Từ sau cách mạng, nhà nước ta tuy luôn tuyên bố tất cả đều bình đẳng, tuyên bố phấn đấu vì một xã hội công bằng dân chủ, nhưng thực tế nước ta hiện nay đang duy trì một chế độ bất bình đẳng vào loại nhất. Khi còn sống đã phân biệt,  đến khi chết, các quan chức vẫn được chôn cất ở những nơi riêng biệt, nghĩa là khi trở về thế giới  bên kia, họ vẫn muốn duy trì cuộc sống ở một đẳng cấp khác chứ quyết không chịu hòa mình với những nguời bình thường. Trước chỉ có bản thân,  giờ sắp thêm cả vợ. Không biết khi nào thì tới lượt con cái, cháu chắt?

 

Trước những năm 70, việc tuyển sinh vào các trường đại học dĩ nhiên đã có chủ trương “ưu tiên cho thành phần công nông” hay “con em công nông” nhưng chắc khi ấy, những nguời có trách nhiệm cũng thấy việc này nhiều phần không hợp lý nên đều không có tuyên bố rõ ràng, chỉ cứ lẳng lặng mà làm. Những nguời thuộc thành phần công nông (cán bộ, bộ đội) sau khi đã thoát nạn mù chữ, được cử đi học 2 năm trong các trường Phổ thông Lao động hoặc Bổ túc công nông. Chỉ cần quãng thời gian ấy, họ được công nhận đã có trình độ tốt nghiệp phổ thông và nghiễm nhiên được vào học trong các trường đại học để nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước. Chính vì thế nên số “có nguồn gốc công nông” này chỉ có thể theo học các bộ môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Triết, … Và đó chính là một phần lời giải cho câu hỏi vì sao các bộ môn này ở nước  ta dù có mang tiếng Viện nọ Viện kia, rồi nay có cả Viện Hàn lâm nhưng ngoài một số các vị được Pháp đào tạo trước đây nay đã khuất núi, phần lớn thuộc loại “ăn theo nói leo”, một mình một chợ, toàn các Giáo sư Tiến sĩ tự phong cho nhau cả. Mang tiếng được đào tạo ở Liên Xô thì chính những  nguời  sau khi du học nước Nga về đã nói vui: Con bò mà qua được biên giới sang Nga cũng sẽ thành Phó tiến sĩ. Tất nhiên, những nguời ấy vẫn phải qua một kỳ thi chung cùng với lớp học sinh các trường phổ thông, thậm chí ngồi chung phòng thi, nhưng khi công bố kết quả, chỉ có danh sách trúng tuyển, thí sinh hoàn toàn không được biết điểm thi của mình. Vào được đại học là “sướng” rồi, ai còn băn khoăn về điểm. Suốt những năm học, kết quả thi từng môn qua mỗi học kỳ cũng là những bí ẩn khó biết.

Trong kỳ thi vào đại học năm 1962, thi ba môn thì có hai môn Văn và Sử tôi ngồi gần với một “ông” cán bộ niền nam tập kết đi thi. Thấy chữ ông ấy nguệch ngoạc, bài nào cũng viết chưa hết trang thứ ba của tờ giấy thi, thế mà vẫn đỗ, sau vào học lại cùng lớp, được cử làm lớp phó phụ trách chuyện “cơm áo gạo tiền”. Suốt ba năm học, chưa bao giờ thấy ông ấy nói được một câu đúng ngữ pháp trong các lần chủ trì họp hành chung. Tất nhiên ông ấy tốt nghiệp và vì là cán bộ đi học, lại miền Nam tập kết nên được đảm nhận ngay một trọng trách ở Bộ.

Từ sau 1975, số cán bộ, nhất là bộ đội đi học nhiều hơn. Không còn nguời chỉ mới thoát nạn mù chữ, nhiều nguời đã hoặc đang theo học chương trình Phổ thông trước khi lên đường cầm súng nên việc thi cử, tuyển chọn đã có phần nghiêm túc. Để ưu tiên cho những đối tượng này, Bộ Giáo dục bắt đầu có chính sách cộng thêm điểm số trong các cuộc chọn lựa. Mặc dù ngay khi mới ra đời, chủ trương này đã bị các vị trí thức có uy tín phản đối, nhưng đáng tiếc, chính những nguời đã dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải lại “thua cuộc”. Chuyện ưu tiên bằng điểm số kéo dài cho tới nay dù hàng năm có thể thay đổi về tiểu tiết.

Theo quy định của Bộ Giáo dục – đào tạo trong Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015, những nguời được hưởng điểm ưu tiên được chia làm hai loại: ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực, trong đó, ưu tiên đối tượng tối đa là 2 điểm và ưu tiên khu vực tối đa là 1,5 điểm. Bộ cũng lưu ý, nguời thuộc diện nhiều đối tượng được ưu tiên trong loại chỉ được hưởng một lần với mức điểm cao nhất.

Như vậy, nguời được ưu tiên có thể được cộng thêm tối đa 3,5 điểm vào điểm các bài thi để tuyển chọn so với các thí sinh khác. Thi tuyển, chỉ cần hơn kém nhau 0,25 điểm là đã có kẻ đỗ nguời trượt, nay được thêm tới 3,5 điểm (nghĩa là 16 lần hơn), ai dám nói đây là một quy định công bằng? Đây là còn không ít các điểm gọi là khuyến khích khiến trong kỳ thi này, một thí sinh ở Tuyên Quang đã được cộng thêm tới 6,5 điểm,

Thế là có cảnh:  đầu vào có trường chỉ có 7 điểm, ngoài 3,5 điểm ưu tiên, cô cậu sinh viên chỉ cần được 3,5 điểm trong 3 môn thi, mỗi môn đạt trên 1 điểm là đã có thể trở thành sinh viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa!

 

Mất rất nhiều tiền bạc và công sức tổ chức một kỳ thi là để tuyển chọn nguời có năng lực nhất trong việc tiếp thu kiến thức ở bậc học cao hơn nhằm đào tạo những nguời có đức có tài mai sau đóng góp cho đất nước, cho xã hội. Điểm của bài thi (tất nhiên nói tới những điểm số trung thực) không chỉ thể hiện năng lực, nó còn thể hiện tố chất của con người. Chấp nhận nguời có điểm ít hơn được lựa chọn, nguời có số điểm cao hơn bị loại không chỉ thể hiện sự bất công mà còn làm hại tới tương lai của đất nước, thậm chí làm hại ngay nguời được lựa chọn. Nguời có điểm thấp hơn khi vào học sẽ có thêm những khó khăn (sự thiếu hụt kiến thức cơ sở là điều khó bù đắp, đó chính là hiện tượng  “ngồi nhầm lớp” ngay ở bậc đại học. Họ chỉ có thể ngày càng kém đi, ngày càng dốt hơn). Quá trình học tập không có sự thanh lọc (vì tất cả đều đã được giải quyết một cách sòng phẳng bằng phong bì) khiến cuối cùng, họ cũng ra trường, tốt nghiệp. Sự kém cỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí ngay cả những phát ngôn như mắc chứng thần kinh hoang tưởng ngoài sức tưởng tượng  của các quan chức nhà nước mọi ngành mọi cấp chúng ta vẫn được nghe  chính là hậu quả của tình trạng này. Họ có bằng cấp nghiêm chỉnh nhưng đầu óc thì rỗng tuếch.

 

  1. Tôi không dám phủ nhận những đóng góp của những “nguời có công” cho đất nước, cho xã hội. (Ở đây, coi như tiêu chí về công lao đang sử dụng hiện hành là chính xác), và hoàn toàn nhất trí việc có sự đãi ngộ thỏa đáng cho những đóng góp đó. Nhưng xin nhà nước hãy đãi ngộ bằng tiền bạc, bằng vật chất một khi chúng ta đã thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo (có thể đãi ngộ một lần hoặc thường xuyên). Như vậy vừa đảm bảo công bằng (vì ai cũng được hưởng, không phải  chỉ có những nguời có con thi đại học), vừa không để lại những di chứng, thậm chí hậu họa cho lớp sau phải xử lý với những nguời có bằng cấp thật nhưng chẳng được cái tích sự gì.

Nhân đây cũng xin nói thêm, việc “đền đáp” với nguời có công bằng các ưu tiên, ưu đãi như hiện nay còn khiến nhiều nền nếp, quy tắc  trong xã hội bị đảo lộn, luật pháp không còn nghiêm minh. Vì sao do có công (chưa biết công trạng ra sao) mà say  rượu, gây tai nạn giao thông làm chết tới 3 nguời, kẻ vi phạm chỉ bị xử án tù treo? Có phải cứ “có công” là có thể muốn làm gì thì làm, bất chấp luật pháp? Vì sao nhờ có công nên loại xe ba bánh do các thương binh điều khiển, sử dụng có thể hoành hành dọc ngang trên khắp các phố phường đông đúc, ngông nghênh chở các loại hàng hóa thuộc loại “siêu trường siêu trọng” rất dễ gây tai nạn bất chấp luật lệ?  Không biết ngoài những nguời đã chịu thương tích thật sự trong chiến đấu, có bao nhiêu thương binh “dởm” đang “ăn theo” để hành nghề, công nhiên vi phạm luật pháp?

Xin đền đáp ngay cho những nguời có công bằng vật chất để cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình họ, giúp họ có điều kiện để tìm nghề nghiệp phù hợp. Sau đó, họ dù là ai, công lao như thế nào, xuất thân từ đâu, … đều bình đẳng trong mọi cuộc tuyển chọn và trước luật pháp.

Ai đủ điểm thì vào học, ai thiếu điểm có thể thi lại vào năm sau hoặc tự lựa chọn theo học một nghề nghiệp phù hợp. Như thế từng cá nhân và  gia đình họ nhanh chóng ổn định, xã hộ, đất nước cũng không phải giải quyết những phức tạp không đáng có.

Sau khi trúng tuyển, nếu thuộc diện được ưu tiên như hiện nay, sẽ được cấp học bổng tùy theo số điểm (ban đầu) hoặc kết quả học tập (những năm sau)  để họ có thêm thời gian, điều kiện học tập, toàn tâm toàn ý vào việc học hành.

 

  1. Quy định cộng thêm điểm cho những nguời là “nguời dân tộc thiểu số hay miền núi cao” (2 điểm) và nguời ở những địa bàn có nhiều khó khăn (1,5 điểm) được giải thích là để đào tạo lao động tại chỗ, với hy vọng sau khi “thành tài” họ sẽ trở lại quê hương góp phần tích cực vào chính sách “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”. Theo tôi được biết, hy vọng này từ lâu đã trở thành gần như “hão huyền” vì những nguời thuộc diện này sau khi tốt nghiệp, nếu quả thật có năng lực, phần lớn đều ở lại các đô thị. Nhờ trình độ thật sự, họ có thể tìm việc làm với thu nhập cao ở nhiều nơi khác nhau. Chấp nhận quay trở lại những nơi “khỉ ho cò gáy” phần lớn là những nguời không thể “đua tranh” bình đẳng ở một môi trường công bằng vì trình độ quá kém. Họ quay về để tận hưởng những ưu đãi khác trong việc tuyển dụng nhân sự vào các cơ quan nhà nước rồi sau đó, tốt ra thì yên phận chờ dịp “đến hẹn lại lên” lương chờ ngày về hưu sống cuộc đời an phận, an toàn. Xấu hơn và cũng phổ biến hơn, sau khi trở thành viên chức nhà nước, họ tìm mọi cách leo cao chui sâu vào bộ máy và trở thành những ông vua miền sơn cước nhờ hối lộ và tham nhũng. Điều đó lý giải vì sao quan chức ở những nơi nghèo đói, khó khăn “chó ăn đá gà ăn sỏi” lại rất giàu và nhờ biết “kết bè kết đảng” đồng hương nên rất ít khi những vụ tham nhũng ở đây bị phanh phui. Dù cách nào, miền núi cũng chẳng được lợi gì mà toàn thấy có hại. Miền núi chỉ có thể tiến kịp miền xuôi ở cái vẻ bên ngoài: những biệt thự nguy nga, ô tô sang trọng, cách sống coi tiền là trên hết, lối ăn chơi thác loạn, … còn cuộc sống của nhân dân miền núi  thì chẳng khác thế kỷ trước là mấy.

Nếu thay cách ưu tiên, ưu đãi đó, bằng việc  nhà nước có chính sách phụ cấp vùng miền thích hợp để thu hút nguời có năng lực từ mọi nơi tới các tỉnh miền núi, những nơi xa xôi, hẻo lánh, chắc chắn sẽ có không ít nguời quê ở miền xuôi sau khi tốt nghiệp sẽ tình nguyện lên miền núi làm việc. Gần hai trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp hiện nay (con số theo Bộ Lao động và Thương binh xã hội vừa qua là 178.000 nguời), chẳng lẽ không đủ để các  địa phương đó lựa chọn? Và cũng như những nguời trong diện ưu tiên vì bản thân hay cha mẹ có công, những học sinh miền núi hoặc nơi khó khăn cũng sẽ được cấp học bổng trong suốt thời gian học tập nếu trúng tuyển một cách bình đẳng với những thí sinh khác.

 

Những bất hợp lý trong ưu tiên, ưu đãi hiện nay cứ tới mỗi mùa tuyển sinh lại được nhắc lại. Tưởng rằng  khi mới ra đời chủ trương này, đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, kinh tế chưa phát triển, chưa đủ sức để  đền đáp cho nguời có công bằng vật chất, để cấp học bổng cho những nguời thuộc diện ưu tiên. Nào ngờ, chiến tranh đã kết thúc 40 năm mà cách tuyển chọn vừa lạc hậu vừa bất công lại tạo nên rất nhiều nguy hại vẫn cứ mặc nhiên tồn tại. Hàng năm, vẫn còn bao nhiêu nguời có năng lực, có trình độ hơn vẫn  bị loại bỏ vì có những nguời “chen ngang” một cách hợp pháp nhờ dựa vào chính sách bất hợp lý nâng đỡ.  Nền giáo dục nước nhà qua gần nửa thế kỷ vẫn trong tình trạng quẩn quanh, kinh tế xã hội của đất nước vẫn không thể thoát khỏi trì trệ và ngày càng tụt hậu

 

Biết cái sai lầm, cái phi lý nhưng vẫn tìm mọi cách để duy trì, thật vô cùng khó hiểu. Chẳng trách nguời ta nói, đất nước ta là một đất nước… không chịu phát triển.

14 BÌNH LUẬN

  1. Thầy viết thật chí lý lắm thay! Tiếc rằng những người lảnh đạo họ không bao giờ nghe đâu.

  2. trươc năm 75 miền Nam HS SV thi không khai lý lịch.Năm 1962 Ngô đình Lệ Thủy (cháu Tổng Thống Diệm)thi DHYK bị rớt.Năm 1963 mời đậu.Mục đích thi tuyển là chọn người tài để phục vụ dất nước.Ông Lý Quang Diệu (Singapore) cung theo gương.

    • Điêm ưu tiên chỉ có ở các nước XHCN.
      Nhật Bản ,Hán Quốc ,Đài Loan,Singapore thi là chọn người đ63 xây dứng đất nước .
      Tri thức là sức mạnh (knowledge is our strength)
      Francis Bacon đã nói.
      Có Tri Thức Nhân Loại đạ tiến từ thời đồ đađế thời đainguyên tử,vi tính ,tự động hóa

  3. Tôi vẫn cho rằng “điểm ưu tiên” trong thi cử là một chính sách không thể thiếu để khuyến khích việc học hành ở những vùng còn khó khăn, những người có gia cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, điểm ưu tiên như hiện nay thì quả là “lạm phát”. Tôi đọc báo, thấy có trường hợp cộng các loại điểm ưu tiên, có thí sinh lên tới 5 – 6 điểm, điểm như vậy thì bằng “chấp” các bạn khác một môn rồi còn gì. Vì vậy tôi nghĩ, có điểm ưu tiên, nhưng cần quy định mức tối đa là không quá 02 điểm, bất luận anh vừa thuộc đối tượng gia đình chính sách, vừa thuộc khu vực ưu tiên…

  4. điểm ưu tiên chưa làm hài long quan chức .Chế độ “CỬ TUYỂN”
    trên thế giời chỉ có ơ CHXHCNVN.
    16 vị trong bộ Chính Tri đều có ba7ng Tiến sĩ ,Chính Trí Cao Cấpkhông biết do Cử Tuyển hay điểm Ưu Tiên đầu vÀO và điểm Ưu Tiên khi nhận Bằng.Ông TBT trình độ ngoại ngữ “Tiếng NGA.
    Tiếng NGA khó học9mẫu tự Hy Lạp mà còn thông thạo (cử nhân) sao không học thêm tiếng ANH ,PHAP DỨC cùng mẫu tự Latinh như tiếng Quốc Ngữ .

  5. Xin Ông Giáo cho biết Trường ĐẠI HỌC nào trên Thế Giới
    đào tạo và cấp Băng TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG.
    Người HƯỚNG DẪN (Patroner)là AI?

  6. Điều kiện vật chất, trình độ giáo viên, đời sống vật chất ở Ba Vì không thể nào so được với các quận nội thành Hà Nội.Bác Giáo, là người từng trải, chắc biết rõ điều đó mà vẫn lên án điểm ưu tiên khu vực thì cẩn thận bị học sinh Ba Vì nó tông xe ngoài đường đấy. Năm nay tôi có con học lớp 12 Yên Hòa. Tôi bảo với cháu, nếu năm tới con chỉ hơn một bạn ở Mù Cang Chải 3 điểm, và bạn ấy lại là con liệt sỹ, thì nếu con trượt mà bạn ấy đỗ thì bố vẫn cho thế là công bằng.

    • Vâng, đấy là ý kiến của bác. Còn tôi đã trình bày ý kiến của mình. Nếu chỉ vì ý kiến khác biệt mà “tông xe” vào nhau thì thật là ….

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here