Năm 1894, chiến tranh Trung Nhật năm Giáp Ngọ bùng nổ, bắt đầu là một cuộc đụng độ rất quan trọng trên biển, toàn bộ hạm đội Bắc Dương bị đánh chìm, hải quân của đế quốc Đại Thanh không thể đối địch với hải quân Nhật. Kể từ đó, lịch sử cận đại Trung Quốc bước sang trang mới.

Trước chiến tranh Giáp Ngọ, dưới sự chủ trì của Lý Hồng Chương, hải quân của triều Thanh có sức mạnh tương đối tốt, các con tàu đều được bọc thép dầy, có hai chiến hạm chủ lực (Định Viễn và Định Trấn, Nhật Bản rất sợ hai chiến hạm này) có tải trọng 7.000 tấn và pháo 12 ly cùng hơn một chục các tuần dương hạm, ngư lôi hạm. Mỗi lần thao diễn, trận thế bày ra, buồm bay như mây, cờ tung phấp phới, khí thế thật oai hunhf hiếm thấy. Theo thống kế của Niên giám quân sự thế giới, sức mạnh của hải quân đế quốc Đại Thanh lúc đó đứng hàng thứ 8 trên thế giới, chỉ đứng sau 7 nước Anh, Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. Trước chiến tranh Giáp Ngọ, hải quân Nhật Bản kể cả về tải trọng lẫn lực lượng pháo hạm chỉ đứng thứ 16.

Trước chiến tranh Giáp Ngọ, hải quân Anh có bước tiến bộ rất nhanh chóng, tuần dương hạm đã có tốc độ 23 hải lý và tải trọng 4.000 tấn.  Đại thần Lý Hồng Chương, nguời phụ trách hải quân Bắc Dương đã chủ trương dựa vào Anh tăng cường sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Nhưng vì để dành tiền cho Từ Hy Thái hậu tổ chức đại thọ 60 tuổi, việc này bị tuyên bố tạm dừng trong hai năm. Kết quả,  con tàu đặt nước Anh  đóng bị Nhật Bản mua về đặt tên  hiệu “Cát Dã”. Sau đó, hạm đội Bắc Dương trở thành lạc hậu. Nhật Bản làm sao có tiền để mua được “Cát Dã”? Tiền của họ không nhiều, nhưng Hoàng hậu Minh Trị đã đem toàn bộ những đồ trang sức hiến tặng, nhờ thế  mới đủ tiền mua tàu.

Nhật Bản đồng thời cũng ra sức tranh thủ Triều Tiên. Chiều ngày 17 tháng 9 năm 1894, lần đầu tiên, hạm đội Bắc Dương của ta đứng vị trí thứ 8 trên thế giới và hạm đội Nhật Bản đã có cuộc tao ngộ chiến trên biển Hoàng Hải.

Dưới sự chỉ huy của Đề đốc Đinh Nhữ Xương, các tàu hải quân Trung Quốc sau khi chở hàng tới Triều Tiên đang trên đường trở về nước. Sau khi các tướng sĩ ăn xong cơm chiều, binh sĩ cảnh giới báo cáo có nhiều hạm thuyền lạ trước mặt. Đinh Nhữ Xương vội leo lên đài cao, dùng kính viễn vọng  quan sát, thấy ở phía đông nam có 12 chiến thuyền. Quan sát kỹ mới thấy 12 chiến thuyền này đều giương cờ Mỹ.  Đinh Nhữ Xương thấy lạ, sao quân đội Mỹ có mặt ở đây? Đang khi ông còn do dự, 12 chiến thuyền này đã tiếp cận đoàn thuyền của Trung Quốc. Nhìn lại, cờ Mỹ trên các chiến thuyền đã được thay bằng cờ Nhật Bản. Đinh Nhữ Xương lập tức hạ lệnh cho binh lính chuẩn bị tác chiến. Lúc đó, chiến thuyền Nhật Bản đã bố trí trận thế sẵn sàng.

Đinh Nhữ Xương lập tức ra lệnh nổ súng về phía chiến thuyền Nhật Bản. Chỉ thấy trên mặt biển khói đen mù mịt, lửa cháy ngút trời cùng sóng biển dâng cao. Đinh Nhữ Xương chỉ huy chiến hạm Định Viễn xông lên phía trước. Quân Nhật nhìn thấy lá cờ mang hai chữ Định Viễn bèn tập trung toàn bộ hỏa lực đối phó. Boong tàu và cột buồm của Định Viễn đều trúng đạn pháo, cột cờ cũng bị gãy. Trên đài chỉ huy, Đinh Nhữ Xương vẫn vô cùng bình tĩnh. Dù cho đạn pháo bay qua lại, ông vẫn ung dung chỉ huy. Bỗng một quả đạn rơi ngay bên cạnh ông, một tiếng nổ lớn vang lên, chiến thuyền bị vỡ. Từ trên đài chỉ huy, Đinh Nhữ Xương rơi xuống boong tàu, miệng trào máu, chân cũng bị gãy. Binh lính muốn đưa ông vào nơi tránh đạn, ông kiên quyết từ chối, vẫn ngồi trên boong tàu, đốc chiến đến cùng. Tổng binh Lưu Bộ Thiềm (2) lập tức leo lên đài chỉ huy đang lung lay, thay Đinh Nhữ Xương làm nhiệm vụ.

Cùng lúc đó, dưới sự chỉ huy của Đặng Thế Xương (3), hai con tàu mang tên “Chí Viễn” và “Kinh Viễn” tiến công mãnh liệt vào tàu “Cát Dã” của Nhật Bản. Khi ấy, tàu Nhật “Tây Kinh” đột nhiên cản đường. Đặng Thế Xương lệnh cho tàu “Chí Viễn” liên tiếp bắn pháo khiến tàu “Tây Kinh” gãy bánh lái. Sau khi tàu “Tây Kinh” bỏ chạy, sáu bảy con tàu Nhật Bản đua nhau bao vây tàu “Chí Viễn”. Đặng Thế Xương chỉ huy tàu “Chí Viễn” linh hoạt né tránh, khi bên phải, lúc bên trái không chịu buông tha cho tàu “Cát Dã”. Cuối cùng, “Cát Dã” cũng bị “Chí Viễn” bắn cho bốc cháy. Đặng Thế Xương phấn khởi, reo vang:

– Đánh hay lắm! Đuổi theo, dìm nó xuống biển!

Sau khi tàu “Cát Dã” bỏ chạy, tàu “Chí Viễn vẫn không ngừng đuổi theo nã pháo. Đạn rơi trên boong, rơi trên đuôi tàu. Trong khi tàu “Cát Dã” sắp cùng đường, bỗng nhiên pháo trên tàu “Chí Viễn” bỗng im bặt.

– Có chuyện gì vậy? Đặng Thế Xương hỏi các pháo thủ.

Các pháo thủ buồn rầu đáp:

– Đạn pháo đã bắn hết!

Đặng Thế Xương mồ hôi tuôn chảy nhưng cũng không có cách nào giải quyết.

Đúng lúc ấy, tàu “Cát Dã” thừa cơ quay lại, tấn công tàu “Chí Viễn”.

Trong hoàn cảnh nguy cấp, Đặng Thế Xương đột nhiên ngẩng cao đầu, nhìn tàu “Cát Dã”, rồi ông nhìn binh lính trên tàu, thét lớn:

– Đạn pháo của chúng ta đã hết, bây giờ làm thế nào? Chẳng lẽ chúng ta lại bỏ chạy?

– Không, chúng ta thà chết trên biển Hoàng Hải, quyết không bỏ chạy! Binh lính xúc động thét lớn.

– Hay lắm! Vậy chúng ta hãy xông lên, dìm “Cát Dã” xuống biển!

Rồi ông ngẩng cao đầu, ra lệnh:

  • Các anh em! Mở hết tốc độ, nhằm thẳng vào tàu “Cát Dã”!

Tàu “Chí Viễn” chẳng khác gì con rồng lửa, lao thẳng vào tàu “Cát Dã”. Tàu “Cát Dã” hoảng hốt vừa tháo chạy vừa phóng ngư lôi vào tàu “Chí Viễn”. Binh lính trên tàu “Chí Viễn thấy đạn bắn như mưa nhưng vẫn không hề sợ hãi. Đặng Thế Xương mặc cho máu chảy, con mắt căm thù vẫn nhìn thẳng vào tàu “Cát Dã”, hai tay nắm chặt.

Khoảng cách giữa hai con tàu ngày càng gần. Đang lúc hai con tàu sắp lao vào nhau thì tàu “Chí Viễn” trúng một viên đạn pháo, một tiếng nổ vang lên, tất cả đều biến mất.

Khi tàu “Chí Viễn” bị chìm, Đặng Thế Xương cùng 150 chiến sĩ trên tàu cũng rơi xuống biển. Có nguời ném phao cứu sinh cho Đặng Thế Xương, nhưng ông từ chối. Khi ông sắp chìm, con chó của ông muốn cứu chủ, ngậm lấy bả vai ông, nhưng Đặng Thế Xương cùng con chó trung thành cùng chìm xuống biển.

  • Trả thù cho Đặng Thế Xương! Các tướng sĩ của hải quân Bắc Dương thét lớn. Được sự cổ vũ của các binh lính trên tàu “Chí Viễn”, các hạm thuyền đều chuẩn bị tiến công thuyền địch. Lư Bộ Thiềm chỉ huy tàu “Trấn Viễn” đánh vào tàu mang hiệu “Tùng Đảo”. Lâm Vĩnh Thăng chỉ huy tàu “Kinh Viễn” đánh vào tàu “Xích Thành”, nhưng lực lượng chênh lệch, toàn bộ chiến sĩ trên các tàu đều hy sinh oanh liệt… Bầu trời u ám, quân Nhật thu quân rút về căn cứ. Cuộc chiến trên biển Hoàng Hải kết thúc.

Sau trận chiến trên biển Hoàng Hải không lâu, lục quân của triều Thanh cũng chịu thất bại như hải quân, chẳng khác nào hạm đội Bắc Dương bị lật chìm ngay tại cửa ngõ. Con tàu tải trọng 7,000 tấn bị bắt làm tù binh, sau được Nhật Bản cải tạo thành tàu buồn mang hiệu “Đốn Thuyền”.

Sau đó, Lý Hồng Chương đã cùng phía Nhật Bản ký Điều ước Mã Quan, triều đình nhà Thanh chịu bồi thường hai trăm vạn lạng bạc trắng, cắt đất Đài Loan nhượng cho Nhật.

Từ đó, có nguời cho rằng phải tới khi có cuộc vận động Dương Vụ (4), học tập khoa học kỹ thuật phương Tây vận mệnh của Trung Quốc mới có thể được cữu vãn. Trước nhu cầu  hiện đại hóa vô cùng bức thiết,  các tài liệu ưu tú của phương Tây về nhiều lĩnh vực  được phiên dịch, giới thiệu  đã mở ra con đường mới cho sự phát triển của Trung Quốc.

 

Chú thích:

  • Hải quân đề đốc: quan chỉ huy hải quân đời Thanh.
  • Lưu Bộ Thiềm (1852 – 1895) nguời Hầu Quan, Phúc Kiến. Sau khi mất Uy Hải Vệ đã tự sát.
  • Đặng Thế Xương (1849 – 1894), nguời Phiên Ngu, Quảng Đông. Năm 1879, phụ trách Bắc Dương hải quân, giỏi chiến thuật hải quân.
  • Dương Vụ vận động: cuộc vận động vào thời Đồng Trị, Quang Tự cuối triều Thanh.

1 BÌNH LUẬN

  1. Thay vì mua tàu chiến Thanh triều dùng tiền xây Di Hòa viên mưbg2 thọ Từ Hy Thái Hậu.
    Vua Tự Đức xây Vạn Niên Lăng thay cho việc
    trang bị khí giới choquân đội .
    Nay khắp nời đốt pháo bông ,xây tượng đài
    nhà lưu niệm thay cho sắm tên lửa ,máy bay ,táu chiến.Bài học LỊCH SỬ vẫn không chịu học

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here