Một con trâu ở nhà kia, hết ngày này sang ngày khác phải làm những công việc nặng nhọc và đơn điệu. Con chó của nhà ấy hàng ngày không được ăn no, người chủ lại luôn đánh đập, nó không muốn giữ nhà cho chủ nữa. Cả hai bàn nhau, chờ đến tối sẽ bỏ đi, chúng sẽ đi vào cánh đồng nơi chân núi, sống cuộc đời tự do.
Tối đến, chó như lời hẹn tới gốc cây đang buộc trâu, nó định cắn đứt sợi dây buộc ở mũi trâu, nhưng trâu ngăn nó lại. Con chó rất ngạc nhiên, hỏi:
– Cậu định thay đổi ý kiến sao?
Trâu lắc đầu:
– Không! Tôi chẳng qua chỉ không muốn dời xa sợi dây thừng này. Nó đã ở bên tôi mấy năm nay. Mỗi khi tôi đi đâu, nó theo đấy. Bạn làm ơn cởi cái nút buộc trên cây giúp tôi.
Chó nghe lời trâu, phải khó khăn lắm mới cởi được cái nút buộc. Sau đó, chúng cùng nhau chạy ra cánh đồng.
Chó chạy rất nhanh, một lát, nó dừng lại chờ trâu phía sau. Nhưng nó thật ngạc nhiên thấy ông chủ đang dắt trâu trở lại chuồng. Vốn là, trâu vừa bước đi theo chó, không ngờ, sợi thừng dài bị mắc vào một tảng đá, trâu hết sức mà không thể gỡ được. Đang lúc đó thì ông chủ đuổi tới nơi.
Truyện ngụ ngôn của Dương Đình Giao thâm thúy và trào lộng. Con chó cũng như con trâu, chúng muốn rời khỏi nhà vì cuộc sống nhiều khó nhọc. Con chó khôn ngoan hơn, nó giúp trâu thoát khỏi sợi dây và chúng đi tìm cuộc đời tự do. Con trâu vốn không thể đi thiếu sợi dây thừng, và chính sợi dây thừng đó đã kéo nó trở lại cuộc sống như trước. Sợi dây thừng ở đây là thói quen tiểu nông khiến cho nó không thể gần với nền văn minh nó mong muốn vươn ra.
Đây là một ví dụ cho thấy cứ đi ra ngoài là đem theo “chất xám”, bạn Diem Hang Phan Vu. Có người khôn ngoan như chú chó trong ngụ ngôn này, cũng có người không thể thích hợp vì nhiều lý do, trong đó có lý do thói quen. Rồi đến lúc cả chú chó cũng như chú trâu đi lại quay về, đi đâu mà mất ” chất xám”. Có chăng chỉ là ĐƯỢC.
Cảm ơn Ông Giáo Làng về những truyện Ngụ ngôn rất hay.