Cách đây hơn 150 năm, khi  đêm đã về  khuya, toàn bộ thành Quảng Châu chìm trong giấc ngủ như chết, nhưng trong nha môn của Tổng đốc Lưỡng Quảng, đèn nến vẫn sáng trưng. Một vị quan uy phong đang thẩm vấn một phạm nhân. Vị quan này chính là Lâm Tắc Từ, Khâm sai đại thần kiêm Tổng đốc Lưỡng Quảng được triều đình cử tới để tra xét việc nha phiến.

Kẻ phạm tội về nha phiến bị thẩm vấn trước ánh mắt sắc lạnh của Lâm Tắc Từ, toàn thân run rẩy, đang quỳ dưới đất, vừa dập đầu như tế sao lại vừa không ngớt cầu xin:

– Xin đại nhân tha tội, xin đại nhân tha tội…

– Muốn bảo toàn được mạng sống – ánh mắt của Lâm Tắc Từ  vẫn uy nghiêm – nhà ngươi phải khai hết tất cả những quan viên đã câu kết trong việc mua bán nha phiến, không được để sót kẻ nào.

– Là… là…

Kẻ phạm tội ấp úng…

Vì sao Lâm Tắc Từ lại tới đây tra xét việc nha phiến, mà nha phiến  là cái gì vậy?

Nha phiến chính là cái mà thường nguời ta gọi là thuốc phiện, do các thương nhân nguời Anh thuộc Công ty Đông Ấn Độ (1) mang từ Ấn Độ tới Trung Quốc. Đây vốn là thứ thuốc giảm đau, nhưng nguời ta có thể hút và nó rất dễ gây nghiện. Khi đã nghiện, sắc mặt sẽ vàng như sáp ong, sức tàn lực kiệt, trở thành nguời dở sống dở chết.

Trước đây khi nguời Anh buôn bán với nguời Trung Quốc, họ thường bị hụt vốn, bởi vì vải vóc hay những thứ đồ chơi họ mang tới, nguời Trung Quốc không ưa chuộng. Nhưng trà, tơ lụa, … của nguời Trung Quốc thì được nguời Anh rất hoan nghênh. Nhưng từ khi mang nha phiến tới Trung Quốc, tình hình đã thay đổi. Nguời Anh hàng năm đều kiếm được nhiều bạc trắng từ khoản lãi này. Đó là chưa kể tới việc nha phiến đã mang lại nhiều nguy hại cho Trung Quốc. Rất nhiều nguời Trung Quốc do nghiện nha phiến mà khuynh gia bại sản. Binh sĩ do nha phiến mà không còn sức chiến đấu. Giới địa chủ, nhà giàu do nghiện nha phiến càng bóc lột dân chúng tàn bạo hơn. Trong khi đó, nhiều tham quan ô lại không những không cấm nha phiến mà ngược lại để mang lại mối lợi riêng, còn câu kết với những kẻ buôn bán nha phiến. Đặc biệt là ở Quảng Châu, một cửa ngõ buôn bán với nước ngoài, tình trạng này ngày càng nghiêm trọng.

Đây chính là thời kỳ vua Đạo Quang (2) của đế quốc Đại Thanh trị vì. Nhà vua mắt nhìn thấy những nguy hại do nha phiến mang lại cho quốc gia và dân chúng nhưng vẫn còn do dự, chưa dám ra lệnh cấm. Do lời khẩn cầu của Lâm Tắc Từ và một số quan lại khác, vua Đạo Quang mới hạ quyết tâm cử Lâm Tắc Từ làm việc này.

Tới Quảng Châu Lâm Tắc Từ chưa vội công khai trách nhiệm của mình. Ngoài Tổng đốc Lưỡng Quảng Đặng Đình Trinh và Thủy sư đề đốc (3) Quan Thiên Bồi, không một ai biết lí do ông tới đây. Trên đường phố Quảng Châu đầy những con nghiện thân thể chỉ như những bộ xương, mặt vàng khè, họ yếu ớt vật vờ nơi góc phố, đầu đường, miệng luôn ngáp, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Trong bộ quần áo thường dân đi khắp nơi xem xét, Lâm Tắc Từ không ngăn được nỗi xót xa, trong lòng vô cùng bức xúc. Ông hiểu một cách sâu sắc, phải triệt để cấm nha phiến, nhất định phải trừng trị những kẻ buôn bán nha phiến và bọn tham quan ô lại, Hán gian tiếp tay cho hành động nguy hại này. Vì thế, được sự giúp đỡ của Quan Thiên Bồi và một số nguời khác, ông cho bắt ngay hơn hai chục tên tham quan đã và đang dung túng, tiếp tay cho bọn buôn bán thứ chết nguời này.

Không chút nể nang, sau khi trừng phạt nghiêm khắc hơn hai chục tên tham quan ô lại, ông bắt đầu “khai đao” với nguời Anh. Ông hạ lệnh cho tất cả các hiệu buôn của thương nhân Anh quốc lập tức giao nộp toàn bộ số nha phiến mà họ đang cất giữ. Khi đó, ở Quảng Châu, nguời đứng đầu các thương nhân Anh Quốc là Nghị Luật (4). Là một kẻ vô cùng xảo quyệt, hắn đã dùng rất nhiều các thủ đoạn để chống lại lệnh này của Lâm Tắc Từ. Đêm khuya, trong một  hiệu buôn Anh quốc đèn đuốc vẫn sáng, Nghị Luận đang cùng với Điền Địa bàn cách đối phó với Lâm Tắc Từ:

– Thuyền của chúng ta sẽ đỗ trên biển bên ngoài Chu Giang khẩu. Hàng đêm, ông phải liên tục báo tình hình cho tôi. Nghị Luật hạ giọng nói với Điền Địa. Ông phải hóa trang thành nguời Trung Quốc để tránh bị phát hiện.

Sau đó, Điền Địa khoác một cái áo, đầu đội mũ quả dưa như những nguời Trung Quốc, lén lút đi tới bên bờ sông. Nhưng Lâm Tắc Từ đã sớm bố trí nguời ở đó, chờ cho Điền Địa vừa tới, họ bắt ngay đưa về cho Lâm Tắc Từ.

– Điền Địa tiên sinh, ngài nên thông minh hơn! Đây là lãnh thổ của Đại Thanh, nếu không giao nộp nha phiến, ngài sẽ không thể đi khỏi đây.

Lâm Tắc Từ lớn tiếng nhắc nhở cả bọn, sau đó ông nói tiếp:

– Ngài cũng nói với Nghị Luật tiên sinh, nếu không giao nộp nha phiến, chúng tôi sẽ không thể khách khí.

Thấy Điện Địa quay lại vẻ ỉu xìu như con chó nhà có tang, Nghị Luật toát mồ hôi, biết là kế hoạch đã bại lộ. Nhưng hắn vẫn chưa hết ngoan cố, vẫn cự tuyệt việc giao nộp nha phiến.

Thấy thế, Lâm Tắc từ không thể nén nổi cơn giận dữ, ông bèn cử Quan Thiên Bồi cho quân lính bao vây các hiệu buôn của nguời Anh. Những nguời Trung Quốc làm thuê cho nguời Anh  thấy thế, rất lo sợ, họ thúc giục Nghị Luật đầu hàng. Và cũng lập tức bàn nhau cùng dời khỏi cửa hiệu để tránh liên lụy.

Ban đầu, Nghị Luật rất ngang ngạnh, nhưng thấy chưa tới một ngày, nguời ủng hộ mình đã chẳng còn ai. Nước uống và lương thực của cửa hiệu đều từ bên ngoài đưa tới, giờ đây, cửa hiệu bị bao vây, nguời Trung Quốc đã bỏ đi hết, cơm chẳng có mà ăn, nước uống cũng hết sạch.

Đến lúc  này thì Nghị Luật không còn ngang bướng được nữa. Mắt hắn láo liên tính kế, rồi tìm Điền Địa, bảo lập tức đi gặp Lâm Tắc Từ. Lát sau, Điền Địa dời khỏi cửa hiệu, trên tay cầm một bọc lớn.

Quân lính đưa Điền Địa tới trước mặt Lâm Tắc Từ, trước đó, nói thế nào hắn cũng không chịu mở cái bọc đó ra.

– Điền Địa tiên sinh, ngài tới có phải để giao nha phiến không?

Lâm Tắc Từ lên tiếng hỏi.

Nhưng khi cái bọc được mở, Lâm Tắc Từ lập tức hiểu ra: bên trong không phải là nha phiến mà toàn bạc trắng.

– Ông lầm rồi, Điền Địa tiên sinh.

Lâm Tắc Từ cười nhạt, nói:

– Mau về nói với Nghị Luật, chúng tôi không thể chờ được mãi đâu!

Thấy Điền Địa mặt buồn ủ rũ trở về, Nghị Luật biết rằng tất cả đã hết. Dù xảo quyệt đến mấy hắn cũng không tìm được cách gì hơn, đành phải đem giao nộp toàn bộ số nha phiến mà các thương nhân Anh quốc đang cất giữ.

Lâm tắc Từ cho kiểm kê, tổng cộng hơn 2, 2 vạn hòm. Ông lập tức tuyên bố, đem tiêu hủy toàn bộ số nha phiến này.

Ngày 3 tháng 6 năm 1939, Lâm Tắc Từ triệu tập toàn bộ các văn võ đại thần tới bãi biển Hổ môn. Đông đảo dân chúng Quảng Châu cũng có mặt, nét mặt ai cũng hân hoan. Bãi biển Hổ môn trong phút chốc đông nghịt, khí thế ngất trời. Quan Thiên Bồi từ trước đã cho nguời đào 15 cái hố lớn, mỗi hố đều có hào thông ra biển.

– Bắt đầu tiêu hủy!

Lâm Tắc Từ hạ lệnh, chỉ thấy hơn chục thanh niên cường tráng dùng những cái mai đập vỡ các hòm chứa nha phiến rồi đổ hết xuống những cái hố cùng với vôi. Khi nước chảy vào, tiếng nước sôi “ùng ục”, khói bốc lên ngùn ngụt. Đám đông cũng sôi sùng sục, mọi người cùng nhau hô vang:

– Lâm Tắc Từ anh minh! Lâm Tắc Từ anh minh!

Trong lúc nguời Trung Quốc reo hò hân hoan mừng thắng lợi, Nghị Luật cùng các nhà buôn Anh quốc đành chỉ đứng nhìn. Tuy họ rất căm giận Lâm Tắc Từ nhưng cũng không biết làm thế nào. Việc tiêu hủy số lượng nha phiến khổng lồ diễn ra ở Hổ môn suốt hơn hai mươi ngày, toàn bộ số nha phiến bị tiêu hủy, cặn nha phiến đen kịt cuối cùng cũng bị cuốn ra biển.

Cuộc vận động tiêu hủy nha phiến của Lâm tắc Từ thắng lợi, nhưng Nghị Luật và các nhà buôn Anh quốc không cam chịu. Không lâu sau, họ mượn cớ lệnh cấm thuốc phiện phát động chiến tranh nha phiến tiến công Trung Quốc. Sau thất bại trong chiến tranh Nha phiến, Trung Quốc dần trở thành  xã hội nửa thực dân nửa phong kiến.

 

Chú thích:

  • Công ty Đông Ấn Độ: thành lập năm 1600 do chính phủ Anh thiết lập phụ trách việc buôn bán với Ấn Độ, thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19 xác lập sự thống trị của nước Anh với Ấn Độ. Năm 1873, giải tán.
  • Đạo Quang (1782 – 1850) tức vua Thanh Tuyên Tông, ở ngôi 1820 – 1850, Thứ tử của vua Nhân Tông.
  • Thủy sư đề đốc: Trưởng quan thủy sư tối cao ở Tỉnh. Đề đốc là cách gọi tắt của Đề đốc quân vụ tổng binh.
  • Nghị Luật: Charles Elliot (1801 – 1875), nguời Anh, năm 1834 tới Trung Hoa. Năm 1836 làm Giám đốc Hoa thương vụ.

2 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết ông Gíao hư cấu nhiều quá,không đúng với sự kiên lịch sử của chiến tranh nha phiến

    • Tôi dịch theo Trung Quốc thông sử của Nhậm Hạo Chi (Tập Hạ) do Kinh Hoa xuất bản xã ấn hành năm 2008. Tr. 867 – 870.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here