Loài người không thể quên, nhân dân Trung Quốc đã có một cống hiến to lớn cho thế giới trong cuộc chiến tranh chống phát xít: từ năm 1937 đến 1945, chiến trường Trung Quốc đã chống lại và giữ chân hai phần ba quân số của lục quân Nhật Bản. Từ năm 1931 đến năm 1945, trên chiến trường, Trung Quốc đã tiến hành hơn 16,5 vạn cuộc chiến đấu lớn nhỏvới quân Nhật, diệt 150 vạn tên địch chiếm 70% số thương vong của quân Nhật trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây chính là cuộc chiến tranh kháng Nhật vĩ đại.

 Mối thù truyền kiếp Trung Nhật

     Từ trước thế kỷ 19, Trung Quốc và Nhật Bản hoàn toàn không có sự khác biệt và thù hận. Không có sự khác biệt nào vì hai nước đều là những quốc gia phong kiến bảo thủ, đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của các nước phương Tây mà cùng  như không thấy. Không có thù hận vì sau 19, 20 thế kỷ, trước khi trải qua cảnh núi xương biển máu một trăm năm, giữa hai nước không có những mâu thuẫn lớn ngoại trừ đôi khi  Nhật Bản quấy nhiễu đại lục.

     Nhưng từ suốt thế kỷ 19, cả hai nước sau khi tiếp xúc với phương Tây đã nảy sinh những biến đổi to lớn mà những biến đổi này đều có nguồn gốc từ sức tiến công của nền văn minh bên ngoài, kết quả là trong khi “Dương Vụ vận động” của Trung Quốc thất bại, còn “Minh Trị duy tân” của Nhật Bản đã thành công. Từ đó,  Trung Quốc ngày càng rơi vào chế độ nửa phong kiến nửa thực dân sâu sắc, còn Nhật Bản, thông qua “hoà hồn dương tài” đã bước vào con đường “thoát Á nhập Âu” thành công, không giúp đỡ Trung Quốc, Nhật Bản còncùng với các nước lớn phương Tây tăng cường sự áp chế hung tàn xâm lược Trung Quốc, giẫm trên vai nhân dân Trung Quốc  để hướng tới phía trước.

    Mùa xuân năm 1894, ở Triều Tiên nổi dậy cuộc khởi nghĩa nông dân   do đảng Đông Học lãnh đạo. Quốc vương Triều Tiên thỉnh cầu chính phủ Thanh đưa quân giúp đàn áp. Nhật Bản vì thực hiện mục đích xâm chiếm Triều Tiên, xâm nhập Trung Quốc cũng nhân cơ hội đưa quân tiến vào Triều Tiên. Ngày 25 tháng 7, hạm đội Nhật Bản tại vùng biển bên ngoài  đảo Nha Sơn tập kích thuyền vận tải của Trung Quốc, chính phủ Thanh buộc phải tuyên chiến với Nhật ngày 1 tháng 8. Năm này theo nông lịch Trung Quốc là năm Giáp Ngọ nên thường gọi là chiến tranh Giáp Ngọ.

    Trung tuần tháng 9, quân Nhật vây đánh Bình Nhưỡng, tổng binh quân Thanh Tả Bảo Quý chỉ huy tướng sĩ chiến đấu giữ thành, không may trúng pháo hy sinh. Thống sư quân Thanh Diệp Chí Triêu tham sống sợ chết, ngay đêm ấy đưa quân tháo chạy vượt biên giới về Trung Quốc, Bình Nhưỡng bị chiếm. Ngày 17 tháng 9, hạm đội Nhật Bản cùng hạm đội Bắc Dương đã giao tranh quyết liệt tại vùng biểnHoàng Hải, cả hai bên đều bị tổn thương. Lý Hồng Thư để bảo vệ thực lực đã lệnh cho hạm đội Bắc Dương rút quân về quân cảng Uy Hải Vệ, đem quyền kiểm soát mặt biển giao cho quân Nhật. Tháng 10, quân Nhật chia làm hai hướng tiến công Trung Quốc. Một đường vượt qua sông Áp Lục, tiến vào chiếm thành Cửu Long; một đường từ cửa Hoa Viên ở bán đảo Liêu Đông đánh vào đất liền, xâm chiếm Lữ Thuận, Đại Liên. Tháng 1 năm 1895, lục quân Nhật Bản tại eo         Thành ở bán đảo Liêu Đông tiến lên đất liền, hải quân Nhật Bản tập kích quân cảng Uy Hải Vệ, hạm đội Bắc Dương hoàn toàn bị xoá sổ.

    Sau chiến tranh thất bại, Trung Quốc bị ép cùng Nhật Bản ký kết “điều ước Mã Quan” hà khắc. Nội dung chủ yếu của điều ước là “ (1) Trung Quốc thừa nhận Triều Tiên hoàn toàn độc lập (thực chất là thừa nhận sự khống chế của Nhật Bản với Triều Tiên); (2) Trung Quốc cắt bán đảo Liêu Đông, toàn bộ đảo Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ cho Nhật Bản; (3)  Bồi thường  cho Nhật Bản 200 triệu lạng, chia làm 8 phần, trong 7 năm phải trả hết. Sau khi khoản bồi thường thứ nhất trả xong, các khoản còn lại mỗi năm trả thêm 5% tiền lãi; (4) Mở cửa Sa Thị, Trùng Khánh, Tô Châu, Hàng Châu làm cảng thông thương, thuyền của Nhật Bản có thể ra  vào các cửa ven sông để chở khách và hàng hoá, Nhật Bản có thể thiết lập các công xưởng tuỳ ý ở các cửa khẩu thông thương, các sản phẩm được miễn các loại thuế, hàng hoá của Nhật Bản có thể làm kho để  bảo quản.

    “Điều ước Mã Quan” đã khiến cho Nhật Bản cuối cùng  thực hiện được mục tiêu bành trướng, giấc mộng hơn hai mươi năm, biến Triều Tiên thành cầu nối để xâm lược Trung Quốc. Điều ước đã quy định khoản tiền bồi thường chiến tranh  khổng lồ, các khoản bồi thường sau khi đã trả lại bán đảo Liêu Đông tổng cộng lên tới 230 triệu lạng, gấp 3 lần thu nhập tài chính của chính phủ Thanh trong một năm. Chính phủ Thanh ngoài việc phải tăng cường bóc lột nhân dân đành phải vay nợ nước ngoài, các nước lớn cho vay còn thông qua việc bổ sung những điều kiện chính trị hà khắc, tiến thêm một  bước tăng cường khống chế và tước đoạt của  Trung Quốc. Điều ước còn cho phép Nhật Bản được mở xưởng, các nước phương Tây lại viện dẫn đặc quyền “lợi ích ngang nhau” để cùng hưởng quyền lợi này. Sau chiến tranh Giáp Ngọ các nước lớn tranh nhau đến Trung Quốc khai mỏ, mở xí nghiệp hoặc xây dựng đường sắt, trực tiếp chiếm đoạt nguyên liệu và sức lao động của Trung Quốc, đánh một đòn nặng vào công thương nghiệp của dân tộc Trung Hoa còn non kém, làm cản trở sự phát triển sức sản xuất của Trung Quốc. Việc mở cửa bốn cảng biển mới và chiếm đoạt đặc quyền vận chuyển hàng hoá trên sông đã giúp  cho các nước thâm nhập được vào vùng đất rộng lớn lưu vực sông Trường Giang,  trực tiếp cướp đoạt tài nguyên và bán phá giá hàng hoá, tăng thêm bán thực dân hoá nền kinh tế Trung Quốc. Quy định cắt đất của điều ước không những làm cho Trung Quốc mất đi những vùng đất chiến lược mà còn khiến cho hàng triệu đồng bào Đài Loan    phải lâu dài sống trong tình trạng chia cắt dưới  sự thống trị của thực dân Nhật Bản.

    Còn Nhật Bản, thông qua cuộc chiến tranh  này đã giành được một số tiền vốn  rất lớn, nhanh chóng trở thành một trong những nước đế quốc chủ nghĩa lớn mạnh nhất trên thế giới.

 Chiến tranh kháng Nhật – cuộc đại quyết chiến Trung – Nhật

     Trong 30 năm đầu của thế kỷ 20, đế quốc Nhật Bản tăng cường xâm lược hòng thôn tính Trung Quốc. Từ sự kiện 18 tháng 9, thôn tính Đông Bắc đến sự biến 7 tháng 7 xâm chiếm Hoa Bắc, đã đến lúc tất cả mdân tộc Trung Hoa  phải khẩn thiết thét lên tiếng thét chống áp bức. Trải qua 8 năm chiến đấu quyết liệt cuối cùng vận mệnh của dân tộc Trung Hoa và quan hệ giữa hai nước Trung Nhật đã được quyết định.

    Đêm ngày 7 tháng 7 năm 1937, một đồn quân của đế quốc Nhật Bản với danh nghĩa diễn tập, mượn cớ một binh sĩ mất tích, đột nhiên tấn công quân đội Trung Quốc đóng ở Bắc Bình, tây nam huyện Uyển Bình. Trong  khí thế kháng Nhật sôi sục của nhân dân cả nước, 29 quân đoàn, 37 sư đoàn, 110 lữ đoàn Trung Quốc  cùng chuẩn bị chống lại. Đây chính là sự biến Lư Câu Kiều 7 tháng 7 trong lịch sử. Từ đó bắt đầu cuộc chiến tranh kháng Nhật giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc vĩ đại. Sau sự biến 7 tháng 7, ngày hôm sau, đảng cộng sản Trung Quốc đã ra lời tuyên ngôn kháng Nhật trước toàn quốc, ngày 9 tháng 7 Hồng quân gửi điện kêu gọi xung phong tới Hoa Bắc kháng Nhật, ngày 15 tháng 7, trung ương đảng cộng sản Trung Quốc công bố “Tuyên bố hợp tác Quốc Cộng của đảng cộng sản Trung Quốc”, tổ chức Bát lộ quân và Tân tứ quân, đồng thời giành được thắng lợi lớn ở cửa Bình Hình. Sau đó, quân Nhật chiếm được căn cứ Thái Nguyên,  đưa quân đánh Thượng Hải. Quốc dân đảng do sợ đường bị cắt đứt, ngày 9 tháng 11, bỏ Thượng Hải, quân chủ lực rút về phía nam dời thủ đô về Trùng Khánh, quân Nhật chiếm được Thượng Hải, Thái Nguyên, chiến tranh chính quy của Quốc dân đảng chuyển hướng về Đường Tân Phổ và lưu vực Trường Giang. Lúc này, đảng cộng sản Trung Quốc trước sau đã thành lập các căn cứ địa Tân Sát Kỳ, Tấn Tây Bắc, Tấn Kỳ Dự, Tấn Tây Nam, Tô Nam, Tô Bắc, Hoản Nam, Hoản Trung, Dự Hoản Tô, v.v.. các căn cứ đó ngày càng được mở rộng.

    Sau khi chiếm được Thượng Hải, ngày 13 tháng 12 quân Nhật chiếm  Nam Kinh, giết hại hơn 30 vạn đồng bào ta, đến đây, chiến dịch bảo vệ Tùng Hộ kết thúc, Quốc dân đảng tổn thương hơn 40 vạn, mất 63.540 km2 đất. Quân Nhật men theo đường Tân Phổ, đến mùa xuân năm 1938, chiếm được Bạng Phụ và  Duyện  Châu, sau đó lại chiếm Từ Châu. Cùng với những trận đánh thẳng vào quân Nhật của Quốc dân đảng, Tân tứ quân, Bát lộ quân đã triển khai những hoạt động địch hậu, tích cực phối hợp với cuộc  chiến đấu của Quốc dân đảng. Sau khi Từ Châu thất thủ, quân Nhật tiếp tục tiến về phía nam, lần lượt  chiếm được Vũ Hán, Quảng Châu. Cả một vùng rộng lớn vùng Trung Nguyên và Hoa Nam của đất nước rơi vào tay giặc. Đến đây, cuộc chiến tranh chống Nhật bước vào một giai đoạn đặc  biệt. Bát lộ quân trước sau đã đập tan nhiều cuộc càn quét của quân Nhật và những hành động chống cộng của phái ngoan cố Quốc dân đảng, củng cố và phát triển căn cứ địa kháng Nhật. Trong giai đoạn này, Bát lộ quân đã  chiến đấu hơn hai vạn trận, diệt hơn 33 vạn tên địch làm cho quân Nhật bị giáng những đòn nghiêm trọng. Cùng với Bát lộ quân, Tân tứ quân trên cơ sở vốn có, tiếp tục phát triển đến 50 vạn người, số người ở căn cứ địa lên đến  559.500 người, lực lượng vũ trang địa phương cũng tương đối phát triển.

    Cuộc chiến tranh kháng Nhật không chỉ có mục đích tiến hành chiến tranh giành độc lập mà còn là một bộ phận gắn liền với cuộc chiến tranh chống phát xít trên toàn thế giới. Trung Quốc đã trở thành một trong năm nước lớn trong cuộc chiến tranh chống phát xít, là nước chủ yếu chống quân Nhật Bản xâm lược trên địa lục châu Á, để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống phát xít này, Trung Quốc đã có những hy sinh to lớn và cống hiến không thể quên. Nhân dân Trung Quốc đã kiên trì kháng chiến 8 năm,   để đánh bại đế quốc Nhật Bản, chúng ta   đã phải trả cái giá rất đắt, thương vong tổng cộng hơn 35 triệu người. Nhân dân Trung Quốc đã trải qua cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ , cuối cùng đã đánh bại quân xâm lược Nhật Bản, Trung Quốc cũng từ đó giành được địa vị trên trường quốc tế và sự tôn trọng của nhân dân thế giới.

 Cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi

     Khi tiến hành chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã từng làm khuynh đảo các nước lớn,  phải đợi đến lúc Berlin bị các nước Đồng minh chiếm đóng, chiến trường châu Âu kết thúc, các nước Anh, Mỹ, Liên Xô được rảnh tay  mới quay sang  đối phó với Nhật Bản. Lúc này, do cuộc kháng chiến ngoan cường của nhân dân Trung Quốc, quân đội Nhật Bản đã bị sa lầy, không thể tự cứu. Trên chiến trường, Trung Quốc đã đến lúc phản công.

    Ngày 26 tháng 7 năm 1945, Trung Quốc, Mỹ, Anh công bố  “Tuyên bố”      thúc giục Nhật Bản đầu hàng. Tuyên bố chỉ rõ: “Nếu quân Nhât chịu hạ vũ khí, lực lượng vũ trang Nhật Bản có thể tránh khỏi bị tiêu diệt toàn bộ, lãnh thổ Nhật Bản cũng tránh bị chiếm đóng”.  Người Nhật lúc ấy chưa ý thức được những lời tuyên bố này, càng chưa nghĩ tới bóng đen của bom nguyên tử đang đe doạ họ.

    Trên thực tế, sự thất bại của Nhật Bản đã rõ. Ở chiến trường Trung Quốc, đầu năm 1944, quân dân Trung Quốc đã thay đổi cách tác chiến, các khu giải phóng không ngừng được mở rộng, quân Nhật chỉ trong thế chống đỡ mà không còn sức mạnh; ở chiến trường Thái Bình Dương, quân Đồng minh đã chiếm được Philippin tới đảo Lưu Hoàng, đảo Xung Thắng và các đảo quan trọng khác, chiến tranh ngày càng đến gần đất Nhật Bản. Đồng thời lúc này, Liên Xô cũng tích cực chuẩn bị chiến đấu với Nhật. Tuy thế, đế quốc Nhật Bản vẫn  bỏ ngoài tai “Tuyên bố Ba Từ Thản” hy vọng  dựa vào 400 vạn quân còn lại để chống cự. Phái ngoan cố trong quân dội Nhật Bản ở trong nước vẫn  bất chấp tất cả, tiến hành động viên chiến tranh, mở rộng việc tìm kiếm bia đỡ đạn, chuẩn bị lợi dụng lãnh thổ Trung Quốc  và đất đai Nhật Bản thực hiện trận quyết chiến cuối cùng.

    Nước Mỹ để giảm bớt tổn thất to lớn do trực tiếp chiến đấu  đã khởi động kế hoạch ném bom nguyên tử. Ngày 6 tháng 8, vào hồi 8 giờ 15 phút 17 giây, nước Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ nhất “tiểu nam hài” xuống đảo lớn. Sau đó, lại ném một qủa bom nguyên tử nữa xuống đảo Trường Kỳ. Bom nguyên tử đã làm Nhật Bản tổn thất to lớn về sinh mạng và kinh tế, đồng thời, cũng tạo áp lực tâm lý rất lớn cho người Nhật Bản.

    Bom nguyên tử là một đòn đánh mạnh mang tính huỷ diệt với Nhật Bản, Stalin ý thức rõ điều này, Tưởng Giới Thạch nhận thức rõ tình hình, tất nhiên muốn có những quyết định bất lợi với Liên Xô,   hoàn toàn không muốn để  Liên Xô tham chiến. Với  uy lực của bom nguyên tử nước Mỹ cũng có ý đồ như vậy. Vì thế, ngày 8 tháng 8 Sta lin chính thức tuyên chiến với Nhật, đồng thời, tham gia “Tuyên bố  Ba Từ Thản”.

    Ở Mat xcơ va, đại sứ Nhật Bản đột ngột được triệu tập gặp đại diện Bộ ngoại giao Liên Xô.  Đại sứ Nhật Bản còn không biết tiếng Nga, chỉ hiểu ý của  vị đại diện ngoại giao nhân dân, ông này phải ra hiệu bằng tay, rồi đọc cho ông ta nghe thư tuyên chiến của Liên Xô với Nhật Bản. Kết thúc thư tuyên chiến nói: “Từ ngày mai, tức ngày 9 tháng 8, quan hệ giữa Liên Xô với Nhật Bản sẽ ở trong tình trạng chiến tranh”.

    Hai giờ sau, nguyên soái Hồng quân Liên Xô ở Viễn Đông ra lệnh  160 vạn quân chia làm 3 đường, tiến công toàn diện vào nước “Mãn Châu quốc”. Toàn bộ số quân này do Liên Xô điều động từ chiến trường phía tây vì  thực ra  Liên Xô đã sớm chuẩn bị chiến đấu với Nhật Bản. Chưa đầy một tuần, trước sức mạnh của quân dân Trung Quốc và Hồng quân Liên Xô, toàn bộ quân chủ lực  Quan Đông Nhật Bản bị tiêu diệt. Đồng thời, quân dân  Trung Quốc mở đầu cuộc tiến công toàn diện, ngày cuối cùng của phát xít Nhật Bản đã đến gần.

    Trong tình thế không còn con đường nào khác, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here