IV. Hình thái quốc gia thời Thương

 Về mặt kế thừa ngôi vua, nhà Thương tuy hỗn loạn hơn nhà Hạ, nhưng chế độ chuyên chế thì như nhau, con cháu trong hoàng tộc đều thống trị thiên hạ hơn sáu trăm năm.

Nhưng so với vương triều Hạ, hình thái quốc gia đời Thương có những đặc sắc riêng. Thứ nhất, con cháu trong họ tuy dùng vũ lực để khống chế cả nước, nhưng sự thống trị lại không được ổn định và vững chắc như vương triều Hạ. Đây không phải do sự hỗn loạn trong việc kế thừa ngôi vua, truyền thống cha truyền con nối thường bị các anh em phá vỡ mà còn vì quyền lực thực sự của quốc gia thường nằm trong tay một vị đại thần, từ đó hình thành cục diện chính trị “hiệp thiên tử dĩ lệnh chư hầu” (lộng quyền thiên tử chỉ đạo chư hầu)Sự chuyên chính của Y Doãn khi mới lập quốc chính là thí dụ rõ ràng nhất. Trong thời kỳ thống trị của Thang, Y Doãn có thể chỉ là một vị đại thần biết cúi đầu nghe lệnh. Nhưng sau khi Thang chết, Y Doãn dựa vào khả năng và kinh nghiệểmtị nước của mình  đã thao túng thực à của quốc gia. Sau Thang,  ba đời Ngoại Bính, Trọng Nhâm, Thái Giáp Y Doãn đều là Giám quốc, rất khó tưởng tượng việc phế lapạ ngôi vua không nằm trong tay ông ta thao túng. Ngoại Bính, Trọng Nhâm đều là những ông vua đoản mệnh, việc phế lập hoàn toàn có thể lý giải là do Y Doãn. Ông ta có thể đưa Thái Giáp lên ngôi, ép buộc Thái Giáp phải nhận tội hối cải, có thể thấy quyền lực của ông ta rất lớn. Sau khi Y Doãn chết, hiện tượng đại thần chuyên quyền vẫn còn được giữ nguyên. Con trai Y Doãn là Y Trắc kế thừa lực lượng chính trị của cha, khống chế hai triều  Ung Kỷ, Thái Mậu, còn có Vu Hàm lợi dụng lực lượng tôn giáo chi phối chính trị. Sử chép Vu Hàm  là người hiền “trị vương gia”. Cái gọi là “trị vương gia” chính là trị người trong cung vua, khống chế quyền vua.

Thứ hai, do sự chuyên quyền của đại thần, việc khống chế quyền lực của hoàng tộc không được ổn định, trong sáu trăm năm thịnh suy của triều Thương, nhiều lần hỗn loạn, đoa là sự phát triển có tính chu kỳ của lịch sử. Theo “Ân bản kỷ” của Tư Mã Thiên, sự hưng suy của Ân Thương trải qua mười lần: Ung Kỷ lập, Ân suy. Thái Mậu lập, Ân phục hưng. Thời Hà Bẩm Giáp, Ân suy. Tổ Ât lập, Ân phục hưng . Thời đế Dương Giáp, Ân lại suy. Thời Bàn Canh, Ân lại phục hưng. Tiểu Tân lập, Ân lại suy. Vũ Đinh lập, Ân phụchưng. Đế Giáp dâm loạn, Ân suy. Đế Ât lập, Ân càng suy. Xem sự hưng suy này của mỗi thời có thể thấy lúc hưng thịnh là lúc hoặc có một minh quân ở ngôi, hoặc có một hiền tướng chấp chính. Nhưng dù sao đi nữa, cũng là nhân vật thống trị bằng cường quyền. Một khi thiếu nhân vật cường quyền, quốc gia tự nhiên rơi vào cảnh hỗn loạn đi tới suy vong. Cho nên đối với vương triều Thương, quyền uy của nhà vua có một vai trò rất quan trọng. Nhà vua của đưòi Hạ xưng là “hậu”, nhưng vua của đời Thương xưng là “Dữ nhất nhân” và “Trẫm”. “Hậu” vốn có nghĩa là sinh đẻ, được coi là xưng hiệu của  nhà vua, tỏ rõ ngôi vua là thế tập, không bình đẳng với các quý tộc khác. So với “trẫm” hoặc “dữ nhất nhân” có khác. Nó không chỉ bao hàm ý của “hậu”, mà còn thể hiện tính quyền uy cao hơn hẳm “hậu”. “Trẫm”, “thuyết văn” giải thích “ngã dã”. Có thể thấy “trẫm” cùng với “dữ” hoặc “dữ nhất nhân” là đồng nghĩa. Chẳng qua “trẫm” hoặc “dữ nhất nhân” không phải là “ngã” với ý nghĩa thông thường mà là “ngã” viết lớn    , là “ngã” độc tôn, có người thì không có ta, cũng giống như  chữ “phụ” đấng cứu thế của Cơ đốc giáo. “Phụ” là Thượng đế, không phải là “phụ” với ý nghĩa thông thường mà là “thiên phụ”, “chí thượng đích phụ” (phụ cao nhất). chính vì “trẫm” hoặc “dữ nhất nhân” không có nghiã là “ngã”  với nghĩa thông thường nên các ông vua đời Thương thường dùng để xưng với quần thần để biểu thị thân phận cao quý của mình. Trong “Thượng thư” có ghi rõ điều này.

Khác với triều Hạ, một đặc điểm khác của quốc gia triều Thương  là cơ cấu quyền ưlcj tương đối hoàn thiện, trật tự đẳng cấp xã hội được thiết lập. Dưới nhà vua, người có địa vị và quyền thế cao nhất là Trủng tể hoặc Sư doãn, các tên gọi ấy, Trủng tể váư doãn đều là người phụ trách của vương thất , hay nói theo cách thông thường, là những người chưởng quản công việc vương thất. Y Doãn, Y Trắc và Bác Thuyết chính là những đại quan này. Họ làm những công việc  hành chính cho vua, trực tiếp phụ trách  với nhà vua, có cơ hội  thao túng việc triều chính, thậm chí còn “lộng quyền  Thiên tử chỉ đạo chư hầu”. ậ đời Thương,  cơ cấu quyền lực chưa được hệ thống hoá,  mối liên hệ giữa các quan lại chưa kiện toàn, quyền ưlcj của quốc gia dễ rơi vào tay Trủng tể hoặc Sư doãn. quyền lực của họ chủ yếu mang lại lợi ích từ điểm này. Quan lại cao cấp dưới Trủng tể gọi là Khanh sĩ có các chức Ty đồ, Ty không, Ty khấu, Ty mã, cách gọi trong văn hiến là “Đa doãn”, “Bách liêu” hoặc “Đa tể”.

Đời Thương là một vương triều điển hình chính giáo hợp nhất. Vua là trưởng quan hành chính tối cao, Thủ lĩnh quân sự, đồng thời cũng là thủ lĩnh tôn giáo tối cao. chính giáo hợp nhất là điểm nổi bật  nhất của văn minh Trung Quốc nhưng trước và sau của triều đại này có sự khác biệt.. Lờy thoiưì Hán Võ Đế làm ranh giới. Thời Hán Võ Đế, Đổng Trọng Thư đề xướng “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, từ đó, chính giáo hợp nhất chủ yếu biểu hienẹ ở chính trị của vương triều cùng hình thái ý thức của nhà Nho có sự liên hệ chặt chẽ. Tuy các đại lễ của tôn giáo đều do Hoàng đế chủ trì nhưng đã không còn là chủ đề chính giáo hợp nhất . ở thời kỳ Tiên Tần biểu hiện chủ yếu của chính giáo hợp nhất  là ở chỗ đại quyền công cuộc nhà nước và tôn giáo đều trong tay nhà vua thao túng. Hơn nữa, người làm vua không chỉ được chuẩn bị tài năng   về chính trị và quân sự mà con phải tinh thông việc tế lễ. Cho nên, những ông vua thời Tiên Tần đồng thời cũng là những ông thày cúng lớn nhất, những hoạt động tế lễ lớn nhất của quốc gia đều do đích thân nhà vua chủ trì. Lúc đó, trong đời sống xã hội của mọi người, tôn giáo chiếm một địa vị quan trọng. Đặc biệt ở đời Thương. điều này lại càng rõ. Cái gọi là “Hạ thượng trung, Thương thượng quỷ, Chu thượng văn” đúng là một cách khái quát chính xác đặc điểm văn minh của ba đời Hạ, Thương, Chu. Người Thương “thượng quỷ”, tức là người Thương coi công việc tôn giáo là việc lớn nhất. Tất cả những hoạt động tế lễ tôn giáo lớn nhỏ, triều Thương đã sắp xếp những chức quan tôn giáo có nhiều tầng lớp, như Chúc, Tôn, Bốc, Sử, v.v…Từ những tài liệu còn lại chúng ta rất khó biết việc phân công các chức vụ cụ thể như thế nào, nhưng sự tồn tại  các thứ bậc được chính trị hoá và hệ thống hoá thì không còn nghi ngờ gì. Hơn nữa,  những tầng lớp này trong đời sống chính trị của quốc gia  chiếm một địa vị quan trọng. Vu Hàm thời Thái Mậu, Vu Hiền thời Tổ Ât đều là Lễ ty cao cấp nhưng đồng thời cũng là những trọng thần của nước.

   Do sự không ổn định của cục diện chính trị, bên ngoài có sự hiềm khích của chư hầu, bên trong có tranh ginàh ngôi vua, tầng lớp thống trị đời Thương rất coi trọng việc xây dựng cơ cấu bạo lực của quốc gia. Đời Thương là một vương triều sùng bái sức mạnh, để lấy sức chinh phục người khác, đã xây dựng một quân đội chính quy. Bốc từ viết: “Vương tác tam sư, tả, trung, hữu”. “Tam sư” là đội quân thường trực. Về điều này, tuy không có ghi chép rõ ràng, nhưng  từ sự thực các vương triều đời Thương nhiều lần chiến tranh với nước ngoài, việc không có một đội quân thường trực là điều không tưởng tượng được. Một biểu hiện khác của bạc lực quốc gia là những hình phạt nghiêm khắc. Đời Hạ đã có hình pháp, sử gọi là “Vũ hình”. Nhưng hình pháp của đời Thương ngjhiêm khắc hơn nhiều, nó có tác dụng quan  trọng trong việc  duy trì trật tự xã hội. Quan trọng nhất làtầng lớp thống trị đời Thương phạt trước thưởng sau, lấy hình pháp nghiêm minh để trị nước. Cuốn “Thượng thư. Đa phương” viết: Chỉ duy có Thành Thang dùng nhiều cách, đời Hạ có dân chủ  (109)  ?

 

Hình pháp đời Thương sử gọi là “Thang hình”. Các điều luật trong “Thang hình” như thế nào, hiện không thể biết rõ, nhưng từ những sử liệu còn lại, thấy được hình phạt là tàn khốc. “Tuân Tử. chính danh” nói: “Hình danh tòng Thương” (    ); “Hàn Phi Tử. Nội trừ thuyết thượng” lại nói: “Ân chi pháp, khí khánh vu công đạo giả đoạn kỳ thủ”. (    )Qua ghi chép trong bốc từ cũng thấy đời Thương dùng hình phạt lấy đao để chặt chân, hơn nữa, rất nhiều người bị chịu tội, có đến hàng chục, hàng trăm người.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here