Sau khi biến pháp Mậu Ngọ thất bại, một số nguời Trung Quốc hiểu biết đã nhận ra triều đình nhà Thanh không còn cách nào để cứu vãn đất nước khỏi họa diệt vong, không thể trông đợi triều đình nhà Thanh có những thay đổi triệt để về chính trị. Từ đó, Tôn Trung Sơn bắt đầu tổ chức một chính đảng của giai cấp tư sản, tiến hành những hoạt động lật đổ triều đình nhà Thanh.

Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ở huyện Hương Sơn tỉnh Quảng Đông. Ông thường thấy nguời Tây dương ức hiếp dân chúng, những quan phủ thấy cảnh tượng đó, không những không can thiệp mà còn thông đồng, rồi không cho phép nguời Trung Quốc phản kháng. Cho nên ông đặc biệt hào hứng khi nghe tin Thái Bình Thiên Quốc có Dương thương đội (1), ông hy vọng nguời Trung Quốc  có thể hành động dũng cảm giống như thế để chống lại bọn quỷ Tây dương.

Khi đó, nguời dân Trung Quốc chịu hai tầng bóc lột của Tây dương  và tầng lớp địa chủ, cuộc sống của dân chúng vô cùng khốn khổ, nhu cầu tối thiểu không đủ khiến nguời nào cũng chỉ còn da bọc xương. Lại thêm nạn nghiện thuốc phiện, nhất là trong gia đình có nguời nghiện nặng, mặt họ vàng bủng, thân hình yếu ớt, khi nào cũng sợ gió, cho nên nguời Tây dương thường gọi họ là “Đông Á bệnh phu”. Mỗi lần nghe thấy cái tên ấy, Tôn Trung Sơn vừa tức vừa hận, lòng nghĩ: Nếu có thể khiến những nguời này từ bỏ được thuốc phiện, nguời Trung Quốc sẽ cường tráng lên nhiều lần.

Vì thế, Tôn Trung Sơn có chí hướng học y khoa. Năm 12 tuổi, ông đã ra nước ngoài học tập, sau đó lại tới học tập ở Thư viện Tây y Hương Cảng. Vì từ nhỏ đã xác định học ngành y để cứu quốc, nên ông đã ra sức khổ học. Năm năm sau, ông đã đỗ đầu trong số những nguời tốt nghiệp, nhận học vị bác sĩ y khoa.

Học xong, Tôn Trung Sơn ở Hương Cảng, Áo Môn bắt tay vào sự nghiệp cứu vãn sức khỏe cho nguời Trung Quốc. Nhờ y thuật cao minh, ông đã chữa được cho nhiều nguời nghèo khổ khỏi tật bệnh miễn phí hoặc cấp thuốc miễn phí cho họ. Vì thế, nguời ta dựa vào cái tên Dật Tiên của ông mà gọi ông là “Y Tiên”. Ở Quảng Đông, ảnh hưởng của ông rất  rộng, chính điều đó đã giúp ông rất nhiều trong những hoạt động cách mạng sau này.

Trong quá trình làm thầy thuốc, ông thường thấy bọn tham quan ô lại triều Thanh câu kết với Tây dương khiến nhiều nguời dân tan cửa nát nhà. Trong số tham quan ô lại đó, có một số kẻ có trọng bệnh đã được Tôn Trung Sơn chạy chữa, với những kẻ này, ông vô cùng căm giận. Vì thế năm 1894 ông dâng thư lên Lý Hồng Chương, yêu cầu trừng trị bọn tham quan ô lại. Nhưng Lý Hồng Chương làm sao nghe một kẻ vô danh tiểu tốt như Tôn Trung Sơn lúc bấy giờ?

Đến lúc này, Tôn Trung Sơn bắt đầu nhận ra rằng,  dù nguời Trung Quốc thân thể có khỏe mạnh đến đâu nhưng vẫn chưa đủ. Muốn nguời Trung Quốc thật sự cứu nước, muốn họ có cuộc sống hạnh phúc, tất phải lật đổ ách thống trị của triều đình nhà Thanh, diệt trừ bọn tham quan ô lại, đó chính là phải làm cách mạng.

Từ đó, Tôn Trung Sơn bắt đầu tiến hành những hoạt động cách mạng, không lâu sau, tại  Đàn Hương Sơn (một hòn đảo nhỏ trên Thái Bình Dương), ông sáng lập Hưng Trung hội (2). Mùa thu năm sau, Hưng Trung hội chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa Quảng Châu, nhưng do có nội gián, cuộc khởi nghĩa chưa tiến hành đã bị triều đình nhà Thanh chặn đứng. Triều đình hạ lệnh truy nã Tôn Trung Sơn. Lần này, ông phải dời xa Tổ quốc để trốn tránh bị triều đình bắt bớ, ra nước ngoài tiến hành các hoạt động cách mạng.

Qua gần một năm khó khăn, Tôn Trung Sơn tới Nhật Bản, tới Mỹ rồi tới Luân-đôn thủ đô nước Anh. Ở đây, ông đã tới thăm bác sĩ Khang Đức Lê, nguời thầy của mình.

Bác sĩ Khang Đức Lê vốn là giáo sư dược lý kiêm Giáo vụ trưởng của Thư viện Tây y Hương Cảng, Tôn Trung Sơn là nguời học trò yêu quý mến nhất của ông. Vì tuổi tác đã cao, Khang Đức Lê từ mấy năm gần đây đã trở về nhà, một căn biệt thự nhỏ ở ngoại ô Luân-đôn sống những ngày cuối đời. Trước đây, hai nguời thường có thư từ qua lại thường xuyên. Qua những bức thư của Tôn Trung Sơn, Khang Đức Lê đã biết nguời học trò cũ đã từ bỏ nghiệp y để xây dựng một đảng cách mạng là Hưng Trung hội. Giờ gặp nhau ở Luân-đôn, Khang Đức Lê sao không khỏi vui mừng, quân hệ thầy trò giữa họ càng thắm thiết. Vì thế, cách nhà của nguời thầy không xa, Tôn Trung Sơn đã tìm một nơi ở cho mình.

Sau một thời gian ổn định, Tôn Trung Sơn bắt tay vào thực hiện kế hoạch đã vạch sẵn: hàng ngày vào buổi sáng, ông tới thư viện lớn nhất của nước Anh đọc sách; buổi chiều, ông đi thăm, khảo sát các nơi, còn buổi tối, ông ngồi viết. Những  lúc rỗi rài, ông cùng Khang Đức Lê thảo luận nhiều vấn đề hay trò chuyện tâm tình. Cuộc sống cứ thế qua mau hơn một tháng.

Một hôm,  trên con đường nhỏ trở về sau khi tới thăm một xí nghiệp ở ngoại ô Luân-đôn, Tôn Trung Sơn bỗng phát hiện một nguời đi theo sau mình. Khi ông rảo bước, anh ta cũng bước nhanh theo, khi ông đi chậm rãi, anh ta cũng chậm theo. Khi thấy Tôn Trung Sơn quay lại chú ý quan sát, nguời ấy cũng quay đi như để giấu mặt, ông thấy đây đúng là một nguời Trung Quốc. Khi Tôn Trung Sơn đột nhiên quay lại một lần nữa, nguời ấy sững lại, cười khi ông hỏi thử:

  • Tiên sinh là nguời Nhật Bản?
  • Không, là nguời Trung Quốc. Nghe nguời ấy nói giọng Quảng Đông, ông vồn vã nói:
  • A, chúng ta là đồng hương. Ông bước thêm một bước lại phía anh ta, hỏi:
  • Tiên sinh họ gì, tới Anh quốc có việc gì?

Tôn Trung Sơn thấy mặt nguời ấy gầy, hai con mắt lấm lét quan sát nhất cử nhất động của ông, có cảm giác như anh ta không muốn đối mặt:

  • Tôi họ Lâm, tới Anh quốc buôn bán.

Anh ta  trả lời bâng quơ rồi quay nguời bỏ đi. Khi  đã không còn thấy nguời mặt gầy kia nữa, bỗng có hai nguời cao lớn tới trước mặt ông rồi đẩy ông tới trước một chiếc xe ngựa.

“Việc này là sao đây?” Ông tự hỏi.  Vốn sau khởi nghĩa Quảng Châu, triều đình nhà Thanh coi ông là một tên phản loạn, họ cử nguời đi khắp nơi ở trong nước tìm bắt Tôn Trung Sơn, vừa yêu cầu sứ quán của nhà Thanh ở các nước Á, Mỹ, Âu châu hết sức chú ý tìm cách bắt ông. Được tin Tôn Trung Sơn đã tới Anh quốc, triều đình nhà Thanh đã cử trinh thám tới phối hợp với sứ quán ở Anh quốc. Công sứ Cung Chiêu Viện lập tức cử một nhân viên sứ quán là Đặng Kiên Khanh (tức nguời mặt gầy) cùng hai nguời nữa đi tìm Tôn Trung Sơn rồi chờ có cơ hội thích hợp tiến hành bắt ông. Cung Chiêu Viện còn thuê sẵn một chiếc tàu thủy của công ty vận tải Anh, trên thuyền đóng sẵn một cái hòm gỗ, chuẩn bị để sau khi bắt được Tôn Trung Sơn, đưa ông nhốt trong hòm gỗ rồi đưa về nước.

Tôn Trung Sơn bị giam giữ trong một căn phòng nhỏ trên tầng 3 trong sứ quán. Để đề phòng ông bỏ trốn, họ đã bịt kín các cửa sổ bằng những tấm sắt, cửa ra vào có hai nguời cao lớn trấn giữ. Dù có cách nào, âm mưu bỏ trốn của ông cũng không thể thành công.

  • Chẳng lẽ tới đây là hết sao? Tôn Trung Sơn uất hận vì mình đã không có cách nào trốn thoát. Ông nhủ thầm: Không thể, nhất định ta phải có cách thoát khỏi nơi đây.

Một hôm, có một nguời Anh đi qua căn phòng nhỏ, tay anh ta xách một thùng cơm lớn tới phát cho nguời bị giam giữ. Quan sát kỹ nguời ấy, Tôn Trung Sơn phát hiện anh ta là nguời dễ gần. Ông muốn lợi dụng anh ta gửi một bức thư cho bác sĩ Khang Đức Lê để ông tìm cách cứu mình.

  • Bọn cướp đã bắt cóc tôi. Anh có thể giúp tôi chuyển một bức thư không?

 Nguời ấy gật gật đầu. Sau khi đưa cơm và thức ăn cho ông, anh ta giơ tay chỉ hộp cơm vừa đưa rồi quay nguời đi. Tôn Trung Sơn hiểu ý của anh ta, ông chỉ ăn có một phần cơm sau đó, giấu bức thư viết cho Khang Đức Lê vào dưới phần cơm còn để lại.

Lát sau, nguời ấy quay lại nhận cơm và thức ăn thừa. Tôn Trung Sơn nhìn anh ta, gật gật đầu, nói nhỏ:

  • Nhờ ông tìm nguời có địa chỉ ghi trong thư, kể lại chuyện này với ông ta.

Sau khi biết tin Tôn Trung Sơn bị bắt, vợ chồng Khang Đức Lê rất sốt ruột, họ chạy tới khắp nơi tìm cách cứu ông. Họ tới sứ quán của triều đình nhà Thanh, yêu cầu Cung Chiêu Viện thả nguời, nhưng tất cả những nguời ở sứ quán đều nói không biết Tôn Trung Sơn là ai. Điều này khiến Khang Đức Lê vô cùng tức giận, ông tìm đến tờ báo “Địa cầu” nhờ đăng tin “Triều đình nhà Thanh vô sỉ bắt cóc lãnh tụ cách mạng”. Tin này khiến cả thành phố Luân-đôn chú ý, nhiều nguời Anh đồng tình với những nguời Trung Quốc tụ tập trước sứ quán triều đình nhà Thanh, yêu cầu thả Tôn Trung Sơn, thậm chí có nguời còn đưa ra khẩu hiệu “phá hủy sứ quán”. Đồng thời, chính phủ Anh cũng gia tăng áp lực với sứ quán Thanh.

Do sự phản đối của quần chúng, Cung Chiêu Viện không còn cách nào khác đành phải thả Tôn Trung Sơn.

Sau khi được thả, Tôn Trung Sơn tiếp tục hoạt động cách mạng. Việc sứ quán triều đình nhà Thanh giam cầm ông 12 ngày không những  không làm tổn hại đến ông mà còn khiến tên tuổi ông được dư luận ở Anh chú ý, triều đình nhà Thanh càng không còn dám có ý định bắt Tôn Trung Sơn nữa.

Sau đó, Tôn Trung Sơn còn ở Luân-đôn hơn hai năm, học tập nhiều tri thức cách mạng. Rồi ông về Nhật Bản và ở đó, ông cùng với một số lãnh tụ cách mạng khác tổ chức Đồng Minh hội vào năm 1905 (4). Dưới sự lãnh đạo của Đồng Minh hội cuộc vận động cách mạng ở Trung Quốc đã có những bước phát triển  vượt bậc.

 

Chú thích:

  • Dương thương đội: lực lượng vũ trang do nguời ngoại quốc xây dựng cuối triều Thanh, nhiệm vụ chủ  yếu là phối hợp với quân của triều đình nhà Thanh đàn áp các cuộc không những của nhân dân Trung Quốc.
  • Hưng Trung hội: đoàn thể cách mạng của giai cấp tư sản đầu tiên ở Trung Quốc, thành lập ngày 24 tháng 11 năm 1894.
  • Cung Chiêu Viện: nguời Hợp Phì, An Huy. Năm 1893, làm làm đại thần, đi sứ ở Pháp, Anh, Ý, Bỉ.
  • Đồng Minh hội: chính đảng cách mạng của giai cấp tư sản wor Trung Quốc, thành lập ở Đông Kinh ngày 20 tháng 8 năm 1905 do Tôn Trung Sơn đứng đầu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here