Trung tướng A Bộ Quy Tú là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn số 2 quân Nhật ở Trung Quốc, người được giao nhiệm vụ chiến lược giữ Trương Gia khẩu. Trong giới quân sự, ông ta được vinh dự được mang hiệu “danh tướng chi hoa”, là người nổi tiếng tài năng trong việc vận dụng “tân chiến thuật” và “chuyên gia sơn địa chiến”.

Tháng 11 năm 1939, A Bộ Quy Tú tiến về phía đông tới thành Lai Nguyên, xâm nhập vào vùng vách đá Nhạn Túc do Tướng Trung Quốc Dương Thành Vũ chiếm giữ. Dương Thành Vũ đã sớm có sự chuẩn bị , trên núi Hoàng Thổ, ông đã cho bố trí trận địa mai phục, sẵn sàng đón A Bộ Quy Tú tới.

Ngày 6 tháng 11, A Bộ Quy Tú tiến quân vào vùng núi Hoàng Thổ. Dương Thành Vũ dùng điện báo tin cho các đơn vị thuộc quyền chuẩn bị, đồng thời báo cáo cho Nhiếp Vinh Trăn, sau đó, cho người dùng kính viễn vọng tăng cường quan sát tình hình địch. Lúc này, A Bộ Quy Tú đã tiến vào vùng núi Hoàng Thổ, những toán lính cuối cùng cũng đã qua sông Tào phía dưới chân núi. Đột nhiên, quân Nhật dừng lại, dưới sự chỉ huy của A Bộ, toán quân đi đầu đã vào thôn Giáo Trường, toán giữa đã triển khai quân ở đỉnh Bình Đài, có vẻ như chúng phân tán lực lượng không tiến công.

Trước mắt, thấy quân địch đã hạ trại có vẻ như bày sẵn trận địa phục kích, Dương Thành Vũ phán đoán như vậy. Lúc này, quân Trung Quốc có 5 đoàn, hơn nghìn quân, trận địa phục kích cũng đã bày sẵn chờ suốt đêm. Tên đã lắp, không thể không bắn, trận đã bày, không thể không đánh. Trong lòng Dương Thành Vũ rất bồn chồn.

Ông quyết định không thay đổi kế hoạch phục kích, lệnh cho các đơn vị đóng quân qua đêm, tuyệt đối không được làm quân địch hoảng sợ. Đêm ấy, tình hình không có gì biến động.

Thực ra, A Bộ Quy Tú đêm ấy không ngủ, hắn dự cảm quân của Dương Thành Vũ đã ở rất gần. Để có thể chiến đấu ban đêm, A Bộ cố gắng quan sát địa hình xung quanh núi Hoàng Thổ, định giương bẫy để quân Trung Quốc  mắc vào. Nhưng quân Trung Quốc không hề mắc bẫy, cứ để cho hắn trông đợi suốt đêm.

Ngày 7 tháng 11, mặt trời vừa lên cao, A Bộ Quy Tú ra lệnh cho quân lính thu dọn trang bị, bắt đầu tiến quân. Bao mưu kế đã định không thể chờ đợi Dương Thành Vũ mãi được  nhưng hắn không thể không lo lắng.

Dương Thành Vũ thấy quân Nhật đã hành quân, lệnh cho các đơn vị chuẩn bị chiến đấu. 12 giờ trưa, quân Nhật bắt đầu qua các thôn làng quanh núi Hoàng Thổ. Rồi toàn bộ đã rơi vào trận địa phục kích. Dương Thành Vũ hạ lệnh tiến công. Chỉ trong chốc lát, khắp các khe núi Hoàng Thổ vang lên tiếng súng, khói súng mù mịt, cuộc chiến đấu chống lại A Bộ Quy Tú cuối cùng cũng đã bắt đầu.

Quân Nhật đột nhiên bị tấn công, hoàn toàn không có sự chuẩn bị  nên trong phút chốc thương vong tới quá nửa, khắp nơi chỉ nghe thấy tiếng gào thét, kêu gọi thất thanh bỏ chạy tán loạn, ẩn nấp hai bên đường. Tuy tinh thần quân lính bạc nhược, nhưng do vũ khí tốt, hỏa lực mạnh nên

quân Trung Quốc cũng gặp không ít khó khăn. Chúng có các xe cơ giới làm nơi trú ẩn nên sau đó thương vong giảm đi đáng kể, sức đề kháng ngày càng mạnh. Chẳng mấy chốc, cuộc sống chiến đấu rơi vào trạng thái giằng co. A Bộ Quy Tú lập tức ra lệnh cho 9 khẩu sơn pháo oanh kích vào quân Trung Quốc, đồng thời sử dụng các loại súng khác dồn dập tiến công. Do chiếm ưu thế về hỏa lực, chẳng mấy chốc quân Nhật đã chiếm thế thượng phong. Chúng âm mưu đánh chiếm các địa thế có lợi.

Dương Thành Vũ cũng ra lệnh đưa các khẩu pháo vào chiến đấu. 40 khẩu pháo nhất loạt nổ đồng loạt vào trận địa quân Nhật, khiến chúng chạy tán loạn như châu chấu ngoài cánh đồng mà không hiểu cơ sự ra sao. Đạn pháo của Trung Quốc liên tục bắn vào trận địa quân Nhật, trong khi đạn dược của chúng cạn dần. Một xe ô tô chở đạn trúng pháo nổ tung. Tiếng pháo của quân Nhật im bặt, chỉ còn nghe tiếng của các loại súng nhỏ.

Thấy trời đã rạng sáng, Dương Thành Vũ ra lệnh cho các đơn vị nhất loạt tấn công. Tiếng hô xung phong, tiếng thét “Giết!” vang động khắp nơi. Sức mạnh quân Trung Quốc như gió thu cuốn lá rụng, tiếng la hét vang vọng khiến quân Nhật vô cùng hoảng hốt. A Bộ Quy Tú khi ấy chỉ còn hơn trăm quân chạy vào một trại trẻ mồ côi ở thôn Giáo Trường vừa dùng ống nhòm quan sát vừa ngoan cố cầm cự. Trong hoàn cảnh ấy, đoàn trưởng Trần Chính Tương đã phát hiện ra chúng qua ống nhòm. Ông ra lệnh cho pháo binh bắn cấp tập vào nơi quân Nhật đã cố thủ. Không lâu sau, tiếng súng của quân Nhật câm bặt, A Bộ Quy Tú cũng chết trong đám lính. Rất may mắn, nhân dân và các trẻ mồ côi trong thôn không có ai thương vong.

Chiến dịch núi Hoàng Thổ kết thúc. A Bộ Quy Tú bị tử thương. Bành Chân đã viết một bài thơ ca ngợi Dương Thành Vũ trong trận đánh này, trong đó có câu: Danh tướng chi hoa đã rụng ở núi Thái Hành, có phải chăng Bát lộ quân “du nhi bất kích”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here