Một chú bé 8 tuổi chơi ngoài sân. Chú rất thích trò chơi xe hỏa, xếp mấy khúc gỗ sát nhau làm toa xe, chú ngồi trên  khúc gỗ đầu, gọi là đầu tàu.

Chú chơi rất say mê, miệng  không chỉ phát ra những tiếng động “tu tu, xình xịch” như xe hỏa thật, tàu còn có tiếng người báo tên ga sắp tới, người chào hỏi nhau giống như những hành khách đi tàu vậy.

Hôm đó, chú muốn tăng thêm số toa xe để đoàn tàu dài hơn nhưng những khúc gỗ vẫn dùng để chơi đã sử dụng hết. Làm sao bây giờ? Chú bỗng phát hiện có mấy cục sắt để ở góc sân từ lâu. Chú dự định sẽ dùng sợi dây, buộc chúng vào phía  sau, là đã có thêm mấy toa nữa.

Nhưng cả mấy cục sắt cứ dính chặt với nhau như có ma quỷ, không thể nào tách ra được. Chú dùng hết sức tách chúng ra nhưng không thể nào làm nổi.

Chú chăm chú nhìn những cục sắt, rồi gọi bố:

–         Bố ơi, mau xem này, sao mấy cục sắt này chúng cứ dính chặt vào nhau như ma quỷ, không thể tách ra được?

Người cha nhìn thấy thế, cười:

– Con ạ, không có gì là ma quỷ cả, đây là những cục nam châm và đây chính là nguyên lý rất quan trọng của từ cực. Nam châm đều có hai cực, mà cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. Tay con yếu nên không thể tách chúng ra thôi.

– Có thật không bố? Chú bé nghi ngờ hỏi lại.

– Con không tin sao? Con đưa cho bố. Con thấy chưa? Hai cục này hút nhau vì một phía là cực chính, một  phía là cực phụ.

– Thật sao? Chú bé rất hứng thú, lập tức hỏi câu tiếp theo: Cực chính và cực phụ là thế nào? Sao nam châm lại có cực chính  và cực phụ? Tại sao cực chính và cực phụ lại hút nhau?

Người cha nhân dịp đó đã dạy cho con rất nhiều hiếu biết  về địa chất. Nhiều tri thức trong đời sống đã được chú bé học thông qua các trò chơi, cho nên học mà không cần tốn sức.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here