Sử sách còn ghi lại, lực lượng Thanh niên xung phong được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1950 để phục vụ cho bộ đội ta chiến đấu trong chiến dịch Biên giới. Ban đầu, lực lượng này mang tên “Thanh niên xung phong công tác” đã góp nhiều công sức cùng bộ đội ta làm nên những chiến thắng ở Tây Bắc, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, … Thời gian này, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã sáng tác một bài hát mang tên “Thanh niên xung phong công tác”, sau đó được coi là bài hát chính thức của lực lượng. Tôi còn nhớ một đoạn lời ca trong bài hát ấy: “Non sông đang chờ, đoàn chúng mình nhịp bước trên đường xa đi xây tự do. Tuổi xanh đầy mơ ước trên đường mới, tiến lên nhịp bước đi tiền phong. Học tập trong gian khó, tin tưởng nơi bác Hồ, quyết xứng danh là đội Thanh niên xung phong…”.

Trên đường công tác, gặp một đơn vị Thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ bào đảm giao thông ở bản Nà Tu (nay thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng anh chị em 4 câu thơ cổ Trung Quốc:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí cũng làm nên.
(nguyên văn chữ Hán của bốn câu thơ này: “Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên” được in trong “Ấu học ngũ ngôn thi”, một cuốn sách dạy chữ Hán thời xưa).
Sau khi Hòa bình lập lại năm 1954, lực lượng Thanh niên xung phong được bổ sung từ những thanh niên vùng mới giải phóng, theo bước thế hệ đi trước tiếp tục đóng góp sức lực của tuổi trẻ trên những công trường hàn gắn các vết thương chiến tranh, điển hình là khôi phục đường giao thông đã bị phá hủy trong “tiêu thổ kháng chiến” những năm 1946, 1947, trong đó có các tuyến đường sắt Hà Nội – Lao Cai, Hà Nội – Lạng Sơn. Từ trong phong trào này, nhiều thanh niên đã trưởng thành trở về theo học tại trường Đại học nhân dân (nay đã xây dựng Cung Văn hóa Hữu nghị)
Bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong một lần nữa được tái thành lập mang tên “Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước”. Tất cả những thanh niên không đủ sức khỏe gia nhập bộ đội đều được tập hợp trong lực lượng Thanh niên xung phong, đặc biệt là các bạn nữ. Các đội Thanh niên xung phong (phần lớn tương đương với Trung đoàn) được thành lập ở hầu khắp các địa phương và các chiến sĩ Thanh niên xung phong (lúc ấy thường được gọi là chiến sĩ không sao vì trang phục được cấp phát chỉ thiếu ngôi sao quân hiệu của bộ đội) đã có mặt trên tất cả các tuyến đường giao thông, những trận địa ác liệt nhất cùng với bộ đội các quân, binh chủng chống lại bom đạn Mỹ. Hầu hết các di tích lịch sử hiện có trên mảnh đất miền Trung đều gắn với sự hy sinh oanh liệt của các chiến sĩ Thanh niên xung phong như Ngã ba Đồng Lộc, Hang Tám cô, Đường 12, …
Sau 1975, lực lượng Thanh niên xung phong lại được thành lập ở miền Nam và các chiến sĩ cũng đã lập nhiều công trạng, được ghi công bằng các Danh hiệu hay Huân, Huy chương, …
Tóm lại, trong suốt thời gian từ 1950 đến nay, dù được thành lập ở các thời điểm khác nhau, đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau nhưng lực lượng Thanh niên xungg phong đã đóng góp những công lao to lớn cho đất nước, cho dân tộc. Danh hiệu Thanh niên xung phong mãi mãi không thể phai mờ.
Thế mà thời gian qua, một Công ty mang tên Thanh niên xung phong đã sử dụng lực lượng của mình làm một việc rất đáng xấu hổ là trấn áp tàn bạo những người chỉ biểu thị thái độ ôn hòa đòi bảo vệ môi trường trong lành cho đất nước, cho nhân dân. Nhìn những hình ảnh được đăng tải, tôi không khỏi xót xa và căm giận.
Là một cựu Thanh niên xung phong, tôi cực lực phản đối hành động phi nhân tính, bôi nhọ thanh danh của lực lượng Thanh niên xung phong của những kẻ giả danh này.
Tôi đề nghị Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tiến hành những thủ tục cần thiết kiện Công ty này ra tòa vì đã xúc phạm danh dự thiêng liêng biết bao các chiến sĩ Thanh niên xung phong trong đó có những đồng đội của tôi đã bỏ mình hay còn mang thương tích vì đất nước trong chiến tranh.

6 BÌNH LUẬN

  1. Khi đất nước (XHCN) “lâm nguy”, chỉ có 2 lực lượng nòng cốt được trưng dụng hết công suất để bảo vệ thành trì: 1./ Dư luận viên, dùng mồm và bàn phím. 2./ Hồng vệ binh: dùng dùi cui và nắm đấm, xét cần, dùng cả súng đạn. Không có 1 lực lượng TNXP nào đâu Thầy ơi. “Đất nước này có gì ngộ” đâu Thầy!

  2. Ông giáo làng một cái tên mà tôi vẫn còn nhớ đó là một người trí thức mà dân làng trọng vọng,dẫu ông ấy trình chẳng cao.Nhưng ông giáo làng lúc nào sông cũng mô phạm,kính già yêu trẻ,hay chuyện và giúp đỡ mọi người.Tất nhiên chuyện của ông luôn là sự thật,và rất nhân văn.Còn chuyện của “ÔNG GIÁO LÀNG”mà tôi đọc ở đây nó thế nào ấy.Nó gai gai và “SÂU SẮC” quá.

Trả lời Nguyễn Văn Đại Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here