người lao động chỉ là công cụ biết nói, súc vật là công cụ biết phát âmcông cụ lao động là những công cụ vô thanh, sự khác nhau giữa chúng chỉ có thế.”[2]

Sau đó, Xtalin nói cụ thể hơn:

“Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, cơ sở của quan hệ sản xuất là chủ nô lệ chiếm hữu tư liệu sản xuất và chiếm hữu người lao động. Những người lao động này có thể bị chủ nô coi như súc vật để mua bán và giết chóc.”[3]

Xã hội như thế nào mói có thể gọi là xã hội nô lệ? Mac và Ăngghen đã nhìn nhận như thế nào về tính chất xã hội cổ đại. Người viết sách này đã từng có bàn luận về vấn đề này.[4], ở đây không bàn thêm. Xã hội cổ đại, bao gồm Trung Quốc cổ đại, từng có nô lệ, đây là sự thực.Chủ nô có quyền sinh sát đối với nô lệ, quan điểm này  cũng có thể hình thành như thế. Nhưng sự tồnt tại của nô lệ không phải đến khi xã hội có nô lệ mới là xã hội nô lệ, cũng không phải dựa vào  tế người và tuẫn người ở đời Thương là chứng cứ của xã hội nô lệ. Cần phải chỉ rõ, chính Mac và Ăngghen  cũng không nói rằng xã hội cổ đại là xã hội nô lệ. Hoặc là nói  lý giải của Mac và Ăngghen là cơ sở lý luận của chế độ nô lệ cũng có sai lầm, nếu dùng để nói về xã hội cổ đại Trung Quốc thì đã sai càng sai hơn.

Tiền đề để nhận định xã hội đời Thương là xã hội nô lệ, các học giả thường gọi các  đối tượng để tế hoặc tuẫn  là “nô lệ tù binh chiến tranh”. Trên thực tế, kahí niệm này là rất không chính xác. Giáp cốt bốc từ tuy có nhiều ghi chép về tù binh chiến tranh , nhưng tù binh chiến tranh không nhất định chuyển thành nô lệ, càng không thể nói đó là xã hội nô lệ.

Người Thương rất giỏi chiến tranh, đó là sự thực; số lượng tù binh chiến tranh nhiều là có thể hiểu được. Trong xã hội cổ đại, chiến tranh không ngoài hai mục đích, một là để tranh giành của cải, hai là để tranh giành phụ nữ. Tuy nhiên có thể thấy chiến tranh còn để mở rộng biên cương, nhưng ý nghĩa của lãnh thôt không phải vì nó lớn hay nhỏ mà là nó có nhiều sản vật và dân số hay không. Điều này xưa nay vẫn thế. Một mặt khác, dân số trong thế giới cổ đại vô cùng quan trọng nhưng không phải với ý nghĩa người lao động. Người xưa chưa có thói quen xấu coi thường lao động sản xuất, càng không muốn không làm việc mà giành được vinh quang. Họ chưa biết  giao công việc sản xuất cho nô lệ để bản thân được nhàn rỗi.  Hứng khởi của những người nhàn nhã là tiền đề để  bắt đầu mở rộng các hoạt động vui chơi. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã từng có lúc giao công việc lao động sản xuất cho nô lệ, để bản thân họ thành dân tự do có thời gian tiến hành những hoạt động vui chơi. Người Hy Lạp thích xem những trò vui, thích hoạt động thể dục, thjích tán gẫu ở những nơi công cộng; người La Mã thích xem thi đấu, thích tắm rửa, thích nằm tắm nắng. Vì thế , Hy Lạp và La Mã cái rất nhiều ngày lễ. Mỗi khi đến ngày lễ, các công dân tụ tập ở quảng trường, miếu đền  nơi công cộng bình phẩm các nhân vật, bàn luận việc xã hội, thậm chí cả những tin mới về chuyện bồ bịch. Những việc này ở Trung Quốc cổ đại không có điều kiện diễn ra. Từ xưa đến nay, người Trung Quốc không có những hoạt động vui chơi lớn, không có những hoạt động thể dục. việc người Hy Lạp La Mã có những đấu trường chứa được mười vạn người là điều người Trung Quốc không thể tưởng tượng nổi. Người Trung Quốc nói chung xuất hiện từ văn minh nông nghiệp, ngày ngày họ chỉ biết làm việc, không biết đến nghỉ ngơi. Họ không có nhu cầu nô lệ phải  canh tác. Đối với họ, đất đai vừa là kế inh nhai, vừa là nơi để tiêu tốn thời gian. rất khó tưởng tượng, ở ba đời Hạ, Thương, Chu trình độ phát triển của xã hội thấp và hoạt động văn hoá rất thiếu thốn, nếu lao động sản xuất toàn do nô lệ đảm đang, thì các chủ nô lệ dùng thời gian đó để làm gì. Họ không có trò vui để xem, không có thể dục để tập, không có nơi công cộng để nói chuyện phiếm, chỉ có thể ở trong gia đình của mình. Mà con người ở trong gia đình nếu không có việc làm thì làm sao chịu nổi. Con người hiện đại ở trong nhà còn có thể đọc sách báo, xem tivi. Còn người cổ đại làm sao có được, đặc biệt là người ở ba đời Hạ, Thương, Chu, càng không thể có được. Sau đời Tần, Hán, do đã phát minh ra kỹ thuật làm giấy, đọc sách, viết chữ  có thể giết thời gian, còn có thể cầm kỳ thi hoạ, tu tâm dưỡng tính, còn ở ba đời Hạ, Thương, Chu, những việc này cũng không có được. Tuy một số vương công quý tộc có thể tiêu khiển bằng săn bắn, nhưng những hoạt động này rất tốn kém, những người bình thường rất khó làm được. Họ nếu không lao động, thì chỉ có thể ngồi tỏng nhà không có việc gì, tâm lý nhất định không ổn định, buồn bực khó chịu. Hơn nữa, tầng lớp thống trị cũng không thể để cho thần dân của họ không làm gì chỉ trông vào nô lệ nuôi sống. Vì thế, trong xã hội nông nghiệp, dân chúng chỉ có trông vào ruộng đất xã hội mới có thể ổn định,  khi dân chúng không chịu lao động, ham chơi bời, tất sinh ra những chuyện không hay tạo nguy cơ cho tầng lớp thống trị.    

Quan trọng hơn là, trong xã hội viễn cổ, lao động được mọi người coi là một phẩm chất tốt đẹp, lao động có thể giành được sự tôn trọng của xã hội. Điều này quyết định bởi dư âm của bộ lạc thời nguyên thuỷ , vào lúc đó, quyền uy được mang đến từ năng lực. Tù trưởng bộ lạc sở dĩ nhận được  sự tôn trọng, không phải là do tù trưởng là một chức vị mà là do năng lực tập hợp của ông ta. Đánh giá năng lực một cá nhân trong trình độ phát triển của xã hội đương thời, một là anh dũng trong chiến đấu, hai là kỹ năng lao động. Tuy nhiên, sau khi bước vào xã hội văn minh,  chọn người  làm vua không phải theo  cách làm trong xã hội bộ lạc, nhưng giá trị xã hội lại chú ý tới các mặt quân sự và kỹ năng sản xuất, điều này không còn phải nghi ngờ.

Trong hoàn cảnh lịch sử này, tù binh chiến tranh trong thời Thương không nhất định chuyển thành nô lệ, Người xưa chiến đấu, sau khi chiến thắng giành được một số tù binh là tất nhiên. Nhưng xử lý tù binh chiến tranh  không thể đều thành nô lệ. Kinh tế tiểu nông thô sơ không cần một số lượng lớn sức lao động. Tự cung tự cấp là phương thức sinh tồn cơ bản của người xưa. Họ lao động cần cù suốt năm, ngoài khẩu phần tối thiểu, còn thừa không được bao nhiêu. Nếu đem ruộng đất cho nô lệ canh tác thì  số ruộng đất ấy lại phải nuôi nhiều người hơn. Điều ấy khó xảy ra trong xã hội cổ đại. Có thể nói,  trong hoàn cảnh ấy, trình độ sản xuất của xã hội cổ đại mâu thuẫn với chế độ nô lệ. La Mã cổ đại từng thịnh hành chế độ nô lệ, công dân La Mã trở thành những người không phải lao động  mà vẫn có cuộc sống an nhàn, đó chỉ là một chuyện hiếm có trong lịch sử loài người, do chế độ chính trị  và hoàn cảnh quân sự buổi đầu của thời cộng hoà quyết định chứ không có ý nghĩa phổ biến trong lịch sử thế giới.

Vậy thì những tù binh chiến tranh ở đời Thương được  sử dụng như thế nào? Theo cách hiểu của tôi, có thể dùng vào ba việc, một là dùng để xây dựng những công trình công cộng,  hoặc xây dựng cung thất, lăng mộ, hai là bị đem giết, hoặc bị giam giữ ở một nơi khác, nhưng phải lao động để  làm tự nuôi sống.

Cung điện đời Thương so với  Crister, Mycenea, cổ Ai Cập, cổ Babilon cho tới các công trình kiến trúc của nền văn minh Packhala của vùng sông ấn quy mô nhỏ hơn, nhưng từ việc khai quật mấy toà thành đời Thương , có thể thấy quy mô của chúng cũng tương đương, hơn nữa, đưòi Thương nhiều lần dời đô, mỗi lần dời đô lại phải xây dựng một toà thành mới. Hơn  nữa, người đời Thương có xu hướng coi trọng những việc sau khi chết, coi trọng việc xây dựng lăng mộ. Những công trình kiến trúc này đòi hỏi sức lao động rất lớn, nguồn của nó là tù binh, do đó, tù binh có thể đồng nghĩa với nô lệ. Nhưng không thể vì thế mà gọi thời ấy là chế độ nô lệ. Cho nên tù binh chiến tranh bị coi như nô lệ, không được dùng trong công việc sản xuất, càng không thể trở thành người gánh vác là  chủ thể kinh tế xã hội.

Tù binh chiến tranh đời Thương có một cách xử lý khác là đem giết, điều này có liên quan tới việc dùng người để cúng tế. Xem các hố khai quật thấy người đem tuẫn táng phần lớn là nam giới đã thành niên hoặc thiếu niên nhi đồng. Vởy vì sao những người này bị đem giết?, vì họ là quân chủ lực của bộ tộc bị chinh phục, là những người dễ trở thành lực lượng uy hiếp với tầng lớp thống trị đời Thương. Từ đó cũng có thể thấy , lực lượng lao động sản xuất chủ yếu của đời Thương hoàn toàn không phải là nô lệ tù binh chiến tranh. Tầng lớp thống trị đời Thương không nên giết họ  mà nên dùng họ vào việc lao động sản xuất. Mặt khác có thể thấy, người được dùng vào việc tuẫn tế lễ là tù binh chiến tranh, nhưng không phải là toàn bộ tù binh chiến tranh. Tế lễ là việc lớn của đất nước, là cực kỳ thiêng liêng, nghi lễ là phải giết bản thân người trong nước hoặc người trong bộ tộc làm vật hy sinh. Vì thế trong thế giới cổ đại, tù binh chiến tranh không được xem là những thứ sạch sẽ, không thể đem tế thần linh. Với các bộ tộc bị chinh phục, đời Thương có nhiều thủ đoạn quản lý, hoặc cưỡng bức cống nạp, nhưng để cho phương quốc tự trị; hoặc gia nhập vào lãnh thổ của  vương quốc, trực tiếp chịu sự quản lý của triều đình; hoặc đưa dân đến một địa phương khác để tiện trực tiếp khống chế. Sau đó, toàn thể quân đội của họ bị tiêu diệt, toàn thể dân chúng trở thành tù binh chiến tranh. Vương triều Thương mang số tù binh này đến ở một địa phương khác, để họ tự làm lấy mà ăn, đồng thời, thực hienẹ một số nghĩa vụ với triều Thương. Dựa vào những khảo cứu của các học giả còn giữ lại. “lục” quốc” lúc ấy là thuộc hoàn cảnh này.[5] Chu Vũ Vương diệt Thương, nhưng giữ dân lại không coi họ là tù binh chiến tranh dr đem giết. Thời Chu Công chấp chính, “ra lệnh cho vi tử bắt đầu thay thế nhà Ân, điều hành xã tắc, viết “Vi tử chi mệnh”   117

 Giáp cốt bốc từ có ghi lại nhiều  tên gọi có liên quan tới các từ “chúng”, “chúng nhân”, “dân”, “thần”, “bộc”, “hề”, … như “chúng tác tịch, bất tang; “ngã kỳ tang chúng nhân”, v.v…Quách Mạt Nhược là đại biểu cho các học giả chứng minh đời Thương có chế độ nô lệ, giải thích  các từ “chúng”, “dân”, “thần”.. là nô lệ. Coi “tang chúng”  là sự phản kháng của tập thể nô lệ tức là tháo chạy. Trên thực tế, “chúng”, “dân”, “thần”, “tiểu nhân” đều là tiểu dân tự do, cách nói tương đối với giai cấp bị thống trị đời Thương., mà không phải là nô lệ. ở đây,  về cơ bản tôi tán thành quan điểm của học giả Kim Cảnh Phương , cho dù ông cũng chủ trương đời Thương là xã hội nô lệ. Kim Cảnh Phương viết:

“Chúng”, “chúng nhân” không có sự khác biệt lớn so với “dân” và “tiểu dân”, họ vốn là thành viên của tộc Ân Thương , trong đó sớm nhất là quần chúng lao động, do một nguyên nhân nào đó, địa vị quý tộc của họ dần mất đi, họ đều lao động sản xuất nông nghiệp, địa vị thuộc tầng lớp dưới, nhưng họ là bình dân, thân phận của họ là tự do, họ không phải là nô lệ.”[6]

Từ phần trên có thể thấy, đời Thương chỉ là xã hội bộ tộc chuyển hoá thành hình thái quốc gia thời kỳ đầu, là do dân tự do và thành viên của vương thất Thương mà tạo thành chủ thể của xã hội. Tuy có nô lệ, nhưng  không chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội  đời sống kinh tế, chính trị cho tới văn hoá. Nếu gọi xã hội ấy là xã hội nô lệ thì là một sai lầm lớn, nếu cho rằng tế và tuẫn bằng người  là chứng cứ của xã hội nô lệ là sự gán ghép máy móc.

[1]Hồ Hậu Tuyên,  “Tế người và tuẫn người trong xã hội nô lệ Trung Quốc”, (Văn vật) năm 1974, kỳ 7, 8.

[2]”Mac, Ăngghen toàn tập”, quyển 23, trang 222.

[3]”Liên cộng (bố) đảng sử giản minh giáo trình, Nhân dân xuất bản xã 1975 xuất bản, trang 138.

[4]Khải Lương: Lý luận xã hội phương đông của Mac”, chương 3, 4, Học Lâm xuất bản xã, xuất bản năm 1994.

[5]Tề Văn Tâm”Lục vi Thương chi phong quốc thuyết”, xem “Những ghi chép trong văn giáp cốt”, Tam Liên thư điểm xuất bản 1982, trang 461

[6]Kim Cảnh Phương: “lịch sử xã hội nô lệ Trung Quốc”, Thượng Hải nhân dân xuất bản xã xuất bản năm 1983.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here