Lưu Bang, người làng Phong, huyện Bái (huyện Phong, Giang Tô ngày nay), nên sau khi nổi dậy xưng là Bái công.
Truyền thuyết kể mẹ của ông khi nghỉ bên hồ lớn, mơ thấy thần linh, rồi có thai, sinh ra ông. Khi sinh, cha của ông thậm chí thấy có con rồng phủ trên người mẹ ông. Từ đó, tương truyền Lưu Bang “Long chuẩn như long nhan” (1), phong độ khác thường. Lưu Bang thích làm việc thiện, khoan dung đại lượng, ưa chuộng nhân nghĩa, lúc bấy giờ rất được lòng mọi người.
Nhưng Lưu Bang không thích công việc nhà nông, cha của ông mang sản nghiệp giao cho người anh thứ hai quản lý. Khi Lưu Bang lớn lên, đến phủ quan xin một chức quan, làm Đình trưởng Từ Thủy, tuy chỉ là một chức quan nhỏ, nhưng cũng từ đó kết giao được với nhiều người.
Lưu Bang được cử đưa một số dân phu đi làm lao dịch ở Hàm Dương, ngẫu nhiên một lần thấy cảnh Tần Thủy Hoàng tuần du, đội ngũ hoành tráng, cảnh tượng uy nghiêm, khiến ông vô cùng hâm mộ, trầm trồ:
– Trời ơi! Đại trượng phu thế mới xứng!
Một lần, Lưu Bang đưa dân phu đến Ly Sơn. Trên đường đi, dân phu lần lượt bỏ trốn, Lưu Bang tính tới Ly Sơn, số người này sẽ chẳng còn ai. Một đêm, ông cho dân phu ăn cơm no, uống rượu say, rồi nói với mọi người:
– Các người dứt khoát sẽ bỏ trốn hết! Ta cũng chuẩn bị bỏ trốn đây!
Nói rồi, thả hết dân phu đi. Có hơn chục tráng đinh thấy Lưu Bang trượng nghĩa như thế, không muốn dời ông, muốn cùng ông bỏ trốn, tìm đường đi.
Họ đi trong đêm tối vào một khu đầm lầy. Đi mãi, đi mãi, người dò đường đi trước bỗng quay lại, hớt ha hớt hải:
– Không được rồi! không được rồi! Trước mặt có một con rắn trắng!
Lưu Bang mượn hơi rượu, nói:
– Tráng sĩ đi đường còn sợ gì rắn!
Ông rút bảo kiếm, lấy thêm can đảm, tiến lên phía trước, chặt con rắn làm hai khúc.
Về sau thấy người ta nói có một bà cụ khóc rắn trắng con của bà ta (Bạch Đế tử) bị Xích Đế tử (Lưu Bang) giết chết, mọi người vô cùng khâm phục Lưu Bang, thấy ông ta là người phi thường. Lại có lời truyền miệng: Tần Thủy Hoàng thấy có đám mây ngũ sắc của thiên tử ở hướng đông nam (hướng quê của Lưu Bang), vô cùng khiếp sợ. Từ đó ở huyện Bái, rất nhiều người dựa vào Lưu Bang. Không lâu sau, Lưu Bang đã hình thành được một thế lực nhất định.
Sau khi Trần Thắng phát động khởi nghĩa, thiên hạ hưởng ứng, dân chúng khắp nơi đều giết trưởng quan ở địa phương, tiếp ứng quân khởi nghĩa của Trần Thắng. Huyện lệnh huyện Bái vô cùng lo sợ, định đầu hàng Trần Thắng. Lúc đó quan hình ngục của huyện là Tiêu Hà và Tào Sâm xui huyện lệnh khởi binh, chiêu mộ người ngựa cử Phàn Khoái liên lạc với Lưu Bang. Khi Lưu Bang mang thủ hạ đến, huyện lệnh hối hận, lo Lưu Bang làm binh biến, đóng cửa thành, định giết chết bọn Lưu Hà và Tào Sâm. Bọn Tiêu, Tào lập tức liên kết với Lưu Bang; Lưu Bang bố cáo với dân chúng huyện Bái:
– Thiên hạ bị hại vì sự thống trị của triều Tần đã lâu, các người vì huyện lệnh giữ thành, bây giờ thiên hạ nô nức nổi dậy, huyện Bái sớm muộn cũng bị đánh phá, chém giết. Lúc ấy, mọi người trước hết phải giết huyện lệnh, lập một người đứng đầu để hưởng ứng Trần Thắng khởi nghĩa mới có thể bảo vệ được già trẻ các người. Nếu không làm như thế, các người sẽ chết không còn một ai!
Dân chúng trong thành nghe hiệu lệnh của Lưu Bang , giết huyện lệnh, mở cửa đón ông vào thành. Dân chúng lập tức cử Lưu Bang làm huyện lệnh. Lưu Bang không nhận, chối từ ba lần. Tiêu Hà, Tào Sâm ra sức tiến cử. Lưu Bang cuối cùng được lập làm Bái công (tức Chúa công của huyện Bái). Sau đó, ông làm lễ tế Viêm Đế và Xuy Vưu, dựng cờ khởi binh, hưởng ứng trào lưu khởi nghĩa của thiên hạ. Bọn Tiêu Hà, Tào Sâm, Phàn Khoái ra sức giúp Lưu Bang chiêu tập người ngựa, mở rộng thanh thế quân khởi nghĩa. Họ rất nhanh chóng hạ Hồ Lăng (đông nam Ngư Đài, Sơn Đông ngày nay) và Phương Dư (bắc Nghi Đài, Sơn Đông), đội ngũ không ngừng lớn mạnh. Về sau, đất Phong Ấp trở thành căn cứ địa chống triều Tần tàn bạo, dần phát triển thành lực lượng chống Tần quan trọng nhất.
Về sau, Lưu Bang gia nhập đội quân của Hạng Lương và Hạng Vũ, chiến đấu khắp nơi, không ngừng lớn mạnh, tạo thành lực lượng quân sự quan trọng nhất trong chiến tranh cuối đời Tần.
Chú thích:
(1) long nhan sau được gọi thay cho Hoàng đế.
(2) Thời Tần, cáp hành chính từ cao đến thấp có quận, huyện, hương, đình, lý. Đình là tổ chức hành chính dưới hương, đứng đàu đình gọi là đình trưởng, là viên quan địa phương.
(3) Lao dịch: quốc gia cổ đại cưỡng bức người bình dân rất nhiều lao dịch làm mọi việc, có lực dịch, quân dịch và tạp dịch. Trong “Lễ ký” vương chế có ghi những quy định lao dịch từ đời Chu.
[…] LƯU BANG KHỞI BINH CHỐNG TẦN (Ông giáo […]
[…] LƯU BANG KHỞI BINH CHỐNG TẦN (Ông giáo […]
thiên hạ ca ngợi Lưu Bang, ông ta mượn tay đàn bà để giết hết cái công thần như : Hàn Tín,ông ta cũng là kẻ tiểu nhân như Tào Tháo mà thôi