Mac-cô Pô-lô là nhân vật ai cũng biết khi đọc lịch sử Trung Quốc, ông chính là người rất có công trong kết nối văn hóa phương Đông với phương Tây, cuốn “Mac-cô Pô-lô du ký” đã được vinh dự to lớn trong lịch sử lữ hành thế giới. Trong cuốn “du ký” này, ông đã nói tới chuyến đi kỳ lạ của mình tới Trung Quốc rồi trở về I-ta-li-a, miêu tả một cách tỷ mỉ về đời sống giàu có và phồn hoa ở Trung Quốc.

Mac-cô Pô-lô sinh năm 1254 trong một gia đình thương nhân ở Vơ-ni-dơ, I-ta-li-a, có thể coi là một trong những người phương Tây đầu tiên đặt chân tới Trung Quốc . Năm 17 tuổi, cha và chú của ông có chuyến đi tới Trung Quốc và thật vô cùng may mắn, ông đã được cùng tham gia chuyến đi này. Họ theo con đường tơ lụa đi về phía đông, qua Xi-ri, lưu vực Lưỡng Hà, vùng Trung Á, qua cao nguyên Pa-mia. Tới năm 1275 họ đã đặt chân tới hành cung của Hoàng đế nhà Nguyên tại Địa Thượng đô (nay là Đa Luân, Nội Mông Cổ), bái kiến Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. Họ ở lại Trung Quốc 17 năm, du lịch tới rất nhiều nơi, nhờ tài quan sát và ghi nhớ khác người, ở nhiều địa phương khác nhau, họ đã quan sát và ghi chép một cách tỉ mỉ; họ rất chú ý tới đời sống thương nghiệp, trình độ kinh tế, dân tình phong thổ, tôn giáo và tín ngưỡng, … ở nhiều nơi. Địa hình và tình trạng giao thông cũng được họ ghi lại một cách chi tiết.

Năm 1292, Mac-cô Pô-lô dời Trung Quốc và năm 1295 về tới Vơ-ni-dơ. Không lâu sau đó, xảy ra cuộc chiến tranh  trên biển, Vơ-ni-dơ thất bại, Mac-cô Pô-lô bị bắt làm tù binh. Trong tù, ông đã kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi của mình. Người bạn tù Ru-xti-che-lô (Rustichello da Pisa) đã ghi những câu chuyện đó lại thành sách. Cuốn sách nổi tiếng với cái tên “Mac-cô Pô-lô du ký”.

Nhưng những ghi chép về Trung Quốc trong Mac-cô Pô-lô du ký” từ đó tới nay luôn nhận được những nghi ngờ và chỉ trích. Có người cho rằng Mac-cô Pô-lô  về căn bản chưa tới Trung Quốc. Cuốn sách chẳng qua là chắp nhặt lại những câu chuyện của các Giáo sĩ và nhà buôn được lưu truyền, có những đoạn, tác giả đã “đạo” lại những đoạn trong  những cuốn sách nổi tiếng của A-rập. Cả cuốn sách không có một chứng cứ nào dù nhỏ chứng tỏ Mac-cô Pô-lô  đã tới và ở lại Trung Quốc, tất cả chỉ là một số câu chuyện có chút trùng hợp với các sự kiện đương thời.

Vì sao trong cuốn sách không hề nói tới lá trà, phụ nữ bó chân, kỹ thuật in ấn, chế tác sách vở, … những biểu hiện vô cùng quen thuộc trong đời sống của người Trung Quốc? Vì sao không thấy tác giả nói tới chữ Hán, việc sử dụng đũa trong bữa ăn? Vì sao nhiều biểu hiện văn hóa rất phong phú trong đời sống của người Trung Quốc không được ghi chép lại trong cuốn sách này? Ngoài ra, còn có rất nhiều các học giả bổ sung những chi tiết không xác thực của tác giả: Về quan hệ giữa Thành Cát Tư Hãn  và nhiều con cháu của ông có những sai lầm, việc đánh phá thành Tương Dương; hoàn cảnh sử dụng pháo binh để hạ thành này cũng có không ít những điều đáng ngờ; việc Mac-cô Pô-lô làm quan 3 năm ở Dương Châu cũng không đáng tin cậy; …

Nhưng những nhà nghiên cứu sử triều Nguyên và sử Mông Cổ đều thừa nhận Mac-cô Pô-lô có tới Trung Quốc. Người có nhiều đóng góp nhất là Giáo sư Dương Chí Cửu. Trong cuốn “Vĩnh Lạc đại điển” ông đã phát hiện 10 công văn rất quan trọng đời Nguyên có ghi lại sứ đoàn của Y Lợi Hãn quốc từ Tuyền Châu trở về nước trong đó có chi tiết đáng chú ý  là tên của sứ thần Ba Tư và thời gian trở về có được ghi lại một cách chuẩn xác trong cuốn sách của Mac-cô Pô-lô. Tuy thế, trong các công văn này không hề nói tới tên của Mac-cô Pô-lô. Nhưng cũng rất có khả năng, chức vị của Mac-cô Pô-lô trong triều Nguyên chưa vào loại cao để có thể được ghi chép. Về chuyện trong cuốn sách không nói tới việc dùng đũa, lá trà, Trường Thành, … có thể do nhiều nguyên nhân: Trước hết, Mac-cô Pô-lô kể lại bằng lời nên khó nói tới mọi chuyện, bản thân Mac-cô Pô-lô chưa qua trình độ Cao đẳng, lại ở trong tù, rồi những lời kể lại qua người ghi chép, có thể đã “rơi vãi” nhiều. Thứ hai, việc Mac-cô Pô-lô không nói tới trà rất có thể do người Mông Cổ đương thời uống sữa ngựa, rượu nho, … là chủ yếu mà không uống trà. Thứ ba, Mac-cô Pô-lô rất ít tiếp xúc với người Hán, ông cũng không biết chữ Hán, cho nên cuốn sách không nói tới chữ Hán hay vấn đề kỹ thuật in ấn.

Cuối cùng, điều có thể không cần bàn cãi là, chuyện Mac-cô Pô-lô có tới Trung Quốc hay chưa mãi mãi vẫn sẽ là một câu hỏi khó có lời giải đáp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here