Vừa rồi, dư luận “rộn” lên về chuyện các loại giải thưởng, danh hiệu “nhân dân” và “ưu tú” của các nghệ sĩ,  rồi chuyện “kính thưa các loại đại hội”, chuyện giả thật của các giáo sư, tiến sĩ, … tôi lại nhớ lại hai vụ án ở Hà Nội cách đây khoảng vài chục năm, khi nước ta bắt đầu thời kỳ gọi là “đổi mới”.

Hồi ấy, lần đầu tiên sau một thời gian dài, trong hệ thống giáo dục bắt đầu có các trường dân lập,  trung học rồi cả đại học. Những nguời đứng ra ban đầu, dám bỏ vốn đều là nguời có rất nhiều đầu óc tổ chức, óc kinh doanh và một ít tiềm lực kinh tế. Nhưng muốn trường có thể ra đời, lại có sức hấp dẫn để thu hút được nguời học, các “nhà kinh tế” cần phải núp dưới danh nghĩa của những nguời có học có hành, có học hàm học vị này nọ. Tiến sĩ khi ấy còn ít chứ không nhiều như lợn con bây giờ (vì phần lớn chỉ là phó tiến sĩ, còn Tiến sĩ đích thực, giờ gọi là “Tiến sĩ khoa học” thì chẳng khác gì “lá mùa thu”), còn “giáo sư” cũng không nhiều, phần lớn là “sống lâu lên lão làng”, tự phong vì bao nhiêu năm vẫn “một mình một chợ”. Thế là có những giáo sư dù đã về hưu nhưng vẫn được mời tham gia vào đội ngũ lãnh đạo trường. Dĩ nhiên thu nhập của các vị này cao hơn hẳn những nguời chỉ tham gia giảng dạy, vì thế các vị rất “hào hứng”. Đang đói, nay lại có nguời mời, trở thành nguời đứng đầu một trường đại học, vừa có danh, vừa có thực, ai chẳng thích.

Các giáo sư của ta lúc ấy còn ngờ nghệch lắm, chuyện dạy dỗ, chuyện khoa học  thì biết chứ chuyện kinh doanh, chuyện làm thế nào sinh lời nhất là sinh lời bằng cách “tay không bắt giặc” thì chẳng biết gì, hoàn toàn do các “ông chủ” của trường chỉ đạo. Thế là các vị “sa hố” vì đã làm những việc pháp luật không cho phép vì nghe các “ông chủ” mgọt nhạt. Có hai giáo sư bị ra tòa. Tội thì không nhẹ, nhưng những nguời có quyền “cầm cân nẩy mực” lúc ấy dù công tâm nhưng cũng giàu lòng thương nguời, họ hiểu thực ra tội không phải của các vị, chẳng qua là nghe nguời ta “xui” dại  rồi làm bừa, bút sa thì gà chết thôi chứ cái lợi các vị cũng chẳng được bao nhiêu; rồi thấy các vị tuổi cũng đã cao (đều đã nghỉ hưu cả) nên tòa xử cho án treo. Chắc cũng là để nhắc nhở. Nghe chuyện, nhiều nguời vừa thương hại, vừa tiếc rẻ cho các vị. Đang là “thầy”, cả đời được trọng vọng, thế mà nay sắp xuống lỗ rồi, chẳng biết tiền được bao nhiêu, tự nhiên thành bị cáo đứng trước vành móng ngựa. Thật đúng là “mua danh ba vạn bán danh ba đồng”.

Tưởng án treo đã là được ưu ái, ai cũng nghĩ các vị phải biết điều ấy để cho sự việc kết thúc, để cho nguời đời mau chóng quên đi. Nhưng không, các vị chống án. Theo đúng luật pháp, các vị phải ra công đường đứng trước vành móng ngựa, “thưa quý Tòa” một lần nữa. Nhưng tội “lè lè” ra đấy, không thể chối, chẳng lẽ lại trắng án. Sau một hồi tranh luận, Tòa bèn y án. Thế là các giáo sư hai lần thành bị cáo, hai lần “Thưa quý Tòa”.

Cũng thời gian này, công an Hà Nội phát hiện một vụ tổ chức mại dâm. Vì là có tổ chức, mà lại quy mô không nhỏ nên ra Tòa, bị cáo chịu án 19 năm tù giam. Những nguời am hiểu luật pháp đều thấy Tòa xử có phần nặng, chắc để làm gương. Sau đó một thời gian, báo Tiền phong có đăng một bài, giải thích vì sao bị cáo của vụ này dù chịu án nặng mà không chống án. Anh ta trả lời phóng viên đại ý rằng: “Thưa quý Tòa” một lần đã thấy nhục lắm rồi, thà đành chịu bóc lịch 19 năm chứ không thể nhục nhã lần thứ hai nữa.

4 BÌNH LUẬN

  1. Nếu có thể xin Ông giáo cho biết ông giáo sư bị án treo có phải giáo sư thật không? Xin cám ơn ông.

  2. Ông Giao viết vắn tắt quá .
    Thời ấy có vi Giáo Sư con biết nhuc là Xã Hội còn có người biết
    Liêm Sỉ >Ngày nay con co Ai?

  3. ViệtNam “Kinh tế Thị Trường”nên Giáo Dục cũng là thị trương rất BÉO BỞ ,vì thế trường KinhDoanh và Công Nghệ mới mạnh dạn mở trường “ĐẠI HỌC Y DƯỢC “và Bộ GiạoDuc hào phóng cho phep .Thi chỉ có Toán Hóa Sinh ,diêm đầu vào # >< 20 điểm
    Trường Y Đại Học Saigòn dư thi 2 ngàn 2 trăm lấy 2 trăm thêm 2 mươi dư khuyết.Các môn thi:Luận văn(Việt)Toán Lý Hóa ,Van Vât ,Kiến Thức Tổng Quat ,Pháp-Viêt Viêt-Phap
    Anh Viêt-Viêt-Anh ,nhờ thế sau khi tôt nghiêp ,nếu qua Pháp hoặn Mỹ su 1 đền năm có thê thi lấy bằng BS của PhapMỹ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here