Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 9 năm 1949, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của  đảng cộng sản Trung Quốc  đã đánh đổ ách thống trị phản động của Quốc dân đảng,  tiến hành một cuộc nội chiến cách mạng vĩ đại lịch sử vẫn  gọi là chiến tranh giải phóng. Chiến tranh giải phóng cuối cùng đã đặt nền móng cho nước Trung Quốc mới, quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng là trận đại quyết chiến bao gồm các chiến dịch Liêu Thẩm, chiến dịch Bình Tân và chiến dịch Hoài Hải.

 Trận quyết chiến  Đông Bắc

     Từ tháng 6 năm 1946, cuộc nội chiến Quốc Cộng châm ngòi, đến tháng 12 năm 1949, chính phủ Quốc dân đảng phải chạy ra Đài Loan, cuộc nội chiến toàn diện giữa hai đảng kép dài tới ba năm rưỡi. Ban đầu Quốc dân đảng một thời gian chiếm ưu thế, tăng cường vây hãm các căn cứ địa của đảng cộng sản Trung Quốc ở thủ phủ Diên An. Về sau, thế lực của hai bên dần thay đổi,  “3 đaị  chiến dịch” đã lần lượt được thực hiện  làm thay đổi vận mệnh Trung Quốc, trận quyết chhiến thứ nhất chính là chiến dịch Liêu Thẩm.

    Quân giải phóng nhân dân Đông Bắc  trải qua cuộc  chiến đấu gian khổ, đến hè thu năm 1948 đã căn bản làm thay đổi được cục diện chiến tranh vùng  Đông Bắc. Ở Đông Bắc, 97% diện tích đất đai và 86% dân số đã được giải phóng. Quân số của quân giải phóng nhân dân Đông Bắc  đã phát triển  đến hơn một triệu người, trang bị được cải thiện, tinh thần chiến đấu được nâng cao. Quân Quốc dân đảng ở Đông Bắc liên tục gặp khó khăn, hao binh tổn tướng, hơn 550 nghìn quân bị chia cắt ở Trường Xuân, Thẩm Dương, Cẩm Châu, ba khu vực không hỗ trợ được cho nhau. Đường giao thông trên đất liền ở Trường Xuân, Thẩm Dương bị chia cắt, lòng quân dao động, tinh thần suy sụp. So sánh lực lượng, quân giải phóng nhân dân Đông Bắc dù về  số lượng hay chất lượng đều hơn hẳn quân Quốc dân đảng, đã đủ sức mạnh giành được chiến thắng, tiêu diệt toàn bộ kẻ địch, giải phóng vùng Đông Bắc.

    Trước tình hình  Đông Bắc vô cùng bất lợi, để bảo toàn lực lượng, Tưởng Giới Thạch đành bỏ Trường Xuân, Thẩm Dương, đánh thông tuyến giao thông đường sắt, đưa quân chủ lực ở Thẩm Dương chuyển về Cẩm Châu, nhanh chóng chuyển về chiến trường Hoa Bắc, Hoa Đông nhưng lại ngại không muốn bỏ vùng Đông Bắc. Về chính trị, quân sự nảy sinh những hậu quả bất lợi, bỏ hay giữ quân Tưởng vẫn còn do dự. Ở Đông Bắc, trong khi  Tưởng Giới Thạch  còn đang chưa quyết định,   Mao Trạch Đông đã có những thuận lợi để phát triển chiến cục trên toàn quốc, trước mắt sớm giải phóng vùng Đông Bắc , dùng quân dã chiến chủ lực Đông Bắc  ở phhía nam đường Bắc Ninh, đưa trọng tâm tác chiến về Cẩm Châu, quyết sách chiến lược là tiêu diệt quân tăng viện từ Thẩm Dương đến. Mao Trạch Đông lại kêu gọi quân giải phóng nhân dân Đông Bắc  phải nêu cao quyết tâm chiến đấu, tiêu diệt nhiều nhất sinh lực địch khi toàn bộ quân địch đến tăng viện ở Thẩm Dương, dám cùng chúng tác chiến, đợi chúng để tiêu diệt.

    Ngày 12 tháng 9 năm 1948, dã chiến quân Đông Bắc mở đầu trận đánh đường sắt từ Cẩm Châu đi Sơn Hải Quan, đến ngày 1 tháng 10, đánh chiếm huyện Chương Nghị phía bắc Cẩm Châu và Cao Kiều, Tháp Sơn, Hưng Thành ở phía nam, độc lập với Cẩm Châu. Tưởng Giới Thạch ra sức mưu tính, quyết định tập trung 22 sư đoàn, tổ chức thành hai binh đoàn Đông, Tây, chia nhau từ Cẩm Châu, Thẩm Dương xuất quân; Đông, Tây cùng tiến, cùng bao vây tấn công dã chiến quân Đông Bắc ở Cẩm Châu. Sau khi  được tin quân Quốc dân đảng thêm quân ở Cẩm Tây, Lâm Bưu, tư lệnh dã chiến quân Đông Bắc liền điện cho Quân uỷ trung ương, đề nghị đem quân đánh Trường Xuân. Nhưng sau một thời gian ngắn, Lâm Bưu lại báo cáo trung ương, quyết tâm vẫn đánh Cẩm Châu,  đem  toàn bộ lực lượng để bố trí. Sau khi nhận được báo cáo của Lâm Bưu, Mao Trạch Đông lập tức điện trả lời, nhấn mạnh phải tập trung binh lực nhanh chóng đánh Cẩm Châu “không cần phải thay đổi kế hoạch này”, lại chỉ rõ “ban đầu nếu đánh Trường Xuân sẽ là một giải pháp vô cùng sai lầm, vì các đồng chí đã nhanh chóng bỏ ý định ấy, nên kẻ địch thực ra chưa bị ảnh hưởng”.

    Tiếp theo sự xếp đặt mới, dã chiến quân Đông Bắc từ ngày 9 tháng 10 bắt đầu từ ba hướng bắc, nam, đông đánh Cẩm Châu. Sau khi quét sạch vòng ngoài, 10 giờ ngày 14 tháng 10 , quân Đông Bắc phát động cuộc tổng công kích. Qua 31 giờ giao tranh quyết liệt, quân ta chiếm được Cẩm Châu, bộ đội dã chiến quân Đông Bắc  đảm nhận nhiệm vụ cản trở, chia cắt tại Chương Thức, đồn Tân Lập và vùng Tháp Sơn, tiến hành tác chiến phòng ngự, đặc biệt là đánh chặn ở Tháp Sơn, giao tranh quyết liệt trong 6 ngày đêm, đánh lui “binh đoàn đông tiến” mười lần tiến công mãnh liệt, giữ vững trận địa cho đến khi  đánh chiếm Cẩm Châu thắng lợi.

    Sau khi Cẩm Châu được giải phóng, cuộc chiến ở Đông Bắc nhanh chóng thay đổ. Tranh thủ sự giúp đỡ của quân giải phóng nhân dân,ngày 17 tháng 10, tư lệnh quân đoàn số 60 của Quốc dân đảng Tăng Trạch Sinh  khởi nghĩa. Ngày 19 Tân thất quân đầu hàng, tổng chỉ huy cuộc “tiễu phỉ” Đông Bắc  Trịnh Đồng Quốc bị ép gần sáng ngày 21 đến Bộ chỉ huy trung ương ở  Ngân hàng đại lầu đầu hàng quân giải phóng. Trường Xuân giải phóng một cách hoà bình. Cùng  lúc đó, quân tư lệnh “binh đoàn Tây tiến” Liêu Diệu Tương định phối hợp với “binh đoàn Đông tiến”  đánh chiếm Cẩm Châu, yểm hộ cho quân Quốc dân đảng ở Thẩm Dương giành lấy tuyến đường sắt.                   Ngày 21 tháng 10,  khi phát động cuộc  công kích ở Hắc Sơn, Đại Hổ Sơn, chúng đã gặp phải sự kháng cự ngoan cường của quân giải phóng.

    Trong lúc cuộc đánh chặn đẫm máu diễn ra ở Hắc Sơn và Đại Hổ Sơn, dã chiến quân Đông Bắc sau khi đánh Cẩm Châu thắng lợi  nhanh chóng, từ hai cánh nam bắc phối hợp vây chặt binh đoàn Liêu Diệu Tương. Sau khi cuộc tấn công Hắc Sơn, Đại Hổ Sơn bị chặnLiêu Diệu Tương liền thay đổi kế hoạch rút quân về Doanh Khẩu hòng rút chạy trên biển nhưng trên đường lại gặp quân giải phóng chặn lại phải chia quân  thành hai hướng phá vây ở Thẩm Dương. Do chỉ huy sai lầm, việc điều động bộ đội rơi vào cảnh hỗn loạn. Lúc này, Tưởng Giới Thạch ngồi  ở Bắc Bình nghiến răng, trừng mắt nhìn bộ đội con cưng của mình bị vây diệt mà không biết làm thế nào.

    Từ 4 giờ ngày 26 tháng 10, dã chiến quân Đông Bắc trong khu vực phía tây Nhiễu Dương Hà, phía đông Đại Hổ Sơn, phía nam Võ Lương Điện, phía bắc Nguỵ Gia Oa Bằng diện tích khoảng 120 km2 triển khai cuộc chiến đấu vây diệt đại quy mô chưa từng có trong lịch sử của quân giải phóng  nhân dân Trung Quốc, đến 5 giờ ngày 28, quân ta  đã tiêu diệt binh đoàn Liêu Diệu Tương gồm 5 quân đoàn, 12 sư đoàn hơn  10 vạn người, trong đó  bao gồm hai quân đoàn thứ nhất và thứ sáu trong “ngũ đại chủ lực” của Tưởng Giới Thạch, bắt Liêu Diệu Tương làm tù binh giành thắng lợi mang tính quyết định. Khi binh đoàn Liêu Diệu Tương bị vây diệt, quân Quốc dân đảng ở khu vực Cẩm Tây, Hồ Lư chưa dám tiến về phía bắc tăng viện, sau khi Thẩm Dương giải phóng, ngày 8 tháng 11,  chúng phải lên thuyền chạy ra  biển. Đến lúc này, toàn bộ vùng Đông Bắc được giải phóng.

    Trong chiến dịch Liêu Thẩm, quân giải phóng nhân dân Đông Bắc i đổi tổn thất gần 7 vạn người, tiêu diệt 47 vạn quân Quốc dân đảng, giành thắng lợi vang dội. Từ đó, dã chiến quân Đông Bắc trở thành lực lượng dự bị chiến lược mạnh  nhất của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chiến dịch Liêu Thẩm khích lệ thắng lợi của những chiến dịch khác, khiến cho hình thế quân sự Trung Quốc nảy sinh những thay đổi to lớn, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không những chiếm được ưu thế về chất lượng mà lúc này  cũng đã chiếm được ưu thế về số lượng. Dựa vào tình hình này, Mao Trạch Đông vốn dự tính  trong thời gian 5 năm  từ tháng 7 năm 1946 sẽ đánh đổ chính phủ phản động  Tưởng Giới Thạch, nhưng đến nay nhìn lại, chỉ đến tháng 11 năm 1948, thời gian mới có trên dưới một năm kế hoạch đã có thể thực hiện.

 Chiến dịch Hoài Hải và chiến dịch Bình Tân

     Từ ngày 6 tháng 11 năm 1948 đến ngày 10 tháng 1 năm 1949, quân giải phóng nhân dân Trung Nguyên và Hoa Đông, phía đông từ Hải Châu, tây từ Thương Khâu, bắc từ Lâm Thành, nam đến khu vực Liêu Khuyết của Hoài Hà đã tiến hành chiến dịch Hoài Hải.

    Quân đội của Tưởng Giới Thạch tập kết ở Từ Châu, từ đường sắt Long Hải trung tâm của Trịnh Châu đến cảng liên vận, đường sắt Tân Phố       Thành đến Bạng Phụ là tập đoàn “tiễu phỉ” của tổng tư lệnh Liêu Trĩ, tập đoàn chiến lược lớn nhất, mạnh nhất của Tưởng Giới Thạch, đảm đương trách nhiệm quan trọng bảo vệ thủ đô Nam Kinh. Tại khu vực Từ Bạng, Tưởng Giới Thạch tập trung binh lực, trong chiến dịch đã điều động 7 binh đoàn, 2 khu tuy tĩnh, 34 quân đoàn, 82 sư đoàn, tổng số đến 80 vạn người.

    Ngày 6 tháng 11 năm 1948, chiến dịch Hoài Hải bắt đầu. Dã chiến quân Hoa Đông theo kế hoạch dự định bắt đầu công kích binh đoàn Hoàng Bá Thao ở khu vực trấn Tây An, đến ngày 11, 4 quân đoàn của binh đoàn Hoàng Bá Thao bị bao vây ở Triển Trang Vu, khu vực  này ở trung tâm rộng 18 km2, một quân đoàn bị tiêu diệt ở sông đào Dao Loan. Hoàng Bá Thao dựa vào công sự ngoan cố kháng cự. Dã chiến quân Hoa Đông áp dụng đúng lúc phương pháp “trước đánh địch yếu, sau đánh địch mạnh, đánh vào đầu não làm cho rối loạn”, từ ngày 16 thnág 11 bắt đầu tổng công kích, giao tranh quyết liệt trong 22 ngày, tiêu diệt hoàn toàn binh đoàn Hoàng Bá Thao, tư lệnh binh đoàn Hoàng Bá Thao tự sát. Trong khi binh đoàn Hoàng Bá Thao bị vây diệt, dã chiến quân Trung Nguyên ở phía tây, phía nam Từ Châu đã phát động cuộc tiến công. Ngày 16 tháng 11 vào lúc gần sáng, quân ta đánh chiếm Từ Bạng, nằm giữa khu vực chiến lược ở huyện Túc, sự liên hệ của địch từ hai nơi Từ, Bạng bị chia cắt khiến cho tập đoàn Lưu Trĩ ở Từ Châu bị bao vây, hoàn toàn  cô lập. Sau khi binh đoàn Hoàng Bá Thao bị tiêu diệt, giao thông Từ Bạng bị cắt đứt, Tưởng Giới Thạch muốn thay đổi tình thế bất lợi, quyết định đem hai binh đoàn Khâu Thanh Tuyền, Tôn Nguyên Lương của Từ Châu men hướng nam đường Tân Phố, lấy hai binh đoàn Lý Diên Niên, Lưu Nhữ Minh ở hướng bắc Bạng Phụ, lấy binh đoàn Hoàng Duy ở Mông Thành tiến công vào  huyện Túc, ba mũi hội quân ở huyện Túc, đánh thông đoạn đường từ Tân Phố đi Từ Bạng.

    Binh đoàn Hoàng Duy ước  có 12 vạn quân là bộ đội con cưng của Tưởng Giới Thạch, trang bị tốt, chiến đấu giỏi, 18 quân đoàn của nó được coi là số 1 trong “5 đại chủ lực” của quân Quốc dân đảng. Bộ chỉ huy chiến dịch Hoài Hải gồm Lưu Bá Thừa, Trần Nghị, Đặng Tiểu Bình, nhận thấy thời cơ để tiêu diệt binh đoàn Hoàng Duy rất thuận lợi, quyết tâm trước tiên tiêu diệt  binh đoàn Hoàng Duy. Từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, toàn bộ dã chiến quân Trung Nguyên và một bộ phận dã chiến quân Hoa Bắc bao vây tiêu diệt binh đoàn Hoàng Duy ở trung tâm khu Song Đôi, bắt Hoàng Duy làm tù binh.

    Trong khi Hoàng Duy đang bị bao vây, sau khi kế hoạch ba ngả hội quân ở huyện Túc của Tưởng Giới Thạch  bị phá sản, ngày 30 tháng 11, Tưởng Giới Thạch triệu tập phó tổng tư lệnh “tiễu phỉ” Từ Châu Đỗ Duật Minh đến Nam Kinh, sau cuộc  bàn bạc bí mật, Tưởng  quyết định bỏ Từ Châu, để Đỗ Duật Minh chỉ huy ba binh đoàn Khâu Thanh Tuyền, Lý Di, Tôn Nguyên Lương, vòng qua huyện Tiên đến phía nam đại lộ Vĩnh Thành, tiếp cận binh đoàn Hoàng Duy ở khu vực Song Đôi, lui về giữ phía nam sông Hoài. Nhưng tập doàn Đỗ Duật Minh 30 vạn người vừa ra khỏi Từ Châu đã rối loạn, tranh nhau thoát thân. Dã chiến quân Hoa Đông lập tức truy kích  ngăn chặn, ngày 4 tháng 12, hợp vây ở khu vực Trần Quang Trang, Thanh Long Tập, Lý Thanh Lâm ở đông bắc Vĩnh Thành. Tập đoàn Đỗ Duật Minh bị vây hãm trong hoàn cảnh thiếu lương, thiếu đạn dược, không có viện quân từ bên ngoài. 16 giờ ngày 6 tháng 1, dã chiến quân Hoa Đông tập trung 10 đạo quân, phiên chế thành ba mũi đông, bắc, nam đột kích vào quân địch, đồng thời phát lệnh tổng công kích. Đến 16 giờ ngày 10, quana ta tiêu diệt toàn bộ tập đoàn Đỗ Duật Minh, giết chết tư lệnh binh đoàn Khâu Thanh Tuyền, bắt sống Đỗ Duật Minh, Lý Di phải nhờ đêm tối hoá trang chạy trốn.

    Chiến dịch Hoài Hải trải qua 66 ngày. Quân giải phóng nhân dân trong hoàn cảnh thiếu binh lực so với quân Quốc dân đảng, thương vong 13 vạn người, giành được thắng lợi vĩ đại, diệt được 55,5 vạn tên địch. Thắng lợi của chiến dịch Hoài Hải đã khiến cho phía bắc hạ du sông Trường Giang được giải phóng, trung tâm chính trị của chính phủ Quốc dân đảng  ở Nam Kinh, Thượng Hải hoàn toàn nằm trong tầm pháo của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, những binh đoàn tinh nhuệ của Tưởng Giới Thạch  bị tổn thất gần như toàn bộ, từ đây, tiến trình thắng lợi của chiến tranh giải phóng ngày càng  nhanh chóng.

    Tháng 12 năm 1948, do tác động của chiến dịch Liêu Thẩm và chiến dịch Hoài Hải, 60 vạn quân Quốc dân đảng ở chiến trường Hoa Bắc đã trong tình thế  “kinh cung chi điểu”, lâm vào hoàn cảnh rút hay giữ đều khó, phải co lại giữ tuyến Bắc Bình (nay là Bắc Kinh), Thiên Tân, Đường Khiết, Trương Gia Khẩu. Thực hiện chỉ thị của quân uỷ trung ương đảng cộng sản Trung Quốc hai binh đoàn của dã chiến quân Hoa Bắc và binh đoàn tiền trạm của dã chiến quân Đông Bắc đã bố trí đối phó với quân   của Phụ Tác Nghĩa tại Bắc Bình, Trương Gia Khẩu, chia cắt đường khi chúng chạy về hướng tây “vây mà không đánh” kìm chân kẻ địch. Về sau, dã chiến quân Đông Bắc vào giữa Bắc Bình, Thiên Tân, Đường Khiết, Đường Sơn, “cắt mà không vây”, chia cắt sự liên hệ giữa các cứ điểm khiến cho kẻ địch trên tuyến 800 km từ Trương Gia Khẩu đến Đường Khiết rơi vào cảnh bị động  muốn đánh nhưng không có sức, muốn giữ mà không thể, muốn rút lại không có đường.

     Ngày 5 tháng 12, chiến dịch Bình Tân mở màn. Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 12, quân giải phóng chiếm được Tân Bảo An và Trương Gia Khẩu. Ngày 14 tháng 1 năm 1949, quân giải phóng  nhằm vào quân địch giữ Thiên Tân ra lệnh tổng công kích tiêu diệt hơn 13 vạn tên, bắt sống quan chỉ huy Trần Trường Tiệp, giải phóng Thiên Tân. Lúc đó, hàng triệu quân giải phóng  tập trung tại Bắc Bình, hơn 20 vạn quân địch giữ Bắc Bình chẳng khác nào tình cảnh “ba ba trong chum” (cá nằm trên thớt). Quân Quốc dân đảng ở Bắc Bình dưới sự chỉ huy của Phụ Tác Nghiã chịu đầu hàng quân ta. Ngày 31 tháng 1, Bắc Bình tuyên bố được giải phóng.

    Giải phóng hoà bình Bắc Bình đã sáng tạo “phương thức Bắc Bình” của quân giải phóng nhân dân mở ra một phương pháp để chiến thắng bằng  hoà bình quân Quốc dân đảng, trở thành tấm gương đầu tiên chấp hành ý kiến của Mao Trạch Đông về “tám điều kiện” giải quyết quân Quốc dân đảng. Bắt được hàng loạt tướng lĩnh cao cấp của  Quốc dân đảng và bộ đội chiếm được lòng dân là thành công lớn của sự chỉ đạo chiến lược của Ban chấp hành trung ương đảng.

    Chiến dịch Bình Tân trải qua 64 ngày, dã chiến quân Đông Bắc và bộ đội quân khu Hoa Bắc đã thành công trong việc kìm chân tập đoàn Phụ Tác Nghĩa quân Quốc dân đảng ở vùng Hoa Bắc, tiến hành chiến lược bao vây và chiến dịch chia cắt, ta đã tiêu diệt, lại kết hợp áp lực quân sự và tranh thủ chính trị đã thực hiện việc thay đổi hoà bình với quân giữ Bắc Bình. Quân ta đã tiêu diệt bộ tổng tư lệnh bộ đội “tiễu phỉ” Hoa Bắc của Quốc dân đảng  gồm 3 binh đoàn bộ, một bộ tư lệnh cảnh vệ 13 quân đoàn bộ, 51 sư đoàn (bao gồm các sư đoàn mới thành lập trong chiến dịch và củng cố lại), cùng với quân phi chính quy, tổng số 52,1 vạn người. Quân giải phóng nhân dân thương vong 3,9 vạn người.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here