Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc có câu chuyện về một nhân vật khí phách vĩ đại, gọi là Đại Vũ trị thuỷ. Câu chuyện bắt đầu từ thời xa xưa, vào thế kỷ 21 trước công nguyên, khi đó lưu vực sông Hoàng Hàcủa Trung Quốc thường xuyên xảy ra lũ lụt. Nước lũ tràn ngập ruộng vườn, phá hoại nhà

cửa, khiến cho con người phải lưu vong thất tán. Vì thế mọi người ở các tập đoàn đã tập hợp nhau lại tiến hành một cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ với thiên nhiên.

Ban đầu, cuộc đấu tranh này do Cổn là cha của Đại Vũ chỉ huy. Cổn một lòng dốc sức mong cho công việc thành công, nhưng do cách làm không phù hợp, quá chú ý đến việc dùng đất chặn dòng nước, cứ thấy nước lũ tràn về là cho người đến dốc sức đắp đê, cuối cùng càng đắp, nước càng hoành hành nghiêm trọng.

Sau khi Cổn trị thuỷ thất bại, Đại Vũ được cử thay cha đảm đương việc này. Ông cho rằng

muốn khắc phục được dòng nước phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể, tuỳ thuộc vào dòng sông mà tìm đường cho nước chảy. Từ phương hướng trị thuỷ thích hợp, Đại Vũ không quản gian lao trèo núi vượt non đi xem xét thực địa. Ông qua nhà ba lần mà không vào, lãnh đạo mọi người phá núi bạt non,  hai thông dòng chảy, mở rộng đường thoát, qua 12 năm gian khổ, cuối cùng chế ngự được dòng nước “khai cửu châu, thông cửu đạo”, viết nên khúc anh hùng ca của sự nghiệp con người chế ngự thiên nhiên.

Nhưng Đại Vũ trị thuỷ đồng thời cũng mở ra việc thay thế chế độ thiền nhượng bằng chế độ thế tập; từ bỏ chế độ công hữu, bước vào chế độ tư hữu. Từ chế độ thiền nhượng đến “cha truyền ngôi cho con cai trị thiên hạ”

Theo truyền thuyết, sau Hoàng Đế làm thủ lĩnh nổi tiếng còn có Chuyên Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Đây chính là “ngũ đế” trong truyền thuyết.

Thời kỳ Ngu Thuấn còn giữ phong tục của chế độ dân chủ thị tộc. Mọi việc trong thiên hạ, Nghiêu đều phải trưng cầu ý kiến của các thủ lĩnh bốn phương, Thuấn sau đó nối ngôi cũng là do được mọi người bầu, đây chính là cái thời người ta vẫn gọi “Nghiêu Thuấn thiền nhượng”. Trong thời gian Nghiêu nắm quyền, đất đai vùng Trung Nguyên liên tiếp xảy ra lụt lội, nương dâu biến thành biển cả, đồi núi bỗng chốc thành đảo gò. Nghiêu đã cử Cổn là người thuộc bộ lạc Hạ trị thuỷ. Cổn mất 9 năm mà không thành công, sau khi Thuấn nối ngôi liền thay Cổn, lại dùng con của Cổn là Vũ trị thuỷ. Vũ thay đổi cách làm, qua mười năm nỗ lực đã chế ngự được dòng nước.

Vũ vì trị thuỷ có công, được mọi người rất ngưỡng mộ, nên thay Thuấn làm chủ các bộ lạc vùng Trung Nguyên, ban đầu đóng đô ở Dương Thành (nay là huyện Vũ tỉnh Hà Nam), sau dời đô về An ấp (nay là tây bắc huyện Hạ, tỉnh Sơn Tây). Từ xưa, Tam Miêu ở phương Nam vẫn đối địch với phương bắc, sau một thời gian dài chống lại tộc Tam Miêu, Vũ giành được thắng lợi. Danh tiếng của Vũ ngày càng lớn, ông họp đại hội các chư hầu ở Từ Sơn, những người tham gia đều phải nộp ngọc lụa để biểu thị sự thần phục, những người không làm như thế bị coi là bất kính đem giết chết.

Cuối đời, Vũ chọn người kế thừa là Cao Dao (Dao cũng đọc là Đào, Cao Dao là quan tư pháp thời Ngu Thuấn -ND). Không lâu sau Cao Dao chết, lại cử một người khác là Bá Ich. Theo truyền thuyết thì Bá Ích là người đã phát minh ra đào giếng. Nhưng sau khi Vũ chết, con của Vũ là Khải dựa vào thế lực của gia tộc giành lấy địa vị tối cao, xây dựng quốc gia đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – triều Hạ. Chế độ thị tộc coi tất cả là của chung kết thúc, mở ra chế độ tư hữu với đặc điểm “tiểu khang chi thế” (Thời Tiểu Khang là thời ngược với thời đại đồng, bắt đầu thời của chế độ phong kiến, có ranh giới quốc gia, theo các nhà nho thì đây

là một xã hội thấp cấp hơn thời đại đồng về mặt l‎ tưởng, Tiểu khang còn có nghĩa là thời tương đối no ấm, tương đối bình yên, quân dân tương đắc. – ND)

Chế độ thế tập ngôi vua

Sau khi triều Hạ kiến lập, Khải ngày càng ham mê ca múa, thanh sắc, cuộc sống dâm dật. Những việc làm của Khải khiến cho các bộ lạc xung quanh vô cùng ngạc nhiên, bộ lạc Hộ Thị cư trú ở vùng nay là Thiểm Tây đem quân chống lại, cuối cùng do lực lượng quá chênh lệch, Khải bị diệt vong. Sau khi Khải chết, năm con của Khải tranh quyền, triều Hạ mới kiến lập đã gặp nguy cơ. Một bộ lạc ở hạ du sông Hoàng Hà thừa cơ chiếm được An ấp. Thái Khang, Trọng Khang là con của Khải phải lưu vong rồi lần lượt chết. Con của Trọng Khang chạy đến vùng nay là Bộc Dương, nương nhờ Châm Quán Thị và Châm Thị là người trong họ.

Hậu Nghệ hợm hĩnh cho là thiện xạ tự làm hại mình, chỉ ham mê săn bắn, bỏ bê việc triều chính, rất nhanh chóng bị một người thân tín là Hàn Trác sát hại. Hàn Trác giết con của Trọng Khang. Vợ của Trọng Khang lúc này đang mang thai từ Tường Động chạy về nhà mẹ là Hữu Nhưng Thị, sinh được Thiếu Khang. Hàn Trác cho người đi bắt Thiếu Khang, Thiếu Khang chạy đến nhờ Hữu Ngu Thị mới có chỗ nương thân. Sau này, Thiếu Khang cùng với một số quý tộc triều Hạ và một số người trong họ liên kết lại, trải qua gian khổ lật đổ được chính quyền của Hàn Trác, khôi phục lại vương triều Hạ, đây chính là thời kỳ mà lịch sử gọi là Thiếu Khang trung hưng. Từ Vũ truyền ngôi cho con đến Thiếu Khang trung hưng, trước sau đã trải qua khoảng một trăm năm, chế độ thế tập cuối cùng đã thaythế cho chế độ thiền nhượng. Từ nay mở đầu chế độ thống trị vương quyền của tập quyền chuyên chế kéo dài hàng nghìn năm trong lịch sử Trung Quốc.

Kinh tế của xã hội triều Hạ lấy nông nghiệp làm chính. Người Hạ trên cao nguyên hoàng thổ đất đai tơi xốp, dùng cày gỗ và xẻng đá để khai khẩn, họ đã biết cách dẫn nước đồng thời cũng biết cách đào giếng. Nông nghiệp đã phát triển, lương thực có dư thừa. Người Hạ còn chế định ra lịch canh tác nông nghiệp. Có thừa lương thực, họ đã biết nấu rượu, nghề nấu rượu dưới triều Hạ rất phát đạt, xuất hiện nhiều công cụ nấu rượu. Người Hạ uống rượu như đã thành phong tục, tầng lớp thống trị lại càng rượu chè vô độ.

Dưới triều Hạ đã xuất hiện nghề đúc đồng đen, các đồ dùng bằng đồng đen, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Cách Hà Nam hai dặm đã phát hiện những cung điện dưới triều Hạ quy mô rất to lớn, có thể thấy nền văn hiến cuối triều Hạ qua những công trình của vua Kiệt, nhiều công trình xây dựng đồ sộ. Vua Kiệt tập hợp nhiều con gái đẹp trong thiên hạ, cuộc sống hoang dâm vô độ. Khoảng cách giữa tầng lớp giàu và nghèo vô cùng lớn, chỉ từ việc xem xét cách chôn cất các nô lệ có thể thấy chế độ nô lệ dưới triều Hạ đã xuất hiện. Đến nay chưa tìm thấy văn tự của triều Hạ, nhưng căn cứ vào giáp cốt văn dưới triều Thương đã tương đối hoàn thiện và văn hiến cổ đại trong những câu văn được dẫn trong “Hạ thư” có thể đoán biết triều Hạ đã có văn tự. Hơn hai mươi loại đồ gốm được phát hiện trong di chỉ có khắc các ký hiệu cũng chứng tỏ điều đó. Sự thống trị của các ông vua triều Hạ ngày càng hủ bại, dâm dật, đen tối khiến cho các chư hầu liên tiếp chống lại. Cuối cùng, tộc Thương, một thế lực từ phương đông đã làm triều Hạ diệt vong. 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here