Quân giải phóng nhân dân tiến công như vũ bão, Tống Mỹ Linh phải cầu viện nước Mỹ. Tổng thống Harry T’ruman trả lời bà ta:  Nước Mỹ không thể ủng hộ. Bị Mỹ từ chối, Bạch Sùng Hỷ, Trình Tiềm yêu cầu Tưởng Giới Thạch khôi phục lại cuộc đàm phán với đảng cộng sản Trung Quốc. Trong hoàn cảnh ấy, ngày Nguyên đán năm 1949, Tưởng Giới Thạch lên tiếng cầu hòa, muốn giữ lại Hiến pháp, vai trò Tổng thống và quân đội Quốc dân đảng làm tiền đề cho cuộc đàm phán với đảng cộng sản Trung Quốc.

Cầu hòa chỉ là giả dối, thực ra âm mưu của Tưởng Giới Thạch mượn cớ giảng hòa để tranh thủ thời gian, ở Giang Nam sẽ tăng cường huấn luyện quân mới để giành lại đất đai đã bị mất. Đảng cộng sản Trung Quốc và chủ tịch Mao Trạch Đông trong tình thế nước sôi lửa bỏng trong phát biểu ngày 5 tháng 1 năm 1949 và ngày 14 tháng 1 năm 1949 đã bóc trần âm mưu của Tưởng Giới Thạch, đồng thời đưa ra tám điều kiện làm cơ sở trước khi bước vào đàm phán.

Tám điều kiện ấy là: một là, trừng trị tội phạm chiến tranh; hai là, hủy bỏ Hiến pháp; ba là, hủy bỏ Tổng thống; bốn là, dựa vào nguyên tắc dân chủ, thay đổi tất cả quân đội phản động; năm là, bác bỏ tư bản quan liêu; sáu là, có chế độ cải cách ruộng đất; bảy là hủy bỏ các điều ước bán nước; tám là tổ chức hội nghị Hiệp thương không có sự tham gia của các lực lượng phản động, thành lập chính phủ liên hợp, tiếp thu quyền lực của chính phủ Quốc dân đảng phản động và chính quyền các cấp. Tưởng Giới Thạch thấy âm mưu đã bị bóc trần bèn giao cho Thang Ân Bá làm Tổng tư lệnh Kinh Lô, bố trí phòng tuyến Trường Giang, lại giao cho Trần Thành làm Chủ tịch chính phủ Đài Loan, Tưởng Kinh Quốc làm ủy viên trưởng Quốc dân đảng Đài Loan, chuẩn bị tháo chạy.

Đồng thời, Tưởng Giới Thạch ra lệnh chuyển hết tiền bạc, châu báu và các vật quý tới Đài Loan. Các cơ quan Quốc dân đảng các cấp cũng đua nhau đưa của cải ra khỏi đại lục. Chỉ trong mấy tháng, bao nhiêu hàng hóa, sản vật đã từ Thượng Hải được chuyển xuống phía nam rồi dời đất liền.

Ngày 21 tháng 1 năm 1949, Tưởng Giới Thạch tuyên bố “dẫn thoái” (từ nhiệm), giao cho Lý Tông Nhân nắm chức vị. Lần cuối cùng ông ta tới Trung Sơn lăng nói lời cuối cùng trước khi dời ghế; trên đường bay tới Hàng Châu, trở lại thăm quê hương. Trong lòng, rõ ràng Tưởng Giới Thạch đã thấy khó lay chuyển được đại cục, nhưng vẫn chưa chịu dời bỏ mục đích, vẫn muốn sử dụng vai trò của mình thao túng Quốc dân đảng.

Lý Tông Nhân trong cương vị Tổng thống, muốn tiền nhưng không có tiền, muốn quyền nhưng không có quyền, bọn Thang Ân Bá, Tống Hy Liêm không nghe lệnh của ông ta. Ngày 1 tháng 2, Viện trưởng Hành chính viện Tôn Khoa đưa các cơ quan chính phủ về Quảng Châu, chỉ còn Lý Tông Nhân trơ trọi ở Nam Kinh, trở thành cô quả.

Đến ngày 27 tháng 1, Lý Tông Nhân điện báo cho Mao Trạch Đông tỏ ý muốn đàm phán trên cơ sở 8 điều kiện đảng cộng sản Trung Quốc đã đưa ra. Sau khi được đảng cộng sản Trung Quốc đồng ý, ngày 24 tháng 3 cử Trương Trị Trung làm Trưởng đoàn đàm phán. Nhưng Lý Tông Nhân vẫn làm chủ cuộc hòa đàm. Trước khi đoàn đại biểu tới Bắc Bình, Trương Trị Trung xin chỉ thị của Tưởng Giới Thạch, Tưởng đưa ra kế sách “hoạch giang nhi trị” (lấy con sông chia hai). Ý đồ của Tưởng Giới Thạch là tranh thủ thời gian xả hơi để chuẩn bị phát động cuộc nội chiến mới. Do cái chiêu bài đó, cuộc hòa đàm không thể thành công.

Ngày 1 tháng 4, đoàn đại biểu Quốc dân đảng thành viên gồm Trương Trị Trung, Thiệu Lực Tử, Trương Sĩ Chiêu tới Bắc Bình cùng với đoàn đại biểu của đảng cộng sản Trung Quốc có Chu Ân Lai, Lâm Bá Cứ, Lâm Bưu, Diệp Kiếm Anh khai mạc cuộc đàm phán. Trong cuộc đàm phán này, phía đảng cộng sản Trung Quốc  đã có một số nhượng bộ, như những tội phạm chiến tranh có thể lấy công chuộc tội, cho phép bớt một số tội danh, hoãn bàn tới việc quân đội, …nhưng kiên trì với việc quân giải phóng sẽ vượt sông Trường Giang. Ngày 15 tháng 4, đoàn đại biểu đảng cộng sản Trung Quốc đề xuất lần cuối cùng văn bản “Hiệp định quốc nội hòa bình” và yêu cầu tới ngày 20 tháng 4 là thời hạn cuối cùng phải ký kết. Đọc qua bản Hiệp định, Tưởng Giới Thạch cự tuyệt ký. Cuộc hòa đàm tan vỡ, sự thất bại này của cuộc đàm phán đã được tiên liệu. Ngày 21 tháng 4 chủ tịch Quân ủy trung ương Mao Trạch Đông và  Tổng tư lệnh Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Chu Đức ban bố “Lệnh tiến quân”  cho toàn quốc. Từ trước đó, quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc được sự ủng hộ của nhân dân hai bên bờ Trường Giang đã tập hợp được một số lớn thuyền gỗ, công tác chuẩn bị đã được hoàn thành trên bờ bắc. Từ tối ngày 20, Dã chiến quân thứ 2 và thứ 3 bắt đầu vượt sông.

Phái phản động vốn đã kiểm soát một vùng rộng lớn mặt sông đã bố trí cả thủy, lục, không quân phòng ngự, quyết không để quân giải phóng dễ dàng lọt  qua. Họ không nghĩ bờ bên kia có hàng vạn con thuyền đậu san sát. Thuyền nào cũng có người chèo lái và các chiến sĩ đã sẵn sàng vượt qua pháo đạn. Ở bờ bắc hỏa lực của quân giải phóng cũng rất mạnh, áp đảo được hỏa lực của đối phương. Đang khi nước sôi lửa bỏng, nội bộ quân Quốc dân đảng có “tạo phản”. Đúng là thế trận như núi sập.

Ngày 20 và 21 tháng 4, sau khi quân Giải phóng tiến hành vượt sông, xâm nhập vào khu vực Trường Giang, hai bên Trung – Anh nảy sinh xung đột. Thuyền chiến của Anh nổ súng làm hơn 200 chiến sĩ quân Giải phóng thương vong. Quân Giải phóng giáng trả khiến chiến thuyền Anh phải rút lui.

Lãnh tụ đảng Bảo thủ Anh gửi thư phản đối, thậm chí còn đe dọa đưa hàng không mẫu hạm tới báo thù. Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ: Chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc  do nhân dân Trung Quốc bảo vệ, tuyệt đối không một chính phủ nước ngoài nào có quyền xâm phạm. Lời tuyên bố ấy biểu thị nhân dân Trung Quốc không sợ bị uy hiếp, thể hiện lập trường kiên quyết phản đối sự can thiệp của phe đế quốc chủ nghĩa khiến các nước thấy được tinh thần của nhân dân Trung Quốc, để họ hiểu rằng thời kỳ dùng pháo hạm đe dọa, tha hồ hành động ngang ngược trên lãnh thổ Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể trở lại nữa.

Quân Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm được bờ nam, kẻ địch phải tháo chạy. Ngày 23 tháng 4, quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc giải phóng Nam Kinh, cờ đỏ được cắm trên Phủ Tổng thống, tuyên cáo sự thống trị của Quốc dân đảng trong suốt 22 năm đã cáo chung. Ngày 14 tháng 5, Dã chiến quân thứ 4 từ một nơi cách Vũ Hán hơn 100 km về phía đông cũng đã vượt Trường Giang tiến về giải phóng Vũ Hán vào ngày 17.

Ngày 12 tháng 5 Quân giải phóng nhân dân bắt đầu tiến công Thượng Hải. Đến ngày 27, Thượng Hải hoàn toàn giải phóng. Trừ Thương Ân Bá cùng 5 vạn tàn quân tháo chạy, hơn 15 vạn quân Quốc dân đảng bị tiêu diệt.

Sau khi giải phóng Thượng Hải, quân Giải phóng đã thực hành kỷ luật nghiêm minh để lại ấn tượng sâu sắc cho cư dân ở đây. Ban đêm họ ngủ trên đường phố không vào nhà dân tỏ rõ thái độ văn minh khiến người dân cảm phục.

Thượng Hải,  thành phố lớn nhất Trung Quốc đã về tay nhân dân.

4 BÌNH LUẬN

  1. Dường như ông giáo làng này chỉ nói chuyện tàu, dịch chuyện tàu, thuộc toàn chuyện tàu!? Vậy ông giáo ở làng dạy con cháu chuyện làng ta hay làng tàu hả? ông được gọi hay ông tự xưng là giáo?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here