Sau khi Hoàn Đế giết ngoại thích Lương Ích, bọn  năm hoạn quan của Đan Chiêu có công trong việc này, đều được phong hầu, lịch sử gọi là “ngũ hầu chuyên chính”. Từ đó, lại xuất hiện tình trạng hoạn quan chuyên quyền.

Khi hoạn quan chuyên quyền, họ muốn làm gì thì làm, so với ngoại thích còn tệ hơn. Họ khống chế Hoàng đế trong tay mình, đưa người thân thuộc của họ thay vào các chức vụ quan trọng của quan lại ở trung ương và địa phương. Tiền trong quốc khố, họ đem tiêu sài tùy ý, tiền lương, tiền thuế của triều đình Đông Hán đều rơi vào túi họ. Thành quả lao động của dân chúng đều bị họ vét sạch, khiến cho cả nước xuất hiện tình trạng “tam không”: điền dã không, triều đình không và thương khố không.

Sự thống trị đen tối của tập đoàn hoạn quan gặp sự phản đối không những của đông đảo nhân dân lao động mà còn của thái học sinh xuất thân từ địa chủ nhỏ. Từ sau khi hoạn quan chuyên quyền, việc làm quan không còn cần đến học vấn, chỉ cần có “cửa”, biết nịnh nọt là được.. Như vậy, con em của trung tiểu địa chủ đọc sách trong nhà Thái học không còn đường ra, nên họ đều căm tức bọn hoạn quan, trong nhà Thái học bắt đầu có cuộc đấu tranh chống hoạn quan. Họ thường ở nhà Thái học công khai vạch trần và công kích các tội ác của hoạn quan, kêu gọi mọi người đoàn kết lại đánh đổ hoạn quan.

Những người giàu sang quyền quý của ngoại thích thấy Thái học sinh là đại biểu của trung tiểu địa chủ phản đối hoạn quan, rất vui mừng. Họ vội vàng phối hợp hành động, khuyeechs trương thanh thế cuộc đấu tranh chống hoạn quan. Hà Nam doãn Lý Ưng, Thái úy Trần Phồn xuất thân gia đình giàu sang quyền quý cùng với lãnh tụ Thái học sinh Quách Thái, Giản Bưu kết thành bạn bè, họ cùng rêu rao, cùng ca ngợi, dần hình thành một đảng phái chống hoạn quan. Trong nhà Thái học lưu hành một câu ca “Thiên hạ khải mô Lý Nguyên Lễ(Lý Ưng),  Bất úy cường ngự Trần Trọng Cử (Trần Phồn)” (ý muốn kêu gọi Thái học sinh lấy Lý Ưng, Trần Phồn làm gương, học tập họ).

Tập đoàn hoạn quan thấy bọn giàu sang quyền quý liên kết với  các Thái học sinh thành đảng, đã tìm cơ hội để đánh lại người trong đảng, trước sau đã hai lần tiến hành các hành động bạo lực để giam cầm họ.

Năm Diên Hi thứ 9 Hán Hoàn Đế (năm 166), một hoạn quan tên là Trương Thành câu kết với một thầy bói mê tín, thầy bói dự báo Hoàng đế sắp tiến hành đại xá,  đã xui con mình giết người. Không ngờ vụ án giết người này lại rơi vào tay của Hà Nam doãn Lý Ưng. Lý Ưng biết Trương Thành có câu kết với hoạn quan, ông tuyệt đối không khoan nhượng, bắt con Trương Thành. Sau khi công bố tội trạng, lập tức chém đầu thị chúng. Trương Thành thấy con bị giết, rất oán hận Lý Ưng, được hoạn quan xui giục, viết một bức thư vu cáo dâng Hoàng đế, thư viết: “Bọn Lý Ưng ở nhà Thái  học kết giao với đám Thái học sinh, tổ chức đảng bí mật, phỉ báng triều đình, bại hoại phong tục, nghi có mưu phản.” Đọc bức thư vu cáo, Hoàn Đế cũng không điều tra gì lập tức hạ lệnh bắt hơn hai trăm người bọn đồng đảng với Lý Ưng giam vào ngục. Một số đảng nhân nghe tin bỏ chạy đi các nơi, Hoàn Đế lại cho người đi khắp nơi truy tìm, trao thưởng truy bắt. Thái úy Trần Phồn thay mặt Lý Ưng dâng thư biện hộ, xin Hoàng đế đình chỉ việc bắt người, cũng bị miễn chức.

Bọn Lý Ưng tuy bị bắt, cuộc đấu tranh vẫn chưa kết thúc, khi thẩm duyệt lại vụ án này, Lý Ưng sục sôi khí thế, tố cáo những tội ác của tập đoàn hoạn quan, khiến cho tập đoàn hoạn quan rơi vào hoàn cảnh bị động. Lúc đó cha của Đậu Hoàng hậu là Đậu Vũ đứng bên cạnh bọn Lý Ưng, ông ta muốn lợi dụng người trong đảng công kích bọn hoạn quan để thu lại đại quyền triều chính vào tay mình. Sau khi Thái học sinh Cổ Bưu biết được thái độ chính trị của Đậu Vũ, không sợ khả năng có thể bị bắt, hóa trang, trong đêm trở về Lạc Dương đi gặp Đậu Vũ xin ông ta trước mặt Hoàn Đế khiếu nại cho bọn Lý Ưng. ĐậuVũ đáp ứng thỉnh cầu của Cổ Bưu, ông ta cùng với Thượng thư  Hoắc Tư liên danh dâng thư lên Hoàn Đế, xin tha cho bọn Lý Ưng, Hoàn Đế một mặt nào đó cảm thấy nhạc phụ của mình nói có lý, mặt khác lại không dám đắc tội với hoạn quan, đành dùng cách dung hòa. Vua hạ lệnh  tha cho hơn hai trăm người  bọn Lý Ưng, nhưng họ phải về quê, cấm cố chung thân, suốt đời không được làm quan. Đây chính là họa đảng cố lần thứ nhất.

Bọn Lý Ưng tuy bị giam lỏng, cấm cố, nhưng do việc chống lại hoạn quan mà nổi tiếng, được phần lớn xã hội ủng hộ. Đậu Vũ, nhạc phụ của Hoàn Đế cũng kiếm chác được về chính trị, được tiếng là chính trực, được sự ủng hộ của đảng chống hoạn quan và quảng đại quần chúng. Thái học sinh đại biểu cho trung tiểu địa chủ và ngoại thích đại biểu cho  tầng lớp thế gia hào tộc trong cuộc đấu tranh chống hoạn quan chuyên quyền đã liên kết thành một khối, làm cho thanh thế cuộc đấu tranh chống hoạn quan càng mở rộng. Năm sau họa đảng cố lần thứ nhất, Hán Hoàn Đế chết. Vua không có con trai. Sau khi cùng bàn bạc, Đậu Hoàng hậu và Đậu Vũ đón  cháu của Hoàn Đế là Lưu Hoằng 12 tuổi về, lập làm vua, đó là Hán Linh Đế.  Đậu Vũ được phong làm đại tướng quân, Trần Phồn được phong làm Thái Phó, hai người cùng nắm triều chính. Đậu Vũ, Trần Phốn nắm quyền lập tức hạ lệnh miễn trừ lệnh cấm cố với đảng chống hoạn quan, mời Lý Ưng và những người  cầm đầu ra làm quan, lại ngầm lập mưu diệt trừ hoạn quan.

Bọn Lý Ưng trở về kinh thành làm quan, tập đoàn hoạn quan thấy cái chết của mình đã điểm, cũng lập tức nhanh chóng  hoạt động chống lại. Họ biết Đậu Vũ, Lý Ưng, Trần Phồn đang có âm mưu giết hoạn quan, đã ra tay trước. Bọn hoạn quan Tào Tiết, Vương Phủ ép vua hạ lệnh bắt Đậu Vũ. Đậu Vũ không khuất phục, lợi dụng chức quyền của đại tướng quân, phát động Bắc quân giữ kinh thành nổi dậy chống hoạn quan; Hoạn quan chỉ huy quân Hổ Bôn và quân Vũ Lâm chống lại. Một trận chiến tranh giành quyền lực đã bắt đầu.

Đậu Vũ danh nghĩa là đại tướng quân, nhưng làm việc thiếu quyết đoán, không đủ kiên quyết. Bọn Lý Ưng, Trần Phồn đều là thư sinh, về cơ bản không biết đánh trận. Kết thúc cuộc chiến đấu, quân Hổ bôn và quân Vũ lâm đánh bại Bắc quân, Đậu Vũ bị bao vây sau tự sát, Trần Phồn bị hoạn quan giết chết.

Sau khi tập đoàn hoạn quan giành được thắng lợi. Hầu Lãm cầm đầu hoạn quan sai  Chu Tính dâng thư tố cáo Trương Kiệm, nói ông ta cùng với 24 người đồng quận kết dảng mưu phản. Linh Đế hạ lệnh bắt Trương Kiệm. Trương Kiệm trốn khỏi kinh thành, ra khỏi cổng thành cũng không biết chạy đi đâu, dựa vào sự tiếp đãi và bao che của dân chúng, cuối cùng chạy ra khỏi biên giới. Hoạn quan Tào Tiết lại thừa cơ tấu với Linh Đế xin bắt hơn một trăm người bọn Lý Ưng, đem giam vào nhà lao, sau mấy ngày ngầm giết hại. Tập đoàn hoạn quan còn giết hại người trong đảng ở các nơi, sau mấy ngày, số người bị giết, bị bắt, bị lưu đày lên đến 6, 7 trăm. Sau đó lại giam giữ toàn bộ hơn một nghìn Thái học sinh. Hễ ai kêu oan cho đảng nhân cũng đều bị giết, bị bắt, Tất cả đảng nhân và học sinh, cha con, anh em, hễ đang làm quan đều bị miễn chức, đuổi về quê, cấm cố chung thân, vĩnh viễn không được làm quan. Đây chính là họa đảng cố lần thứ hai.

Hai lần “họa đảng cô” đều là cuộc đấu tranh giành quyền lực của nội bộ giai cấp thống trị thời Đông Hán. Hoạn quan kiêu ngạo, tàn bạo, làm đủ điều ác độc, cuộc đấu tranh chống hoạn quan của Thái học sinh lúc đó có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Sau khi cuộc đấu tranh của họ bị hoạn quan đánh bại, chính quyền Đông Hán một lần nữa bị tập đoàn hoạn quan khống chế, chính trị ngày càng thối nát.

 

Chú thích:

(1)                          Thái học sinh: sinh viên đọc sách ở nhà Thái học. Thái học là trường học cao nhất từ thời Tây Hán. Hán Vũ Đế theo kiến nghị của Đổng Trọng Thư đẻ truyền thụ kinh điển Nho gia, đào tạo nhân tài ra làm quan. Thơi Đông Hán tiếp tục.

(2)                          Hà Nam doãn: đặt năm Kiến Vũ thứ 15 Đông Hán (năm 39) trưởng quan kinh đô Lạc Dương thuộc quận Hà Nam, coi việc ở kinh đô  (326).

(3)                          Trương Kiệm: Người Cao Bình, Sơn Dương (tây bắc Vi Sơn, Sơn Đông nay)     (326), từng vạch tội ác của hoạn quan, được tôn là một trong “bát cập”, bị bức hại. Thời Hán Hiến Đế từng làm đến Vệ úy. Năm 198, bị bệnh chết.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here