III.   Sự nhất nguyên và đa nguyên vè nguồn gốc của  văn minh

 Vấn đề nhất nguyên và đa nguyên của nguồn gốc văn minh, là nói từ hai phương diện. Phương diện thứ nhất là, nội hàm của nguồn gốc văn minh là nhất nguyên, văn minh  ở mọi nơi trên thế giới đều là  bắt nguồn từ sự thay đổi trong hình thái hôn nhân và cuộc cách mạng nông nghiệp, cách mạng thành thị; một phương diện khác nguồn gốc văn minh ở từng nơi lại là đa nguyên. Tức là các vùng văn minh lớn lâu đời trên thế giới hầu như vào cùng một thời kỳ đều hoàn thành bước quá độ từ dã man sang văn minh.

Tuy ở đây trong nhất nguyên có đa nguyên, trong đa nguyên có nhất nguyên, nhưng nói chung là nhất nguyên về nội hàm, đa nguyên theo khu vực.

Loài người ở thời đại nguyên thuỷ, con người vừa có nét riêng nhưng lại có nét chung, khi so sánh hai mặt riêng chung này ta thấy nét chung là rõ rệt và quan trọng hơn. Họ đều phải dựa vào môi trường sống quanh mình trực tiếp lấy từ thiên nhiên những thứ cần thiết để giải quyết nhu cầu sống cơ bản của mình. Người nguyên thuỷ sống gần sông biển chủ yếu thường ăn các loại cá, tôm, cua cáy; người nguyên thuỷ sống ở khu vực đồi núi thì lại  chủ yếu ăn hoa quả và động vật. Do thức ăn khác nhau nên công cụ  cũng khác nhau. Người bắt cá dùng chĩa để xiên cá, người đi săn bắt muông thú lại dùng các loại vũ khí như cung tên dáo mác. Đây chính là nét riêng của văn hoá nguyên  thuỷ. Nhưng trong văn hoá của người nguyên thuỷ, nét riêng không giữ phần chủ đạo, hơn nữa, còn có thể xem như nét chung. Đó là vì  tất cả những loại thức ăn và công cụ tìm kiếm thức ăn của người nguyên thuỷ ở vùng núi, bất kể họ ở châu Âu, châu á hay châu Mỹ châu úc đều có nhiều điểm tương đồng và rất ít sự khác biệt. Tình hình đó cũng giống với người nguyên thuỷ sống gần sông biển. Vì thế, thông qua các tư liệu khảo cổ của ngày nay, chúng ta có thể phát hienẹ thấy người nguyên thuỷ ở các nơi trên thế giới đều đã từng sử dụng cong cụ bằng đá, đều đã từng quá độ từ thời kỳ đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới; về sau đều đã từng có giai đoạn công cụ kim loại thay thế cho công cụ bằng đá.

Về hình thái hôn nhân, người nguyên thuỷ đều trải qua quá trình phát triển từ “hôn nhân huyết thống” sang “hôn nhân plalua” rồi đến “hôn nhân đối ngẫu”, có một số dân tộc tuy không có sự phát triển đến hôn nhân đối ngẫu thì điều này cũng chỉ cho thấy sự chậm chạp trong sự phát triển của  họ chứ không thể cho thấy họ vượt qua quá trình phát triển này  . Hôn nhân đối ngẫu là hình thái hôn nhântất  phải trải qua của người nguyên thuỷ. Điều này cũng đồng thời cho thấy  mỗi dân tộc đều có thể đón nhận lấy ánh sáng văn minh cho riêng mình. Giữa họ còn tồn tại sự phát triển không đồng đều, nhưng những điều này không có nghĩa là  con đường họ đi là khác nhau. Chính vì vậy, vào khoảng 3000 – 4000 năm trước Công nguyên, Trung Quốc, ấn Độ, Ai Cập, lưu vực Lưỡng Hà và đảo Kliter đều cùng đồng thời bước vào thời đại văn minh. Lúc này các vùng đất trên tuy nằm cách xa với nhau nhưng vào cùng một thời kỳ lại có chung một khung cảnh văn minh. Chính điều này đã cho thấy nguồn gốc của văn minh  vừa nhất nguyên vừa đa nguyên. Nhất nguyên là ở chỗ lịch sử nhân loại thời viễn cổ đều phát triển theo các bước như nhau. Nền văn minh của các dân tộc, các vùng khác nhau lại có nguồn gốc giống nhau. Đa nguyên là ở chỗ, nền văn minh ở các vùng này đều tự sinh ra và tự phát triển, chúng không phải là kết quả ảnh hưởng của nền văn minh ngoại lai. Hơn nữa, tính nhất nguyên này lại không hề mâu thuẫn với tính đa nguyên mà giữa chúng còn có quan hệ chặt chẽ với nhau . Nói cho thật chính xác,  do nội hàm của nguồn gốc văn minh là nhất nguyên  thì mới có thể có tính đa nguyên theo khu vực. Nói ngược lại cũng như vậy, chính nhờ có tính đa nguyên theo khu vực mới có thể cho thấy tính nhất nguyên trong nội hàm.

Vào đầu thế kỷ này, trong giới học thuật phương Tây đã từng thịnh hành thuyết “truyền bá văn hoá”. Học thuyết này nhấn mạnh tới ý nghĩa quan tọng của hiện tượng truyền bá văn hoá  trong lịch sử phát triển của văn hoá, dùng nguyên lý truyền bá văn hoá để giải thích  sự tương đồng về văn hoá giữa các khu vực trên thế giới và họ cho rằng đó là kết quả của truyền bá văn hoá. Theo các học giả của phái này, bất kỳ hiện tượng văn hoá  nào cũng  đều chỉ xảy ra có một lần ở một địa điểm xác định nào đó, sau đó từ đây là trung tâm ban đầu truyền bá ra bên ngoài mà không thể được tái sáng tạo. Quan điểm cực đoan của học thuyết này là “chủ nghĩa Ai Cập truyền bá” của các nhà nhân loại học người Anh Smith và Perry. Họ cho rằng chỉ có một nơi phát nguyên duy nhất của nền văn minh nhân loại, đó là Ai Cập cổ đại. Nền văn minh của các dân tộc khác trên thế giới ban đầu đều có nguồn gốc từ Ai Cập. Họ còn chỉ ra thêm một bước nữa, đầu tiên người Ai Cập đã phát minh ra kỹ thuật đóng thuyền, thông qua giao thông đường biển, người Ai Cập đã truyền bá văn minh của họ đến khắp mọi nơi  trên thế giới.

Sự truyền bá văn minh và văn hoá  đều là những chuyện rất dễ hiểu, hơn nữa, chúng còn là những hiện tượng lịch sử  bình thường của nhân loại. Nhưng không thể nhìn nhanạ vấn đề nguồn gốc của văn minh  theo quan điểm như vậy. Vào lúc ấy, các vùng đất còn rất ít có quan hệ với nhau. Sự ra đời của văn minh và sự tự ra đời, tự phát triển của các nền văn minh  lâu đời trên thế giới bản thân nó chính là kết quả của sự tiến hoá của văn hoá nhân loại. Phái truyền bá văn hoá nhấn mạnh nhất nguyên luanạ đây chủ yếu là một biến thái của chủ nghĩa lấy Tây Âu làm trung tâm và biện hộ giúp cho sự bành trướng thực dân của họ. Cách giải thích của các học giả phương Tây mang đậm màu sắc của chủ nghĩa thực dân.

Ngay từ thế kỷ 18, các học giả phương Tây đã cho rằng văn minh Trung Quốc chịu ảnh hưởng của văn minh Ai Cập. Thậm chí có người còn cho rằng  bản thân người Trung Quốc là do người Ai Cập di cư tới. Thé kỷ 19, một số học giả tự coi là Hán học gia lại nhận định rằng  nền văn minh Trung Quốc được truyền bá tới từ khu vực Lưỡng Hà. Lý do họ nêu ra là chữ tượng hình của người Trung Quốc rất giống với văn tự hình nêm của người Lưỡng Hà. Phong cách nghệ thuật gốm màu ở Trung Quốc  rất giống với phong cách gốm màu ở Trung á.

Không khó khăn gì để nhận ra rằng kiểu lý luận này rất hoang đường . Văn hoá viễn cổ ở hai khu vực này có sự tương đồng, chỉ có thể cho thấy tính nhất nguyên về nội hàm và tính đa nguyên về khu vực của nguồn gốc văn minh , chứ không thể đoán định rằng  một nơi nào đó chịu ảnh hưởng của nơi khác. Công cụ được con người sử dụng sớm nhất là đồ sứ, thời gian của giai đoạnnày diễn ra vào khoảng vài triệu năm trước đây, chẳng lẽ cũng nhận định rằng  đây là kết quả của truyền bá văn hoá. Lúc đó, các bộ lạc còn rất ít đi lại với nhau, người nguyên thuỷ  ở các vùng trên thế giới  càng không thể có sự giao lưu đi lại nào. Họ cùng sử dụng đồ sứ là xuất phát từ  cơ sở bản năng sinh tồn của loài người  và điều kiện mang tính khả năng do thiên nhiên đem tới cho họ. Việc phát minh ra văn tự cũng như vậy. Năng lực tư duy của họ lúc ấy cùng với đối tượng ban đầu mà văn tự gọi tên đã quy định hình thức ban đầu của văn tự là tượng hình. Hơn thế, khi xem xét các tư liệu khảo cổ hiện có, người ta thấy văn tự tượng hình có ý nghĩa phổ biến mang tính chung cho toàn thế giới. Như vậy sao có thể đoán rằng  chữ tượng hình của Trung Quốc nhất định là do học từ nơi khác được?

Nhưng chúng ta cần hiểu rằng sự ra đời của văn minh  là sự kiện có tính lịch sử, đồng htời lại là một quá trình lịch sử tương đối dài. Nó bắt nguồn từ cuộc thay đổi về hình thái hôn nhân và kéo theo đó là một loạt các cuộc cách mạng  khác và sự ra đời của các sự kiện lịch sử  mới như cách mạng nông nghiệp , cách mạng thành thị, sự ra đời của nhà nước, sự xuất hiện của chế độ tư hữu, v.v… Tuy chúng ta có thể xem những cuộc cách mạng này là kết quả của sự thay đổi về hình thái hôn nhân, nhưng lại không thể chỉ xem  chúng như một mối quan hệ nhân quả xét theo ý nghĩa triết học. Bởi vì tuy cùng xuất hiện doịư thay đổi về hình thái hôn nhân hay cùng xuất hiện do cách mạng nông nghiệp và cách mạng thành thị nhưng diện mạo văn minh do chúng đem tới ở mỗi vùng khác nhau lại khác nhau . Nói cụ thể hơn, vào thời nguyên thuỷ , thậm chí vào buổi đầu của thời đại văn minh  nội hàm lịch sử của nhân loại là nhất nguyên nhưng vừa bwocs vào xã hội văn minh, tuy tính nhất nguyên vẫn còn tồn tại, phần nhiều lại là tính đa nguyên. Sở dĩ như vậy là do ngày hôm nay, chúng ta nhìn lại nền văn minh  các khu vực vào thời kỳ đầu của lịch sử mới phát hiện thấy sự khác biệt là hoàn toàn rõ rệt. Ví dụ nền văn minh phương Tây  vào thời cổ đại, đặc biệt là nền văn minh thjời Hy Lạp – La Mã có sự khác biệt rõ rệt với nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Hơn nữa, sự khác biệt này còn xuyên suốt trong nền văn minh hai khu vực  này.

 Tại sao vào thời nguyên thuỷ, nội hàm của nền văn minh  các khu vực là nhất nguyên còn bước vào xã hội văn minh lại xuất hiện sự khác biệt? Nguyên nhân là:

Thứ nhất, tri thức của người nguyên thuỷ còn rất mộc mạc, nhân thức ccr họ về vạn vật trong giới tự nhiên là hoàn toàn cảm tính, tuy không được chân thực lắm nhưng lại không phức tạp, rắc rối không bị lý luận làm vướng víu, lôi thôi. Người văn minh thì lại không như vậy, họ không những cần nhận thức tự nhiên mà còn nhận thức xã hội, nhanạ thức cuộc sống con người. Cũng có nghĩa là con người văn minh  phải đối diện với cả thế giới: tự nhiên, xã hội và cuộc sống con người, còn người nguyên thuỷ chỉ phải đối diện với một thế giới là thế giới tự nhiên mà thôi. Con người văn minh phải đối diện với cả ba thế giới nên họ buộc phải sáng tạo ra ba hệ thống văn hoá, hay nói cách khác, là ba loại trí tuệ. Ba loại trí tuệ có nghĩa là hành vi sáng tạo văn hoá của  con người      phải đầu tư từ ba phương diện. Việc đầu tư nhiều hay ít và đầu tư thế nảo sẽ trực tiếp quyết định sự khác biệt rõ rệt trong lịch sử do con người văn minh sáng tạo ra.

 Thứ hai, con người là một bộ phận của tự nhiên nên họ luôn chịu sự chi phối của hoàn cảnh tự nhiên. Hoạt động sáng tạo của người nguyên thuỷ rất ít, họ chủ yếu dựa hẳn vào giới tự nhiên. Người văn minh lại không như vậy, họ không chỉ dựa vào tự nhiên mà còn sáng tạo ra một thế giới con người ngoài thế giới tự nhiên. Thế giới con người bắt đầu từ tư duy có tính sáng tạo của con người đồng thời lại vẫn phải dựa vào điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên có thể gián tiếp dẫn tới sự khác nhau  về tư duy sáng tạo của con người. Như vậy, thế giới nhân hoá do người văn minh sống trong những môi trường tự nhiên khác nhau tạo ra cũng sẽ khác nhau.

Thứ ba, hai thế giới xã hội và cuộc sống  nhân sinh hoàn toàn là chuyện riêng của  con người. Đó là thành quả văn hoá mới được họ tạo ra  sau khi thoát ra khỏi xã hội nguyên thuỷ, được họ tạo ra trong cuộc đấu tranh do bị mê hoặc bởi tiền tài hoặc quyền lực, tạo ra  bởi  bất an  linh hồn do các cuộc đấu tranh mang tới mà sáng tạo nên những thành quả văn hoá mới. Nội dung tuy vô cùng phong phú  nhưng nó vẫn không nằm ngoài  các lĩnh vực như tôn giáo, luân lý, chính trị, kinh tế. Vấn đề xã hội và nhân sinh là vấn đề chung của loài người. Nhưng   vì điều kiện phát triển và phương thức phát triển  của nền văn minh các dân tộc ở buổi đầu của thời đại không giống nhau đã quyết định tới việc lịch sử do con người sáng tạo ra ở hai thế giới này là hoàn toàn khác nhau.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here