Thời cổ ở Trung Quốc, có một người tên gọi Chu Dự, rất ham đọc sách. Một hôm, có người bạn đem đến cho mấy con lươn, thứ ông rất thích ăn. Tự nhiên Chu Dự nổi hứng, quyết định sẽ tự làm món lươn để thưởng thức.
Ông cho những con lươn vào nồi.
Mấy con lươn ở trong nồi, vẫn bình thản. Khi Chu Dự đốt lửa, nước ấm dần. Khi nước nóng, chúng chin dần.
Nhưng mấy con lươn trong nồi không còn hình dáng ban đầu nữa, chúng không còn giãy giụa, cái miệng cũng mở to lạ thường.
Đợi đến khi nước sôi, Chu Dự phát hiện bụng của mấy con lươn cứ cong lên, chỉ có đầu và đuôi nằm trong nước. Đến khi con lươn chết, bụng của nó vẫn không chìm trong nước.
Chu Dự vô cùng ngạc nhiên, ông lấy dao mổ bụng lươn ra xem tại sao.
Khi bụng lươn được mở ra, ông thấy bên trong đầy những trứng.
Hóa ra là lươn mẹ, để bảo vệ cho những đứa con, đã chịu để đầu và đuôi chìm trong nước sôi cho tới khi chết.
Nhìn thấy cảnh ấy, Chu Dự không cầm được nước mắt, nhớ tới người mẹ đã hết lòng che chở, đùm bọc mình, mà mình đối với mẹ chẳng mấy quan tâm, ông vô cùng hổ thẹn.
Chu Dự thề suốt đời, không bao giờ ăn lươn nữa, và càng thêm tôn kính, hiếu thuận với mẹ.