Ở ta hiện nay, giáo dục và y tế là hai ngành vô cùng thiết thân với mọi gia đình, cả hai người dân đều rất cần, nhưng sự phát triển thì có vẻ như đang trái chiều.
Này nhé!
Giáo dục thì phát triển vượt bậc từ cấp Mầm non tới Đại học và trên đại học. Trường học mở ra khắp nơi tới mức rất nhiều trường dù thiếu thốn đủ mọi thứ, kể cả người dạy (thầy) và người học (học sinh, sinh viên). Mặc dù đã ra sức “vơ bèo gạt tép” nhưng ngoài các trường công đã nổi tiếng, nhiều trường đang trong cảnh thiếu người học trầm trọng. Sau khi học xong PTCS, học sinh dù trình độ ra sao, thậm chí chỉ cần biết đọc biết viết (thành thạo hay chưa thì không dám chắc!) vẫn có thể ngồi ở lớp 10 và 3 năm sau đó, sẽ nhận tấm bằng tốt nghiệp lớp 12, và khả năng vào đại học không phải hiếm. Không ít trường để tuyển được học sinh đã dùng đủ mọi chiêu trò phản cảm nhằm thu hút đám lêu lổng chỉ cần tìm nơi tụ bạ ăn chơi. Đại học thì đã rõ. Để có đủ sinh viên, nhiều trường trong đó có các trường Sư phạm vừa rồi đã lâm vào thảm cảnh, phải nhận học sinh chỉ có 9 điểm 3 môn. Và chỉ 3 năm nữa thôi, những cô cậu sinh viên bất đắc dĩ này sẽ trở thành các thầy, các cô đàng hoàng bước lên bục giảng. Con cháu nhân dân sẽ tiếp tục được đào tạo theo kiểu đọc chép và văn mẫu, ngoài giờ học chính khóa, vắt chân lên cổ mà đi học thêm, và đến ngày lễ tết chắc không dám quên “biết ơn” thầy cô. Thế là “tít mù nó lại vòng quanh”. Mọi thứ cải cách chúng quy chỉ để tiêu tiền còn nhân dân thì cứ dài cổ ra mà chờ đợi đổi mới. Tóm lại là trong ngành giáo dục, chỉ thiếu người học chứ hoàn toàn không thiếu trường. Học trò nào bị trường này đuổi học vì hư hỏng, lêu lổng đã có trường khác giang rộng vòng tay nhận ngay để tỏ tấm lòng nhân đức. Sinh viên dù vào trường với số điểm thấp nhất thì khi ra trường vẫn có tỷ lệ khá giỏi có thể tới 90%.
Ngược lại, ngành y tế thì luôn luôn trong cảnh thiếu bệnh viện. Sau khi phấn đấu để chấm dứt tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép, chỉ mấy năm sau, đúng là không còn cảnh hai bệnh nhân nữa mà đã tiến tới 3, thậm chí 4 bệnh nhân trên một giường bệnh. Dù thế vẫn chưa đủ chỗ. Để chào đón bà Bộ trưởng tới thăm, nhiều bệnh nhân đã phải lồm cồm từ trong gầm giường chui ra (Không biết khi không có bà Bộ trưởng thăm thì thế nào?).
Nhìn bên ngoài, thấy sự trái chiều, một bên thừa trường, một bên thiếu bệnh viện. Nhưng thực ra, cả hai đều cùng phát triển dưới sự lãnh đạo thống nhất. Ngành giáo dục cần có trường để thu hút người học. Trường thì sẵn, vào học nhưng thật ra đâu cần học, cứ có tiền là lên lớp, là tốt nghiệp. Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng thế. Cái thói háo danh, lừa đảo chưa bao giờ được dung dưỡng và khuyến khích như bây giờ. Chỉ cần thu hút thôi, còn một khi đã nhập học, hàng tháng nộp tiền học đầy đủ thì có học hay không cũng chẳng ai cần biết. Thậm chí học xong, cầm bằng tốt nghiệp mà không xin được việc làm (vì trình độ kém quá) thì cũng chỉ biết than trời!”. Xưa đã có câu “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” là thế. Chỉ khác một điều, câu ấy xưa chỉ lối sống của loại thầy bất nhân, bị những người tử tế tìm cách lánh xa. Còn nay, đó là phương châm chỉ đạo của cả một ngành!
Nhưng ngành y tế thì khác. Sức khỏe con người là quý giá nhất. Ai cũng sợ chết nên chỉ có vẻ, có dấu hiệu bị bệnh là người ta đã tìm mọi cách lao tới các bệnh viện, mặc dù biết trăm nghìn khổ ải khi bước chân tới gặp các “lương y kiêm từ mẫu”. Cho nên càng thiếu giường bệnh càng tốt. Có thiếu mới phải ra sức cạnh tranh, có cần mới tích cực phong bì, phong bao. Cứ đọc tâm sự của người nhà có bệnh nhân ung thư thì đủ biết. Lẽ ra, với số tiền ngân sách dù còn hạn hẹp, xây dựng ở xa thành phố, số giường bệnh chắc sẽ nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người bệnh (chưa nói tới nhiều cái lợi khác). Nhưng, thế là tự mình làm bớt đi nguồn thu. Cho nên biết bao bệnh viện vẫn ra sức cơi nới trong cái thành phố chật hẹp, luôn luôn tắc đường, kẹt xe, chỉ còn cách bệnh viện mấy trăm mét mà bệnh nhân không thể đưa cấp cứu kịp thời. Cái lợi duy nhất mà họ theo đuổi là cán bộ nhân viên đi làm gần. Và hệ quả tiếp theo là bệnh nhân càng chen chúc, càng nằm ghép thì càng … quý! Bệnh tình nguy cấp nhưng lại được chữa bằng thuốc giả. Thuốc giả thì sao khỏi bệnh, cho nên số bệnh nhân ngày cảng nhiều lên. Cũng lại “sống chết mặc bay…”
Cho nên, dù có phát triển trái chiều, hai ngành giáo dục và y tế vẫn hướng tới một mục tiêu, kiếm tiền, thật nhiều tiền.
Còn hậu quả cũng chỉ có một, đó là sự cơ cực đủ mọi kiểu mọi cách của dân.
Mới thấy, sự lãnh đạo quả rất tài tình và sáng suốt!
Sự trở lại của cái tồi tệ chăng?
Hào khí ngất trời khi ta ‘Nghiêng đồng đổ nước ra sông “….” Bắt sỏi đá phải thành sắn gạo” …..
Ta đã phá đi chế độ xấu xa phong kiến,thực dân ngự trị hàng trăm hàng ngàn năm…..
những tưởng sẽ có nhiều cái tốt ngàn vạn lần hơn?
Theo tôi, hoán đổi cái ghế ngồi của 2 bộ trưởng giáo dục và y tế là xong.
Từ năm 1945 đến nay chỉ có Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn là Bộ Trưởng Giáo Dục có TÀI có TẦM NHÌN, Chương Trình Giáo Duc của Ông giúp Giao Duc Miền Nam ngang tâm Thê Giới.
Hoc sinh Miền Nam đỗ Tú Tài II co thê đi du hoc cac nươc ÂU MỸ..
Về Y TẾ trong 20 năm Miền Nam đã xây Đai Hoc Y Khoa ,Nha Khoa ,Dươc Khoa SaiGon Đai Hoc Y Khoa HUÊ .Đai Hoc Y Khoa Cần Thơ Đai Học Y Khoa Minh Đức.
Cac Bệnh Viễn Chợ Rẫy BV Bình Dân ,BV Đô Thành (SaiGon)BV Gia Đinh,BV Han Viêt (Chợ Quán),BV Nhi Đồng.BV VÌ DÂN (nay là BV Thồng Nhất)Cac BV TƯ co BV GRALL ,BV Sung Chinh(nay la TTChan Thương Chỉnh Hình BV Triều Châu(nay la BV An Bình) BV Quang Đông (nay là BV Nguyễn Tri Phương)
Từ năm 1975 đên nay TH HCM xây thêm đươc MÂY BV?
BV Pươc Kiền (nay là BV Nguyễn Trải
Hehe, đọc tiêu đề lại nhớ đến tác phẩm sống chết mặc bay thời còn đi học .