II.    Những khả năng về nguồn gốc của văn minh

 Con người tự phân chia mình ra làm hai loại: còn người văn minh và con người dã man, chia lịch sử của mình làm hai giai đoạn lớn là xã hội nguyên thuỷ và xã hội văn minh. Tuy nói một cách tổng thể,  sự phân biệt dã man và văn minh là kết quả của sự tiến bộ của loài người, thuộc phạm trù lịch sử, nhưng hai vấn đề trên lại không phải chỉ mang tính giai đoạn của sự phát triển lịch sử.

Vào cùng một  thời điểm, ở cùng một dân tộc cũng có thể dựa vào tình trạng xã hội mà chia xã hội ấy thành hai phần dã man và văn minh. Cho dù ngay trong một con người  cũng có thể thấy như thế. Một người sống trong xã hội văn minh, cũng có thể là người văn minh, cũng có thể là người dã man. Hoặc có thể nói, sau khi nhân loại tiến vào xã hội văn minh, dã man vẫn chưa hề biến mất, văn minh và dã man vẫn song song tồn tại và đấu tranh với nhau, hơn nữa, chúng còn đan xen vào nhau. Từ nguyện vọng  chủ quan, tất cả mọi nỗ lực của người văn minh đương nhiên đều là để  thúc đẩy văn minh, cáo biệt dã man. Nhưng nền văn minh mới đồng thời cũng lại có thể sản sinh ra sự dã man mới. Hơn nữa, còn có những sự vật mà ta rất khó nói rốt cuộc  chúng là văn minh hay dã man.

Nhưng dù có như thế, văn minh dẫu sao cũng ra đời muộn hơn dã man, nhân loại đã có mấy triệu năm lịch sử, phần lớn thời gian đã trôi qua trong tình trạng dã man. Chỉ tới mấy nghìn năm trước đây, loài người mới bắt đầu đón nhận ánh sáng của văn minh.

Đón nhận ánh sáng của văn minh là một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Không có bước đi này, những thành tựu của văn minh cho đến ngày hôm nay không thể xuất hiện. Vấn đề là ở chỗ, tại sao  nhân loại đã trải qua sự phát triển mấy triệu  năm, mà chỉ có mấy nghìn năm gần đây mới diễn ra sự thay đổi long trời lở đất, hoặc có thể nói, nhân tố nào đã  tạo nên sự thay đổi căn bản trong lịch sử nhân loại?

Với vấn đề này, các học giả đã có nhiều câu trả lời, ví dụ như các thuyết cách mạng nông nghiệp , thuyết cách mạng thành thị, thuyết quốc gia, …Trong số những thuyết này, thuyết cách mạng nông nghiệp  là thuyết quan trọng nhất. Vì các thuyết cách mạng thành thị và thuyết quốc gia xuất hiện sau thuyết cách mạng nông nghiệp,  hoặc có thể nói  là kết quả của sự xuất hiện thuyết cách mạng nông nghiệp mang lại. Quan niệm này, theo mọi người có thể lý giải:  sau khi nông nghiệp xuất hiện, con người chuyển từ sống phiêu bạt sang sống định cư, vì thế xuất hiện làng mạc; làng mạc phát triển thành thành thị, từ đó sinh ra quốc gia, một thành thị chính là sự xuất hiện sớm nhất của quốc gia. Trong quá trình này theo cách lý giải của chủ nghĩa Marx chế độ tư hữu đóng vai trò then chốt. Tình hình cụ thể là:  nông nghiệp khiến cho có sản phẩm dư thừa, loài người dần dần phân chia thành hai giai cấp lớn và có sự phân chia đẳng cấp. Giai cấp thống trị để bảo vệ lợi ích của mình lập ra bộ máy quốc gia.

Nhưng vấn đề là ở chỗ, nếu nói rằng cả thành thị và quốc gia đều có nguồn gốc từ nông nghiệp  thì nông nghiệp được sinh ra như thế nào? Vì sao tổ tiên của chúng ta lại chuyển từ kinh tế  hái lượm sang kinh tế nông canh?

Cách giải thích thông thường của mọi người  về vấn đề này là , trong một thời gian dài của xã hội nguyên thuỷ, loài người chỉ biết hái lượm những loại cây hoang dại mà không biết quy luật sinh trưởng của cây cối .  Một ngày nọ, loài người đột nhiên phát hiện ra chu kỳ sinh trưởng của thực vật là một năm. Hạt giống năm trước có thể mọc rễ, ra mầm rồi đơm hoa kết trái. Vì thế, người ta đem gieo hạt ở xung quanh nơi cư trú, nghề nông từ đó ra đời. Quan điểm này được các nhà sử học theo quan điểm duy vật thừa nhận, coi đây là luận cứ kinh điển để chứng minh rằng cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng. Nhưng nếu đi sâu xem xét kỹ vấn đề này chúng ta sẽ không khó phát hiện  ra khá nhiều điểm phải xem lại.

Thứ nhất, trước  khi phát minh nông nghiệp  , loài người đã có kinh nghiệm hái lượm mấy triệu năm, không thể không biết về chu kỳ sinh trưởng của thực vật. Năm nào họ cũng hái lượm vào mỗi mùa trong năm họ đều hái lượn được những loại hoa quả như nhau. Vì thế,  với quy luật sinh trưởng của cây cối, họ phải biết từ rất sớm chứ không phải mấy nghìn năm gần đây mới biết.

Thứ hai, trước khi nông nghiệp xuất hiện, loài người nhờ kinh tế hái lượm đã tồn tại được hàng triệu năm, điều này cho thấy kinh tế hái lwọm có thể duy trì đời sống của họ. Lúc ấy, số người ít,  quả dại lại nhiều. Nếu không phải là từ những nguyên nhân khác , con người sẽ không phải chuyển từ hái lượm sang trồng trọt.Thứ ba, đối với người nguyên thuỷ, hái lượm là việc rất nhẹ nhàng, thoải mái, chỉ cần giơ tay lên là đã có cái ăn, còn việc trồng trọt thì rất nhiều khó khăn. Lúc ấy, khắp nơi  đều là bụi rậm gai góc, rừng sâu và đầm lầy, không có những mảnh đất có sẵn. Để trồng trọt, người nguyên thuỷ phải sử dụng những công cụ bằng đá rất thô sơ, chặt cây rồi đốt, không chỉ chậm chạp mà còn vô cùng gian khổ. Nếu không phải là do một nguyên nhân khác, họ không cần phải thay đổi từ hái lượm sang trồng trọt.

Thứ tư,  trong xã hội nguyên thuỷ, nam thì săn thú, nữ thì hái lượm. Đây là sự phân công xã hội tự nhiên. Lợi ích lớn nhất là ai cũng phải lao động, cả nam lẫn nữ đều có thể cống hiến sức mình cho sự tồn tại của quần  thể. Kinh tế nông canh phá vỡ sự phân công tự nhiên này. Lao động nông nghiệp nguyên thuỷ cường độ lớn, phải có người đàn ông làm lực lượng chính. Như vậy, cường độ lao động của người đàn ông phải tăng lên rất nhiều, họ vừa phải săn thú, vừa phải cày cấy. Còn phụ nữ do nguyên nhân thể lực không thể không rút khỏi  lĩnh vực sản xuất. Rất rõ , bản thân sự phân công xã hội như vậy cũng là không hợp lý, cũng có nghĩa là  nếu không bị chi phối bởi những nguyên nhân ngoài kinh tế, người nguyên thuỷ sẽ không cần phải thay đổihình thức phân công nam nữ vốn có của họ. Thứ năm, đồng thời với việc xuất hiện nghề trồng trọt là nghề chăn nuôi. Nghề chăn nuôi là chuyển săn  thú hoang thành nuôi  thú. Trước lúc đó, con  người không thể không hiểu về cách chăn nuôi, tình hình cũng giống như nghề nông nghiệp. Sở dĩ họ không bước vào công việc này  không phải vì họ thiếu kiến thức mà do không cần thiết. Đặc biệt, nghề trồng trọt  và nghề chăn nuôi dường như  cùng ra đời, điều này cho thấy hai nghề này ra đời là do cùng một nhu cầu, không phải là sự tăng thêm tri thức của con người. Nếu không, chúng ta  sẽ rất khó giải thích tị sao một thời gian dài, con người sồng bằng kinh tế hái lượm và săn bắn, họ lại đồng thời thay hai nghề trên bằng trồng trọt và chăn nuôi.

        Nếu những điểm trên được thừa nhận, vậy thì lý luận về nguồn gốc của văn minh mà ừt trước tới nay luôn luôn được mọi người công nhận sẽ buộc phải xem xét lại. Trong quá trình hình thành của văn minh, cách mạng nông nghiệp tuy đã có những tác dụngquan trọng, nhưng đó không phải là nguyên nhân  cơ bản cho sự hình thành của văn minh, cũng không phải là tiêu chí của văn minh sản xuất. Hoặc có thể nói, cách mạng nông nghiệp chỉ là kết quả, nó được tạo ra bởi một nhân tố khác.  Nhân tố khác này chính là sự biến cách của hình thái hôn nhân và quan niệm hôn nhân của người nguyên thuỷ.

Ăngghen đã từng nói, con người có hai kiểu sản xuất, một loại là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, hai là sản xuất ra con người, hay còn gọi là “sự duy trì nòi giống”. Hai loại sản xuất này trong xã hội văn minh , rất khó xác định loại sản xuất nào quan trọng hơn, nhưng đối với người nguyên thuỷ, việc sản xuất ra chính bản thân con người có tầm quan trọng hơn nhiều so với việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Nguyên nhân là: một là duy trì nòi giống là việc của bản thân loài người, còn sản xuất ra tư liệu sinh hoạt trước  khi nghề nông nghiệp và chăn nuôi ra đời lại không  hề liên quan gì tới họ. Tất cả những gì đảm bảo cho sự sinh tồn của họ đều được tự nhiên ban tặng. Thậm chí có thể nói lúc đó con người còn chưa biết gì việc sản xuất ra tư liệu cần thiết cho cuộc  sống. Thứ hai,  việc duy trì nòi giống trực tiếp quan hệ  đến sự sinh tồn của người nguyên thuỷ. Để có thể trnah giành không gian sinh tồn với các bộ lạc khác  hoặc do yêu cầu của công việc săn bắn, họ phải duy trì một số lượng người nhất định. Với điều kiện sống lúc bấy giờ, người nguyên thuỷ không những có tuổi thọ thấp mà tỷ lệ sống sót của  họ cũng rất thấp. Tình trạng này đã quyết định tới tầm quan trọng của việc duy trì nòi giống. Chỉ bằng cách sinh đẻ nhiều họ mới có thể duy trì số dân  của bộ lạc ở mức độ ổn định.  

Hơn nữa, duy trì nòi giống tuy là việc của bản thân loài người    nhưng ở các bộ lạc nguyên thuỷ, họ lại  không có kiến thức, không hề có một chút hiểu biết gì về việc này.

Ban đầu, cũng giống như động vật, họ quan hệ nam nữ theo kiểu tạp giao mà không hề có hôn nhân. Phải đến trung kỳ thời đại đồ đá cũ, tức là hai ba mươi vạn năm trước đây, họ mới biết quan hệ nam nữ theo thế hệ. Những người cùng thế hệ kết làm vợ chồng, bất kể anh trai em gái đều có thể kết hôn với nhau được cả.. Giai đoạn này theo cách nói của Molgel và Marx là giai đoạn “gia tộc hình thành trên cơ sở hôn nhân cùng  huyết thống”.

Cho tới khoảng hai ba vạn năm trước đây, hình thái hôn nhân của loài người phát triển từ “gia tộc huyết thống”  đến “hôn nhân plalua”, tức là hôn nhân ngoại tộc. Theo Ăngghen trong cuốn “Gia đình, chế độ tư hữu và sự hình thành của nhà nước”, hình thái hôn nhân này mới được dần hình thành “khoảng bắt đầu từ việc loại trừ quan hệ giới tính giữa anh em cùng mẹ sinh ra … sau này thậm chí còn cấm cả việc kết hôn giữa anh em có quan hệ bàng hệ (anh em họ)”. Nhưng kiểu hôn nhân này vẫn mang tính chất quần hôn, người ta chỉ biết có mẹ, không biết cha. Đến thời đại đồ đá mới, “hôn nhân Plalua”  được thay bằng “hôn nhân đối ngẫu”. Đặc điểm của “hôn nhân đối ngẫu” là chế độ  một vợ một chồng. Tuy quan hệ hôn nhân không bền chặt, bất cứ lúc nào cũng có thể bị phá vỡ nhưng trong lịch sử hôn nhân của loài người,  đây vẫn là một cuộc cách mạng mang tính thời đại. Nó đặt dấu chấm hết cho thời đại quần hôn. Thời gian phát sinh cuộc cách mạng này vào khoảng một vạn năm trước đây, trước khi có nghề trồng trọt và chăn nuôi không lâu.

Từ quần hôn phát triển đến hôn nhân đối ngẫu không chỉ là sự thay đổi  về hình thái hôn nhân mà chủ yếu đây là sự thay đổi  về cuộc sống xã hội và hình thái quan niệm của người nguyên thuỷ. Trước đây, hành vi giới tính của chế độ quần hôn có thể diễn ra trước mặt mọi người  mà không cần phải che giấu, còn trong hôn nhân đối ngẫu, do tính ổn định tương đối của chế độ một vợ một chồng, hành vi giới tính phải được che giấu. Đây chính là khởi điểm của văn minh, chính là ánh sáng văn minh với ý nghĩa đích thực. Đúng như Vigo đã nói trong cuốn “Khoa học mới”: “Khi người đàn ông đưa người đàn bà ra khỏi hang động chính là lúc tiêu chí văn minh ra đời”.

“Hang động” trong lời nói của Vigo  chỉ là một cách nói hình tượng. Người nguyên thuỷ vốn ở trong hang động xuất phát từ nhu cầu an toàn, cả quần thể đều sống trong cùng một hang. Do đó, hang động chỉ thích hợp cho người nguyên thuỷ trong cuộc sống quần hôn, nó không thích hợp với hành vi hôn nhân đối ngẫu. Vì khi cả quần thể đều sống trong cùng một hang động, hành vi giớitính sẽ rất khó che giấu. Trong hoàn cảnh ấy, người nguyên thuỷ đã ra khỏi hang động và bắt đầu xây dựng nhà cửa ở nơi đất bằng phẳng. Nhà cửa không giống như hang động, nó có thể giúp người ta sống cách xa nhau mà cả quần thể   vẫn có thể sống cùng một chỗ. Nói cách khác, nhà cửa vừa có thể giúp che đậy hành vi giới tiính lại vừa bảo đảm được  sự an toàn của quần thể, trên thực tế, do trình độ kỹ thuật của người nguyên thuỷ lúc ấy, nhà cửa được họ xây dựng  còn rất thô sơ, thậm chí ở trong nhà còn không thoải mái bằng ở trong hang động. Ví dụ, ở trong hang động , mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ (điều này vô cùng quan trọng với người nguyên thuỷ), nhưng những căn lều thô sơ  của người nguyên thuỷ còn lâu mới đạt được điều đó. Họ sở dĩ phải từ giã hang động là do hang động không thích hợp với cuộc sống hôn nhân đối ngẫu một vợ một chồng.

Hôn nhân đối ngẫu và việc che giấu hành vi giới tính là một sự thay đổi có ý nghĩa rất to lớn  về văn hoá và quan niệm trong lịch sử loài người. ít nhất nó cũng làm thay đổi lịch sử khiến cho loài người  có được văn minh với ý nghĩa chân chính, điều đó thể hiện trên mấy mặt sau đây:

Thứ nhất, loài người  ra khỏi hang động, bắt đầu xây dựng nhà cửa, từ đây có nghề kiến trúc, có cung thất, lâu đài đẹp đẽ.

Thứ hai, viẹc xây dựng nhà cửa khiến cho đời sống định cư trở thành hiện thực, từ đó thôn làng, thành thị, quốc gia được hình thành.

Thứ ba, nhà cửa là tài sản tư hữu có ý nghĩa thực chất đầu tiên. Có thể nói chế độ tư hữu ban đầu không phải là tư hữu ruộng đất mà là tư hữu nhà cửa. Sự ra đời của chế độ tư hữu dẫn tới sự ra đời giai cấp và nhà nước, đồng htời cũng là bắt đầu cho mọi cuộc đấu tranh xã hội.

Thứ tư, tính chất biệt lập của hôn nhân đối ngẫu dẫn tới sự ra đời của những kiêng kỵ, đầu tiên là sự che đậy cơ quan sinh dục. Trước đó, con người không cần thiết phải che che đậy đậy, chính do hôn nhân đối ngẫu đã khiến cho đàn ông, đàn bà lấy lá cây, vỏ cây, da thú che đậy cơ quan sinh dục của mình. Từ đó, loài người mới có quần áo, mới có cảm giác xấu hổ vì cơ thể trần truồng.

Thứ năm, tính biệt lập của hôn nhân đối ngẫu đồng nghĩa với việc hành vi giới tính đã vượt qua nhu cầu về bản năng sinh lý, nó đã trở thành đỉnh cao của thẩm mỹ. Từ đó, con người mới có tình yêu, có được sự kỳ diệu và thần bí của tình ái.

Thứ sáu, tính biệt lập của hôn nhân đối ngẫu đã trực tiếp dẫn tới sự ra đời của sự hấp dẫn giới tính. Dể giành lấy tình yêu, được thoả mãn về giới tính, con người phát minh ra nghệ thuatạ. Ca hát và nhảy múa của người nguyên thuỷ xét trên góc độ lớn đã bắt nguồn từ đây. Tuy có nhiều nguyên nhân dấn tới sự ra đời của nghệ thuật nhưng trong đó động lực và nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự hấp dẫn giới tính.

Thứ bảy, tính biệt lập của hôn nhân đối ngẫu làm cho sự tranh chấp giữa con người với nhau xảy ra thường xuyên hơn. Các cuộc  chiến tranh  của người nguyên thuỷ (bao gồm cả con người ở thời kỳ đầu thời đại văn minh) từ sau khi chế độ một vợ một chồng được xác lập đều không nằm ngoài hai mục đích: một là trnah giành không gian sinh tồn, hai là để tranh giành phụ nữ. Sở dĩ phụ nữ trở thành đối tượng tranh cướp chính là do sự ra đời của hôn nhân đối ngẫu đã biến phụ nữ trở thành đối tượng thẩm mỹ, từ đó trở thành đối tượng tranh cướp. Đồng thời, để ngăn chặn mọi tranh chấp đó, để duy trì chế độ một vợ một chồng, con người đã phải đặt ra hàng loạt các quy tắc, đặc biệt là đã ra đời hàng loạt học thuyết các loại về chủ nghĩa cấm dục.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here