Câu “nét chữ biểu hiện nết nguời” tôi nhớ của ông Phạm Văn Đồng (vị Thủ tướng “lâu năm nhất nhưng cũng bất lực nhất” theo lời ông tự nhận những năm cuối đời) viết trong bài nói về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khoảng năm 1969, 1970 cùng với các bài ông viết về Nguyễn  Trãi, Nguyễn  Đình Chiểu, …

Xem ra, cách hiểu này của ông cũng không có gì mới. Nó tiếp tục truyền thống coi chữ là của Thánh hiền, thấy một tờ giấy có viết chữ vương vãi là nhặt đem đốt để khỏi uế tạp. Quan niệm ấy cũng khiến tôi tới năm học lớp cuối cấp, chuẩn bị thi Tốt nghiệp và thi đại học mới được Ông tôi “tha” cho việc hàng ngày phải viết tập một trang giấy vở học trò. Dĩ nhiên, Ông tôi không yêu cầu chữ đẹp, chỉ yêu cầu viết rõ ràng, ngay ngắn và đặc biệt trình bày trang vở sao cho sáng sủa, đẹp mắt. Nó có ảnh hưởng tới óc thẩm mỹ sau này nên khi thời buổi kinh tế khó khăn, nhờ “tài” viết chữ và cách trình bày  đẹp, tôi có thể kiếm ăn bằng “nghề tay trái” mỗi khi đi làm triển lãm nhân dịp các loại đại hội.

Nguời Việt ta vốn có tính hay cực đoan, tuyệt đối hóa mọi chuyện theo kiểu “Yêu nhau củ ấu thành tròn; Ghét nhau quả bồ hòn thành méo”, hay “Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” nên câu nói này khiến trở thành đề tài tranh luận.

Nhiều khi trong chuyện tình cảm, nguời Việt ta thường thiếu một chút lý trí hướng dẫn nên đã trở thành sai lầm. Nên nhớ rằng, ngay cả những câu tục ngữ đúc kết trí tuệ của nguời xưa về quan sát thời tiết hay dạy cách cư xử, ăn ở trong đời sống, … cũng hầu như chẳng có câu nào tuyệt đối đúng. Hạn chế có khi vì ngắn gọn không thể nói đầy đủ các khía cạnh của cuộc đời; hạn chế vì thời cuộc thay đổi theo thời gian hay không gian, …Cho nên, khi giảng giải tục ngữ, bao giờ cũng phải nói tới ý nghĩa tích cực và tiêu cực, những cách hiểu khác nhau và những hạn chế cần tránh.

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Nguời trong một nước phải thương nhau cùng.

Đều như vậy cả.

“Chữ viết thể hiện nết nguời” nếu hiểu để rèn cho con em có cách viết cẩn thận, ngay ngắn, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, nhìn hình thức thấy sáng sủa, … thì đâu có sai. Nhưng nếu hiểu như thế để rồi ép chúng phải viết sao cho đẹp, đẹp như chữ mẫu thì thật quả đã hiểu nhầm câu nói đó.

Thời đi dạy, tôi luôn luôn có những yêu cầu không giống nhau với vở ghi của học sinh (chỉ nguời đó sử dụng) và bài làm hoặc những giấy tờ dành cho nguời khác đọc. Với vở ghi, tôi khuyến khích họ viết tắt, dùng ký hiệu, ám hiệu để làm sao viết cho nhanh, ghi được nhiều nhất khi nghe giảng trên lớp. Tôi còn khuyên họ nên để “lề” trang vở cho rộng để khi tham khảo các sách vở khác, có thể bổ sung vào vở những điều hay mà thầy không có thời gian, hoặc chưa biết khi giảng trên lớp. Thậm chí, khi cái “lề” rộng đã ghi hết, tôi chỉ cho học cách bổ sung vào những mẩu giấy nhỏ rồi dán vào phần tương ứng trong vở. Trang vở cá nhân học sinh cũng có thể dùng nhiều màu mực khác nhau để đánh dấu, phân biệt tầm quan trọng của các ý, …Cuốn vở ghi trở thành một tài liệu ôn tập quý báu mà chỉ có bản thân chủ nhân của nó biết cách hiểu và sử dụng. Còn với bài làm kiểm tra nộp cho thầy, đơn từ gửi nhà trường, … tôi yêu cầu viết và trình bày đúng chuẩn mực: đúng chính tả, ngữ pháp; chữ viết ngay ngắn, rõ ràng nhất  trong khả năng có thể, không được dùng mực màu đỏ, hoặc hai màu mực khác nhau. 

Giờ Tập viết và Chính tả ở Tiểu học tôi nghĩ mục đích chính là để rèn cho các cháu viết đúng. Tính cẩn thận là một hệ quả kèm theo. Cẩn thận là một đặc tính cần thiết ở con nguời, nhưng cũng đâu phải là phẩm chất duy nhất cần thiết và cũng đâu phải chỉ có một cách rèn thông qua tập viết?

Phong trào “vở sạch chữ đẹp” ở các trường Tiểu học được phát động từ nhiều chục năm nay ban đầu theo tôi biết cũng không yêu cầu học sinh phải viết đúng chữ mẫu chuẩn như bây giờ (cái chữ mẫu chuẩn cũng mới được ban hành  những năm gần đây thôi). Vốn trong chiến tranh, trường lớp “xập xệ” ngoài cánh đồng, điều kiện học tập thiếu thốn, giấy vở cũng không đủ, lại thêm tính trẻ con “nhất quỷ nhì ma”, quần áo còn xộc xệch, mặt mũi còn nhem nhuốc  thì sách vở nhiều khi không biết có nên gọi  tên ấy hay không. Nhờ phong trào này, sách vở của các cháu đã có những tiến bộ rất rõ ràng. Nhưng đáng tiếc sau đó, bệnh hình thức trong nhà trường đã khiến phong trào này trở thành có không ít điều đáng phê phán.

Có lẽ cũng không nên cho rằng trẻ con phương Tây chữ viết nguệch ngoạc như gà bới mà lớn lên, chúng vẫn có thể sáng tạo ra khối thứ hơn nguời Việt Nam ta. “Sáng tạo ra khối thứ hơn nguời Việt Nam ta” là điều nên học hỏi, noi gương; nhưng chữ viết “nguệch ngoạc như gà bới” thì sao chúng ta phải theo? Cũng như thói quen “cưa đứt đục suốt” của họ trong chi tiêu ở nhiều trường hợp ta nên học nhưng có nên như thế với những nguời thân (gia đình hay bè bạn)?

Đúng là lớn lên, các cháu sẽ sử dụng máy vi tính, không mấy khi viết chữ bằng giấy bút như truyền thống. Nhưng cũng không nên quên, viết bằng máy vi tính cũng theo một số chuẩn mực như khi viết bằng giất bút: trước hết cũng phải đúng chính tả và ngữ pháp; các dấu (chấm, phẩy, chấm phẩy, chấm than, …) đều đặt sát với chữ viết trước; có dấu cách trước khi bắt đầu phần, câu sau; chữ đầu đoạn văn viết lùi vào một chút so với các dòng trước đó, …Như thế, nếu được rèn cách viết cẩn thận từ nhỏ, lớn lên, dùng máy tính các cháu cũng sẽ thuận lợi hơn, tránh được những sai sót thông thường.

      Nhân đây xin nói thêm về một điều mà lâu nay không ít nguời đã ngộ nhận. Nguời ta vẫn thường nói “chữ bác sĩ” để chỉ loại chữ viết khó đọc (thậm chí không thể đọc nổi) do nguệch ngoạc, cẩu thả. Thấy chứ viết xấu là nguời ta cười nhạo và bảo rằng “chữ bác sĩ”. Từ khi còn nhỏ, do hoàn cảnh sống, tôi đã bị rất nhiều bệnh tật ngoài những chứng bệnh thông thường như sốt rét, viêm gan, viêm thận, … bệnh nào cũng phải nằm viện nhiều lần và dài ngày để được các thầy thuốc (y sĩ và bác sĩ) chữa trị tận tình. Không lần đi khám bệnh nào không nhận được đơn thuốc, không lần nằm viện nào khi ra viện không nhận được đơn thuốc. Nhưng tất cả những đơn thuốc ấy đều được kê bởi những nguời không chỉ có trình độ chuyên môn cao (bằng chứng là sau khoảng mươi năm, tôi đều khỏi và đến nay sau bốn chục năm vẫn không tái phát) mà còn có thái độ cẩn trọng của những nguời nắm tính mạng bệnh nhân trong tay. Dù đơn thuốc được kê trên những tờ giấy sản xuất thủ công màu xám ở chiến khu Việt Bắc hay những tờ giấy trắng in sẵn tôi đều thấy những hàng chữ viết cẩn thận, rõ ràng, dễ đọc, … không ít các đơn thuốc được viết bằng những hàng chữ đẹp, có thể dùng làm gương cho học trò. Tôi chắc đơn thuốc của các bác sĩ đều thế cả. Nhưng vì sao “chữ bác sĩ” vẫn khó đọc? Khó đọc không phải do cẩu thả, nguệch ngoạc mà do đơn thuốc đều ghi tên thuốc bằng tiếng Pháp, ngay căn bệnh nhiều khi cũng được ghi bằng thứ tiếng xa lạ với nhiều nguời này. Nguời Việt Nam ta trước đây ngay tiếng Việt cũng còn ở trình độ “xóa nạn mù chữ” nên nhìn những đơn thuốc ấy tất thấy rất khó đọc. Khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, Bộ Y tế đã có sáng kiến đào tạo các “bác sĩ xã” (y tá được chọn đi học chuyên tu, sau 18 tháng được cấp bằng bác sĩ, có quyền ghi đơn thuốc làm việc chủ yếu ở tuyến xã). Nhưng vì một số lý do nào đó, các “bác sĩ” trình độ này ngồi khám bệnh, kê đơn ở các bệnh viện tuyến trên. Thế là ra đời những đơn thuốc khó ai có thể đọc được, nó vừa được viết bằng thứ chữ “như gà bới”, tên thuốc lại được ghi bằng cái thứ tiếng “Tây chẳng ra Tây, ta chẳng ra ta”. Ai đọc được những đơn thuốc như thế quả là những nguời “siêu hạng”. May mắn cho đất nước, những sáng kiến ấy đã mau được chấm dứt. Chính vì thế, các bác sĩ chân chính mang tiếng oan.

Tóm lại, nếu các cháu có khiếu hội họa, thích viết chữ đẹp như một môn nghệ thuật thì nên khuyến khích, tạo điều kiện để các cháu phát huy khả năng của mình. Còn nếu không, chỉ cần rèn cho các cháu viết sao cho rõ ràng, ngay ngắn, trình bày sáng sủa, … là được. Đó vừa là viết chữ, đồng thời còn là thái độ tôn trọng nguời khác.

Thời gian để rèn chữ đẹp cho khỏi “kém bạn kém bè”, thi chữ đẹp để ganh đua tranh thứ hạng cao, triển lãm để chứng tỏ thành tích, thiết nghĩ nên dùng để các cháu đọc sách hoặc bồi dưỡng năng khiếu, phát huy những năng lực cá nhân. Như vậy chắc chắn thời gian ấy sẽ có ích hơn nhiều khi bắt con “gò gẫm” viết chữ sao cho đẹp.

4 BÌNH LUẬN

  1. Ông giáo bảo Ông Phạm văn Đồng là “Bất Lực”
    là hoàn toàn SAI.Tháng 3 năm 1976 trong buổi họp tai Đà Năng ông ta bảo Khu V để cho Dịch
    len lỏi vào hàng ngũ Y tế ,Giáo Dục ,Giao Thông (Bác Sĩ ,Giáo Chức ,Kỹ Sư ,KTS chế độ cũ)nên đã chỉ thị cho Công An dưa đi Cải Tao khoảng 4 năm nên nay họ đã đi Mỹ (diện HO)

  2. Xin Ông Giáo cho biết có phải năm 1951 ông TBT Trường Chinh
    bảo phải bỏ lối viêt theo người Tây (chử Viêt Latinh hóa) mà phải trở lải dung chữ Nho Chữ Hán(của cha ông).
    Phải bỏ Bệnh viên của Tây phải dùng thuốc dán của cha ông và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiêng khắp hoàn cầu.
    Không biết ông Trường Chinh có viết lời kêu gọi đó không
    và ông viết bằng chữ Hán hay chữ Quốc Ngữ

  3. Trước năm 75 học sinh 3 nămđầu của bậc Tiểu học đều có giờ tập viết.Chữ viết phải Rõ Ràng không đươc dùng các chữ không có trong bảng chữ cái nhu F J Z W
    Thày Bửu Cân (trường Võ Tánh NhaTrang):”hoc trò đền trường để học cho biết Cach Học “vì ngoai viêc hoc chư còn phải cách học
    Làm Ngươi.Ngoài chuyện học từ Thày còn học tư Bạn ,từ Xã Hội ,
    từ Thiên Nhiên,từ Sách .”Tam nhân đồng hành tất hữu ngả Sư”

  4. Thế hê học sinh thời Thuộc Địa dùng bút Lá Tre ,vở có gach ô ly .Giáo Sinh Sư Pham là thành phần Xuât Săc trong xã hội,
    Xem thư từ , nhật ký. đơn từ cũa quan chức thời thuộc đia thì thây chữ viêt rõ ràng ,đep ,có những lúc họ dùng “BÚT RÔNG”
    để viêt chữ Hoa đep nhu trong sách in.
    Sinh Viên Ykhoa phải ghi lời thày giảng nên viêt THÁU,
    Khi là Bác Sĩ ,lúc khám bện và ghi đơn thươc phải suy nghĩ ,cân nhắc nên không đưoc phép “CẨU THẢ”phải tranh nhầm lẫn

    chỉ co`

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here